Thực trạng huy động vốn của Eximbank Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHTM CP XNK chi nhánh Hà Nội (Trang 44 - 54)

2.2.2.1. Về qui mô nguồn vốn huy động

Từ nguồn vốn ban đầu 14 tỷ đồng do Hội sở Trung ơng cấp làm vốn điều lệ, qua hơn 10 năm hoạt động Eximbank Hà Nội đã mở rộng công tác huy động tiền gửi từ các đối tợng khác nhau để đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh của chhi nhánh. Với lãi suất linh hoạt đạng hoá các hình thức huy động vốn năm 2004 Eximbank Hà Nội đã đạt đợc tốc độ tăng trởng nguồn vốn khá cao. Kết quả này đợc biểu hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Quy mô nguồn vốn huy động qua các năm.

Đơn vị: tỷ đồng.

Năm Tổng vốn huy động Mức chênh lệch

Tuyệt đối Tơng đối

2002 663,71 116,81 21,36%

2003 963,54 299,83 31,12%

2004 985,83 22,29 2,26%

( Nguồn số liệu: phòng Kế toán của Eximbank-HN)

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy qui mô nguồn vốn tăng trởng đều qua các năm. Nếu nh năm 2002 tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt đợc 663,71 tỷ đồng thì năm 2003 tổng nguồn vốn huy động là 963,54 tỷ đồng( tăng 31,12% so với năm 2002). Bớc sang năm 2004 tuy nguồn vốn huy động của Eximbank Hà Nội không có bớc đột phá mạnh nh năm 2003 nhng vẫn tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng có giảm xuống. Kết thúc năm tài chính 2004, tổng nguồn vốn huy động đạt đợc là 985,83 tỷ đồng tăng 2,26% so với năm 2003. Nguyên nhân là do chỉ số giá tiêu dùng đã ảnh hởng trực tiếp đến tình hình huy động vốn của Eximbank. Trong năm có những tháng nh 2, 6, 7 và 8 năm 2004 tình hình huy động vốn chựng lại rõ nét nhng Eximbank vẫn ổn định và duy trì đợc tốc độ tăng trởng. Điều đó chứng tỏ mặc dù phải chịu sức ép mạnh mẽ của cạnh tranh của các TCTD khác trên địa bàn nhng việc tăng trởng vốn của Eximbank Hà Nội vẫn đạt hiệu quả, giúp ngân hàng chủ động về vốn.

a- Huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm

Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm là nghiệp vụ truyền thống của các NHTM Việt Nam và nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng. Trong ba năm vừa qua, Eximbank Hà Nội đã đa ra nhiều biện pháp tích cực để huy động tối đa nguồn tiền gửi này, cụ thể là: đổi mới tác phong làm việc, hớng dẫn nhiệt tình đối với khách hàng gửi tiền lần đầu, cải tiến thủ tục giấy tờ, rút ngắn thời gian giao dịch từ những biện pháp trên Eximbank Hà… Nội đã tạo ra một hình ảnh hoàn toàn mới trớc khách hàng. Đó là lý do mà trong những năm gần đây số lợng vốn huy động qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm của

Eximbank Hà Nội luôn tăng. Chúng ta sẽ thấy rõ tốc độ tăng của nguồn vốn này qua bảng dới đây:

Bảng 2.8: Cơ cấu kỳ hạn vốn tiền gửi tiết kiệm

Đơn vị: Tỷ đồng

chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Tiền gửi tiết kiệm 351,44 636,83 641,99

- Tiền gửi không kỳ hạn 1,98 5,32 6,54

- Tiền gửi có kỳ hạn 349,46 631,51 635,45

+ Kỳ hạn 1-3 tháng 30,45 45,38 32,55

+ Kỳ hạn 6- 9 tháng 73,25 109,39 112,35

+ Kỳ hạn > 12 tháng 239,56 468,43 483,21

+ Kỳ hạn khác 6,20 8,31 7,34

(Nguồn số liệu: phòng kế toán của Eximbank Hà Nội)

