II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH
3. Các giải pháp hỗ trợ ngoài doanh nghiệp
Bên cạnh những giải pháp chuyên môn dựa vào nhưng công cụ trên thị trường tài chính, công ty có thể quan tâm tới việc:
- Thiết lập kênh tư vấn với các tổ chức kênh tư vấn và các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm theo hai cách thức: tư vấn thường xuyên và tư vấn theo thương vụ
- Tham gia vào hội nghị các khách hàng thường niên do ngân hàng tổ chức để trau dồi kinh nghiệm với các bạn hàng, kịp thời sửa chữa bổ sung các sai sót xảy ra với sự giúp đỡ của các cán bộ ngân hàng.
- Quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế nói chung của thế giới xem xét ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp như thế nào đẻ tìm cách phòng tránh có hiệu quả nhất.
Đây là điều hoàn toàn cần thiết, trong thời đại ngày nay người nào có nhiều thông tin chính xác hơn người đó là người chiến thắng. Chính vì vậy công ty nên có riêng một bộ phận chuyên nghiên cứu về tình hình thị trường tài chính. Nó sẽ giúp cho công ty có được nhiều thông tin trung thực hơn thông qua các kênh tư vấn, hội nghị của ngân hàng,tình hình kinh tế chính trị thế giới
4. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện các quy trình nghiệp vụ của các phương thức thanh toán quốc tế
4.1. Sử dụng đa phương thức thanh toán quốc tế
Trong một hợp đồng xuất nhập khẩu, điều khoản thanh toán là một trong những điều khoản chủ yếu bắt buộc phải có và nội dung quan trọng nhất của điều kiện thanh toán quốc tế là phương thức được sử dụng để thanh toán. Tại công ty TOCONTAP phương thức thanh toán thường được dùng là tín dụng chứng từ vì thực tế cho thấy với các hợp đồng sử dụng phương thức này thì quá trình thanh toán diễn ra nhanh hơn, đảm bảo hơn, ít xảy ra tranh chấp và kéo dài nợ. Chính vì vậy, các phòng kinh doanh khi ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu hay sử dụng phương thức này. Tuy nhiên, mặc dù là kỹ thuật an toàn nhất đối với nhà nhập khẩu cũng như đối với nhà xuất khẩu là tín dụng chứng từ nhưng vì loại tín dụng chứng từ thưòng biểu lộ một mức độ tin cậy thấp nên có thể làm cho nhà nhập
khẩu bất bình, mà những khách hàng của công ty đa phần là những khách hàng quen, có uy tín. Do vậy không phải trường hợp nào cũng nên sử dụng phương thức này mà công ty nên tạo ra sự đa dạng trong phương thức thanh toán của mình.
Để xác định phương thức thanh toán phù hợp, thuận tiện, an toàn, cán bộ thanh toán phải biết phân loại khách hàng, sự tin cậy của khách hàng, khả năng thanh toán của khách hàng cũng như phải dựa trên tổng trị giá của hợp đồng. Đối với các hợp đồng có giá trị lớn, thậm chí bắt buộc phải sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, còn đối với các hợp đồng khác phải dựa trên mức độ tin cậy của khách hàng và khả năng thanh toán của khách hàng để lựa chọn phương thức thanh toán. Chẳng hạn, TOCONTAP đã biết rõ về uy tín và khả năng tài chính của đơn vị nhập khẩu thì không nhất thiế phải thanh toán bằng L/C mà có thể bằng phương thức thanh toán nhờ thu toàn chứng từ. Như vậy, công ty vẫn đảm bảo khả năng thu chi tiền hàng của mình, đồng thời chi phí nhờ thu thấp hơn chi phí của thư tín dụng.
Khi đã lựa chọn phương thức thanh toán, cán bộ kinh doanh phải biết thoả thuận khéo léo với khách hàng để dẫn tới ký kết hợp đồng vì lúc nào cũng phải công việc thoả thuận cũng diễn ra suôn sẻ, có trường hợp phải sau nhiều lần thoả thuận mới đạt được điều khoản này.
