Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội tăng thu nhập mới cho người nghèo Tuy nhiên, trong số đó vẫn có một số người nghèo không tận dụng

Một phần của tài liệu Đầu tư xóa đói giảm nghèo ở những xã cđặ biệt khó khăn tại tỉnh Hà Tỉnh. Thực trạng và giải pháp” (Trang 47 - 54)

I Huyện Kỳ Anh 18.225 23,57 1 Xã Kỳ Hợp4.8156,

Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội tăng thu nhập mới cho người nghèo Tuy nhiên, trong số đó vẫn có một số người nghèo không tận dụng

nghèo. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có một số người nghèo không tận dụng được các cơ hội này do mù chữ, thiếu kỹ năng, kém sức khoẻ và dinh dưỡng. Vì vậy, việc đảm bảo cho người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ xã hội đặc biệt là về giáo dục, chăm sóc y tế và kế hoạch hoá gia đình, có tầm quan trọng gấp bội. Việc bảo đảm này sẽ làm giảm bớt những hậu quả trước mắt của sự nghèo đói đồng thời cũng loại bỏ được nguồn gốc của sự nghèo đói. Như vậy, nói đến giải pháp xoá đói, giảm nghèo hiện nay ta không thể không nhắc tới vấn đề đảm bảo cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là các dịch vụ về giáo dục, y tế và kế hoạch hoá gia đình nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

a. Nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo với vấn đề giáo dục:

Khả năng tiếp cận với giáo dục của các hộ nghèo còn gặp nhiều hạn chế. Do đó, để tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với giáo dục, cần phải giải quyết hai vấn đề là giảm chi phí cho việc đi học của người nghèo và nâng cao lợi ích của việc giáo dục, tức là tạo ra những hiệu quả thiết thực nhận được từ giáo dục của người nghèo. Và để đạt được hai vấn đề này cần phải tiến hành các giải pháp sau:

Thứ nhất: Tăng mức độ sẵn có của giáo dục thông qua chương trình xây dựng trường học để giảm khoảng cách từ nhà đến trường.

Đa phần các con em ở các vùng này đến trường học phải qua chặng đường dài phải trèo đèo, lội suối. Do đó, đây là một cản trở rất lớn cho khả năng tiếp cận giáo dục của người nghèo. Vì vậy, vấn đề xây dựng và phát triển mạng lưới giáo dục vẫn còn là một vấn đề cần được sự quan tâm của Nhà nước và của chính quyền tỉnh. Cũng trong nội dung của việc tăng mức độ sẵn có của giáo dục cho người nghèo, một nội dung không kém phần quan trọng là nâng cao mạng lưới cơ sở hạ tầng giáo dục. Hiện nay hầu hết các trường học còn tạm bợ, tranh tre, nứa lá còn chiếm tỷ lệ khá cao. Bàn học cho thầy trò, bảng đen, đồ dùng dạy và học còn thiếu thốn và chưa đảm bảo được các tiêu chuẩn tối thiểu. Điện, nước phần lớn các trường học còn chưa có. Vì vậy, để tăng khả năng tiếp cận các cơ sở giáo dục cho người dân bằng một số giải pháp sau:

+Mở các nhóm xoá mù tại chòm, xóm, bản, người biết nhiều dạy cho người biết ít, người biết ít dạy cho người chưa biết ở bất cứ nơi nào. Người tình nguyện dạy đạt kết quả tốt thì được hỗ trợ một khoản tiền hoặc vật chất để khuyến khích.

+Mở rộng loại hình lớp học bán trú dân nuôi thành một quy định đóng góp hợp lý của toàn dân (Bằng ngô, lúa, lương thực, lương thực, thực phẩm tự có)

+ Phát triển giáo dục, phát triển mẫu giáo, nhà trẻ ở các thôn, bản, ở các xã có ý nghĩa quan trọng đối với việc người nghèo tiếp cận dịch vụ công và giảm nghèo một cách bền vững. Nhà trẻ, mẫu giáo giúp trẻ em được nuôi dạy hợp lý, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, phát triển trí lực, giúp các em đi học đúng tuổi. Đồng thời, nhà trẻ, mẫu giáo giúp các em gái có nhiều cơ hội đến trường do không phải trông em, các gia đình có trẻ em nhỏ có thể tăng thời gian lao động sản xuất, chủ động tìm kiếm việc làm, giảm nghèo khó.