Quan sát tổng quan qua bảng số liệu cho thấy cùng với sự tăng trởng của nguồn vốn huy dộng, bộ phận tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh có xu hớng tăng lên qua các năm. Năm 2002 tiền gửi tiết kiệm huy động đợc đạt 351,41 tỷ đồng chiếm 52,95% đến năm 2003 khoản tiền này là 630,83 tỷ đồng chiếm 66,09% trong tổng nguồn vốn huy động đợc và tăng so với năm 2002 là 81,21%. Đây là sự tăng trởng vợt bậc về huy động tiền gửi tiết kiệmcủa Eximbank Hà Nội thể hiện uy tín của chi nhánh đối với dân c. Thêm vào đó năm 2003 nền kinh tế khá ổn định, tích luỹ của dân c tăng lên nhiều ngời gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích an toàn và tìm kiếm lợi nhuận là chính cho nên mặc dù lãi suất có xu hớng giảm xuống nhng nguời dân vẫn gửi tiền vào ngân hàng. Đến năm 2004 tuy không có sự tăng trởng vợt bậc nh năm 2003 nhng chi nhánh vẫn huy động đợc 635,45 tỷ đồng. Tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao do đó ta thấy tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tiền gửi có kỳ hạn. Tình hình này đợc thể hiện rõ qua biểu đồ 2.3

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu kỳ hạn vốn tiền gửi tiết kiệm

Tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của dân c tại chi nhánh chủ yếu nghiêng về tiền gửi có kỳ hạn điều này cũng dễ hiểu bởi Eximbank Hà Nội nằm trên địa bàn có thu nhập tơng đối cao. Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định để Eximbank Hà Nội có thể chủ động sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình mà không lo lắng nhiều đến việc rút tiền của khách hàng khi cha đến hạn, khả năng thu đợc lợi nhuận của chi nhánh vì thế sẽ cao hơn. Nhng mặt trái của vấn đề lại xuất phát từ chính sự quá ổn định của nó. Đó là việc chi nhánh phải trả cho khách hàng những khoản lãi suất khá cao so với tièn gửi không kỳ hạn. Do đó nếu ngân hàng không sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả thì sẽ dẫn đến giảm thu nhập. Vì thế ngân hàng nên đa ra các biện pháp tích cực hơn nữa để có thể cân đối giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, nh là: đa dạng hoá hình thức huy động vốn, cung cấp nhiều tiện ích hơn khi mở tài khoản tiền gửi và có hình thức khuyến mại với khách hàng để đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.

b- Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán

Các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi tiền vào ngan hàng với mục đích chính để thực hiện các khoản thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của họ. Do vậy đối với tiền gửi thanh toán các tổ chứ kinh tế cá nhân thờng gửi không kỳ hạn để có thể rút ra bất cứ lúc nào trong phạm vi số d tài khoản khi có nhu cầu. Trong vài ba năm trở lại dây kết quả kinh doanh của Eximbank Hà

Nội ngày càng di lên, tình hình tài chính ngày càng đợc cải thiện, Eximbank Hà Nội đang dần khẳng định đợc uy tín, hình ảnh của mình thể hiện qua sự tăng tr- ởng của nguồn vốn huy động mà cụ thể là thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của Eximbank Hà Nội.

Bảng 2.9: Tình hình huy động vốn từ tổ chức kinh tế và doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2002 Năm 2003 Năm2004

Tiền gửi của TCKT 243,72 243,67 251,45

- Tiền gửi không kỳ hạn 215,55 185,63 221,33

- Tiền gửi có kỳ hạn 28,27 58,04 30,12

( Nguồn số liệu: phòng kế toán của Eximbank Hà Nội)

Nh vậy, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế của Eximbank-HN luôn tăng trởng đều qua ba năm gần đây. Tuy năm 2003 có sự giảm sút nhng không đáng kể ( giảm 0,02% ) so với năm 2004. Trong tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi không kỳ hạn năm 2003 có sự giảm sút mạnh với năm 2002 là29,92 tỷ đồng với tốc độ giảm là 13,88% nhng tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế lại tăng nhanh với tốc độ tăng gấp đôi là 106,04%. Đó là nguyên nhân khiến cho năm 2003 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế không có sự giảm sút quá lớn. Đến năm 2004 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 251,45 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2003 trong đó tiền gửi không kỳ hạn tăng khá nhanh đạt 35,7 tỷ đồng với tốc độ tăng là 19,24%. Đây là sự thành công lớn thể hiện uy tín của ngân hàng đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Nhất là trong điều kiện các NHTM nói chung cũng nh các NHTM trên địa bàn thủ đô cạnh tranh gay gắt bằng cách đa ra các mức lãi suất và hình thức huy động hấp dẫn.

Có đợc kết quả trên cũng là do tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn luôn ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả. Nhng quan trọng hơn đó là sự nỗ lực của toàn thể nhân viên trong toàn bộ mạng lới của chi nhánh, bằng các hình thức huy động vốn có hiệu quả đã khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản qua ngân hàng. Tiền gửi từ các tô chức kinh tế thực sự là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng bởi lẽ Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các tổng công ty nhà nớc, các công ty nớc ngoài và liên doanh

với nớc ngoài, là nơi tập trung rất đông các doanh nghiệp. Đó là cơ hội để thu hút đợc nguồn vốn với chi phí thấp nhất .