4.2. Lựa chọn loại thư tín dụng thich hợp nhất
Phần lớn trong khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, nếu có yêu cầu bên đói tác mở thư tín dụng thì công ty TOCONTAP hay yêu cầu mở thư tín dụng không huỷ ngang. Khi dùng loại thư tín dụng không huỷ ngang này thì hầu như chưc có rủi ro nào xảy ra cho việc thay toán.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp công ty cũng nên xem xét để sử dụng loại thư tín dụng khác như: thư tín dụng dự phòng, thư tín dụng tuần hoàn. Phần lớn các hợp đồng của công ty là thực hiện giao hàng một lần nhưng vẫn có những hợp đồng có giá trị lớn phải tiến hành giao hàng làm nhiều lần. Vì vậy, sau mỗi lần giao hàng công ty đều phải mở thư tín dụng sẽ gây khó khăn cho cán bộ làm công tác thanh toán. Do đó,trong trường hợp này công ty nên đề nghị người mua mở L/C tuần hoàn cho phép tích luỹ ( the revoving cumulative letter of credit). L/C này cho phép tránh được ứ đọng vốn không cần thiết đồng thời giảm được chi phí mở L/C
4.3. Rút ngắn thời gian thanh toán cho mỗi loại chứng từ
Qua thực tế tìm hiểu thời gian thanh toán đối với mỗi bộ chứng từ là không giống nhau. Với mỗi bộ chứng từ không sai sót hoặc không có sửa đổi thì thời gian thanh toán trung bìnhtừ 5-7 ngày (thanh toán bằng điện chuyển tiền) và từ 10-20 ngày ( nếu bằng thư chuyển tiền) kể từ ngày chứng từ thanh toán được gửi đến ngân hàng. Đối với những bộ chứng từ có sai sót thì thời gian thanh toán còn kéo dài hơn tuỳ thuộc vào độ sai sót của mỗi bộ chứng từ. Do vậy việc rút ngắn thời gian thanh toán cho mỗi bộ chứng từ xuất khẩu cho phép thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Điều nay tạo khả năng tăng nhanh vòng quay của vốn, vừa đảm bảo giá trị tiền tệ để tránh những biến động bất lợi có thể xảy ra.
Thời gian thanh toán mỗi bộ chứng từ xuất khẩu ở công ty thường bị kéo dài hơn so với quy định do nguyên nhân từ phía công ty và từ phía ngân hàng nước nhập khẩu. Trên góc độ công ty, thời gian thanh toán chậm so với quy định chủ yếu do hàng hoá không tập chung đủ theo thời gian đã quy định trong L/C. Chính vì vậy người nhập khẩu đã mở L/C nhưng công ty không thể hoàn tất bộ chứng từ thanh toán để xuất trình thanh toán tại ngân hàng. Thay vì đó công ty phải yêu cầu tu chỉnh L/C nhằm kéo dài thời gian hàng do đó kéo dài thời gian thanh toán. Hoặc những sai sót trong khâu lập bộ chứng từ thanh toàn như hoá đơn, vận đơn…
Một nguyên nhân khác gây kéo dài thanh toán là ngân hàng nước ngoài thanh toán chậm. Các ngân hàng viện cớ không tu chỉnh L/C để kéo dài thời gian thanh toán. Vì ngân hàng cũng là cũng là đơn vị kinh doanh tiền tệ, bản thân họ cũng muốn giữ tiền lâu để có tiền kinh doanh vào các vụ việc khác. Do đó bản thân công ty nên cố gắng hạn chế những sai sót trong bộ chứng từ để tránh trường hợp phải sửa đổi lại L/C.
Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thưong mại thế giới WTO nên các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung và
TOCONTAP nói riêng cần phải có những chiến lược kinh doanh mới để có thể có mối quan hệ tốt hơn với các bạn hàng trên khắp thế giới. Để làm được điều này công ty cần phải tìm hiểu hệ thống ngân hàng các nước, tăng cường tìm kiếm bạn hàng, tìm hiểu hệ thống tiền tệ được áp dụng trong thanh toán…Tất cả những yếu tố trên được hoàn tất bao nhiêu sẽ quyết định khả năng thâm nhập sâu hơn vào các thị trường này của công ty.