Thứ hai: Giảm chi phí đến trường cho mỗi cá nhân của các gia đình. Số tiền bỏ ra cho việc đi học cho thấy rằng các gia đình chịu các chi phí không nhỏ cho con em mình. Trong khi thu nhập các hộ gia đình nghèo là rất thấp và ít có gia đình nào chỉ có một con trong độ tuổi đi học. Qua đó cho thấy tỷ lệ nhập học ngay cả ở cấp I đối với người nghèo khó có thể tăng lên được nếu như không có những biện pháp làm giảm bớt những chi phí đi học cho con em họ.

Để giải quyết vấn đề này cần loại bỏ bớt các chi phí hình thức: Cụ thể là xoá bỏ học phí chính thức cho những học sinh thuộc diện nghèo khó. Tuy vậy, theo thực tế thống kê, các khoản đóng góp chính thức của học sinh lại chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của gia đình cho việc đi học, do đó cùng với việc xoá bỏ học phí cần phải kết hợp tác động với các biện pháp khác :

+ Tăng trợ cấp đi học để giảm yêu cầu đóng góp cho cha mẹ học sinh, trợ cấp giáo dục phải bao gồm cả trợ cấp đầu vào cho giáo dục đối với người nghèo, trợ cấp đào tạo giáo viên, sách giáo khoa, các thiết bị trường học, lớp học tình thương cho người tàn tật... + Tiến tới cung cấp miễn phí các khoản đóng góp xây dựng trường lớp, miễn phí sách giáo khoa cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học thay vì mất tiền như hiện nay.

+ Cần trích hợp lý một phần nhỏ kinh phí từ các chương trình, dự án trên địa bàn để hỗ trợ cho giáo dục và con em các dân tộc ít người. Cần phải thấy đầu tư cho giáo dục tốt chính là nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng trường học, đội ngũ giáo viên nhiều nơi còn thiếu rất nhiều về mặt số lượng và chất lượng thấp. Chương trình giáo dục còn nhiều bất cập, nên khả năng tiếp cận của học sinh còn thấp. Đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên còn nhiều khó khăn, thiếu thốn làm chất lượng giảng dạy cũng kém hơn so với các vùng khác. Vì nhiều lý do từ phía người cung cấp dịch vụ giáo dục cũng như từ bản thân người nghèo làm chất lượng của học sinh ở các vùng nghèo thấp hơn hẳn so với các học sinh ở các vùng khác,

đặc biệt là tình trạng bỏ học ở đây rất cao. Để nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Cần phải có quy hoạch tổng thể, toàn diện phát triển giáo dục nói chung và giáo dục cho người nghèo nói riêng.

+ Dần đào tạo, thay thế hệ thống giáo viên thôn, bản bằng hệ thống giáo viên người dân tộc, người bản địa và có chế độ đãi ngộ để họ đủ sống, yên tâm để có thể bám trụ ở trường, ở lớp dạy.

+ Cải thiện đời sống cho các giáo viên và nâng cấp các trường miền núi.

+ Tiếp tục phát triển chương trình dạy song ngữ( dạy học song song bằng hai thứ tiếng, tiếng kinh và tiếng dân tộc) đối với con em đồng bào vùng dân tộc

+ Mở rộng sự cộng tác, hợp tác giữa các đơn vị quân đội, đoàn thể nhân dân với nhà trường nhằm giúp đỡ, ủng hộ về mặt vật chất, ngày công sửa chữa trường lớp và đồ dùng, sách vở học tập.

b. Tăng cường các dịch vụ y tế cho nông người nghèo.

Mục tiêu cơ bản là ưu tiên phân phối các nguồn lực công cộng cho những chương trình y tế mà người nghèo có khả năng sử dụng được một phần lớn.

Về tình hình y tế các xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

+Sự kém hiểu biết của người dân về bảo vệ sức khoẻ và phòng bệnh dịch thường dẫn đến tình trạng phát bệnh đến giai đoạn phát bệnh trầm trọng, mãn tính nên rất khó chữa trị. + Các bệnh nguy hiểm thường bắt nguồn từ những bệnh rất thông thường. Do một lý do nào đó mà coi thường hoặc ngại đi đến các cơ sở khám chữa bệnh, do không có thuốc nên từ bệnh này đã chuyển sang bệnh khác nên khó chữa trị hơn.