Xét trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với nguồn tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, tiền gửi của các TCKT vào ngân hàng thờng là nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi, cha đến chu kỳ sản xuât kinh doanh hoặc là tiền gửi thanh toán. Đây là nguồn khá lớn mà chi phí của ngân hàng lại thấp ( lãi suất tiền gửi KKH ). Với những đặc điểm thuận lợi của nó luôn là đối tợng để Eximbank Hà Nội cũng nh các ngân hàng khác tham gia khai thác góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.

2.2.2.2. Về cơ cấu huy động vốn

a- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tợng sở hữu vốn

Về mặt cơ cấu theo đối tợng sở hữu vốn, nguồn vốn huy động của Eximbank Hà Nội đợc hình thành từ tiền gửi của doanh nghiệp, tiền gửi của dân c, tiền gửi của kho bạc nhà nớc và TCTD khác. Sự biến động của các nguồn này sẽ đợc xem xét cụ thể qua các tính toán ở bảng 2.10 dới đây:

Bảng 2.10: Tình hình huy động vốn của Eximbank Hà Nội.

Đơn vị :Tỷ đồng

Chỉ tiêu năm 2002 năm 2003 năm 2004

Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng ( % ) Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng ( % ) Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng ( % ) Vốn huy động 663,71 100 963,54 100 985,83 100

1. Tiền gửi thanh toán 243,72 36,72 243,67 25,29 251,45 25,51

- Có kỳ hạn 28,17 11,56 58,04 23,82 30,12 11,98

- Không kỳ hạn 215,55 88,44 185,63 76,18 221,33 88,03

2. Tiền gửi tiết kiệm 351,44 52,95 636,83 66,09 641,99 65,13

- Có kỳ hạn 349,46 99,4 631,51 99,16 635,45 98,99

- Không kỳ hạn 1,98 0,56 5,32 0,84 6,54 1,02

3. Tiền gửi của TCTD 1,01 0,15 2,04 0,21 2,36 0,24

4. Nguồn vốn khác 67,54 10,18 81 8,4 87,03 8,38

( Nguồn số liệu: phòng kế toán của Eximbank Hà Nội)

Trong cơ cấu vốn huy động của Eximbank Hà Nội thì tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao. Đây là nguồn vốn dân c cha sử dụng hết đem gửi vào ngân hàng để lấy lãi và nó thờng đợc gửi vào ngân hàng dới hình thức tiền tiết kiệm. Theo nguyên tắc gửi tiền với thời hạn dài hơn sẽ đợc hởng lãi suất cao hơn, mà mục đích của ngời gửi tiền chủ yếu là để hởng lãi cho nên gửi tiết kiệm

có kỳ hạn luôn thu hút đợc nhiều dân chúng hơn cả nó luôn chiếm hơn 90% tổng tiền gửi tiết kiệm của các năm từ 2002 đến 2004. Tổng số tiền gửi của dân c tại Eximbank Hà Nội trong ba năm vừa qua luôn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động.

Ngợc lại, tiền gửi của các doanh nghiệp chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và sử dụng các dịch vụ ngân hàng do đó trong tổng số tiền gửi thanh toán thì tiền gửi không kỳ hạn thờng chiếm tỷ trọng khoảng 70 đến 80%. Để thu hút khách hàng giao dịch Eximbank Hà Nội có các chính sách về phí dịch vụ, đồng thời lãi suất cũng luôn đợc ngân hàng xem xét, điều chỉnh kịp thời để giữ đợc thế cạnh tranh nhng vẫn đảm bảo khách hàng và ngân hàng cùng có lợi. Chính vì vậy trong năm 2004, Eximbank Hà Nội đã thu hút thêm đợc một số lợng khách hàng giao dịch.

Trong năm 2004, tiền gửi của TCTD tại Eximbank Hà Nội tăng từ 2,04 tỷ đồng lên 2,36 tỷ đồng do đó tỷ trọng của nó trong tổng vốn huy động cũng tăng từ 0,15 năm 2003 lên 0,24% năm 2004. Điều này bớc đầu khẳng định uy tín của Eximbank Hà Nội trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Tình hình này thể hiện rõ qua biểu đồ 2.4.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu huy động vốn của Eximbank Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng

b-Cơ cấu huy động vốn theo nội ngoại tệ

Là NHTM cổ phần tiến hành các hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng nhăm phục vụ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu nguồn vốn ngoại tệ vai trò quan trọng có vai trò quan trọng đối với Eximbank Hà Nội.

Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội ngoại tệ. Đơn vị: Tỷ đồng

Số tiền Tỷ trọng( % ) Số tiền Tỷ trọng( % ) Số tiền Tỷ trọng( % )

NV huy động 663,71 100 963,54 100 985,83 100

Nội tệ 515,68 77,7 760,04 78,88 764,53 77,56

Ngoại tệ($ qui đổi) 158,03 22,3 203,5 21,12 221,3 22,45

( Nguồn số liệu: phòng kế toán của Eximbank Hà Nội)

Qua bảng trên chúng ta thấy rằng, nguồn nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy độngcủa Eximbank Hà Nội. Năm 2002 nguồn ngoại tệ huy động đợc là 158,03 tỷ đồng chiếm 22,3% nguồn vốn huy động, năm 2003 tăng lên là 203,5 tỷ đồng ( tăng 28,78% so với năm 2002 ). Năm 2004 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tiếp tục tăng lên đạt 221,3 tỷ đồng ( tăng 8,75% so với năm 2003 ). Nh vậy tốc độ tăng năm 2004 giảm mạnh so với năm 2003 mặc dù số

ngoại tệ huy động đợc qua các năm liên tục tăng. Tỷ trọng của nguồn vốn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động của Eximbank Hà Nội khá ổn định. Nó cho thấy Eximbank Hà Nội đã thực hiện tốt công tác huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, một trong những nghiệp vụ chủ yếu của Eximbank Hà Nội.

c- Cơ cấu huy động vốn phân theo thời gian

Bảng 2.12: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Số tiền trọng(%) Số tiềnTỷ trọng(%) Số tiềnTỷ trọng(%)Tỷ Tổng nguồn

vốn

663,71 100 963,54 100 985,83 100

- Không kỳ hạn 271,53 40,91 190,95 19,82 227,87 23,11 - Có kỳ hạn 377,63 59,09 689,55 80,18 665,57 76,82

( Nguồn số liệu: phòng kế toán của Eximbank Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động đợc qua các năm thì tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn luôn thấp hơn so với tiền gửi có kỳ hạn. Cụ thể, năm 2002 chiếm 40,91% trong tổng nguồn vốn nhng sang năm 2003 đã có sự giảm mạnh chỉ còn 19,82% và năm 2004 chiếm 23,11%. Nguyên nhân là do năm 2003 tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp giảm mạnh từ 215,55 tỷ đồng năm 2002 xuống còn 185,63 tỷ đồng năm 2003.

Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng từ 59,09% năm 2002 lên 76,82% năm 2004. Nguyên nhân là do trong tổng nguồn vốn huy động của Eximbank Hà Nội thì tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao mà mục đích của ngời dân khi gửi tiền vào ngân hàng hởng lãi, thời hạn huy động càng dài thì NHTM áp dụng lãi suất càng cao.

Rõ ràng, trong năm 2004 công tác huy động vốn của Eximbank Hà Nội đã có hiệu quả hơn rất nhiều so với những năm trớc thể hiện mức độ tín nhiệm ngày càng cao của khách hàng đối với ngân hàng.

Có thể nói, hoạt động huy động vốn của Eximbank Hà Nội năm 2004 đã có những bớc phát triển vợt bậc. Đạt đợc thành tích này là do NHTMCP Xuất

Nhập Khẩu Việt Nam đã áp dụng các biện pháp kịp thời phù hợp với diều kiện kinh tế nhiều thành phần. Chi nhánh đã chủ động mở rộng mạng lới hoạt động của mình, đổi mới phong cách giao dịch với khách hàng ở tất cả các bộ phận kế toán cũng nh tín dụng. Chất lợng công tác phục vụ của ngân hàng ngày một tốt hơn.

Hơn nữa, ngân hàng đặc biệt quan tâm đến khách hàng truyền thống có uy tín với ngân hàng, có doanh thu bán hàng bằng tiền mặt cao. Các cán bộ ngân hàng luôn bám sát hoạt động kinh doanh, quá trình luân chuyển vật t hàng hoá của các đơn vị tổ chức kinh tế có quan hệ với ngân hàng. Vì vậy ngân hàng luôn giữ đợc mối quan hệ tốt trong hoạt động kinh doanh với bạn hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHTM CP XNK chi nhánh Hà Nội (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w