+Các phương pháp chữa trị dân gian tỏ ra có hiệu quả, rẻ tiền và dễ kiếm ở địa phương. Song vẫn dễ xẩy ra tình trạng một số bà con chữa bệnh bằng phương pháp lạc hậu hoặc bị lừa bịp, phản khoa học của thầy mo, thầy cúng nên thường gây nguy hiểm đến tính mạng. + Hệ thống trạm y tế còn nặng về hình thức, thiếu khả năng chuyên môn, thuốc thang và cán bộ để phục vụ trên địa bàn rộng nhưng phân tán.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người nghèo ở các xã vùng đặc biệt khó khăn cần thực hiện một số biện pháp sau: Giáo dục, phổ biến kiến thức y tế, bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho bà mẹ, trẻ em để bước đầu có thể phát hiện, tự chữa các bệnh thông thường. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết trong việc đảm bảo sức khoẻ cho người dân. Trong khi mạng lưới y tế còn chưa về được đến từng thôn bản thì khả năng tiếp

cận được các cơ sở y tế là rất khó khăn và họ phải vượt qua một chặng đường dài mới đến được các cơ sở y tế. Hơn nữa trong thôn, bản của họ vẫn còn thầy mo, thầy cúng chữa bệnh bằng phương pháp phi khoa học, kém hiệu quả, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh. Do đó, giáo dục phổ biến các kiến thức y tế, bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho bà mẹ, trẻ em để họ có đủ nhận thức để tự nhận biết và tự chữa các bệnh thông thường, từ đó có thể tự đảm bảo được sức khoẻ mà còn giúp họ thoát khỏi những hũ tục mê tín dị đoan, phi khoa học.

Nâng cao khả năng tiếp cận các cơ sở, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Phổ biến rộng khắp mạng lưới y tế viên cộng đồng gồm các giáo viên phổ thông, người có trình độ học vấn, các cán bộ đoàn thể kết hợp công tác chuyên trách với công tác y tế cộng đồng.

+Tập hợp, tổ chức các bà lang, ông lang có uy tín ở địa phương cùng hợp tác chữa bệnh. Khuyến khích chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc lá. Xây dựng vườn thuốc thôn bản.

+ Kết hợp với sự giúp đỡ về y tế của lực lượng y tế bộ đội, biên phòng, các đồn biên phòng để chăm sóc chức khoẻ nhân dân ở cơ sở.

+ Tổ chức các đợt khám bệnh lưu động, miễn phí, định kỳ xuống các thôn bản. Phát hiện kịp thời để đưa các bệnh nhân nặng về tuyến y tế huyện, tỉnh.

+Giảm chi phí y tế cho người nghèo:

Để giảm chi phí cho người nghèo cần đưa ra các giải pháp chính là:

♣ Cần phải thiết lập một cơ chế và xây dựng một hệ thống y tế trợ cấp cho các hộ nghèo, hộ dân tộc ít người. áp dụng các loại giá khác nhau, cho việc sử dụng các dịch vụ y tế khám và chữa bệnh cho các nhóm người có mức thu nhập khác nhau, kể cả áp dụng các chính sách miễn phí cho những người đặc biệt khó khăn. Để thực hiện được điều này cần bán thẻ BHYT với giá thấp hoặc cấp miễn phí cho các hộ nghèo, đồng thời phối hợp với các chương trình xã hội khác để chăm lo sức khoẻ cho người nghèo.

♣Cấp thuốc nhân đạo cho các trường hợp quá khó khăn và các đối tượng thuộc chính sách xã hội .

♣Vấn đề đặt ra làm sao có thể xác định chính xác đối tượng nào là nghèo cần được miễn giảm và trợ cấp các dịch vụ y tế. Để giải quyết điều này, biện pháp quan trọng là: Củng cố hệ thống chứng nhận miễn phí dựa trên cơ sở khảo sát chính xác mức thu nhập. số nhân khẩu trong gia đình kết hợp với công tác giảm chi phí tại các cơ sở y tế thường được người nghèo sử dụng.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người nghèo, có nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt là phải tăng kinh phí đào tạo và cung cấp đầy đủ thuốc men chữa bệnh vừa túi tiền; cần thiết phải quy hoạch đội ngũ nhân viên y tế xã và các vùng đói nghèo, trong đó đưa lương của nhân viên y tế xã vào ngân sách Nhà nước là một yếu tố quan trọng.

2.2. Định hướng về công tác đầu tư xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn thời gian tới. 2.2.1. Định hướng phát triển.

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010), mục tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2009 là:

Tập trung thực hiện các mục tiêu đầu tư xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh ở những xã đặc biệt khó khăn, nhằm bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, tạo động lực để phát triển thương mại - dịch vụ; tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho người dân. Như các dự án xây dựng đường rải thảm, các dự án xây dựng công trình thủy lợi ở huyện Hương Sơn…Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tiếp tục củng cố nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

2.2.2. Các chỉ tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 11,5%; trong đó: + Nông- lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,3%,

+ Công nghiệp-xây dựng tăng 21,6%, + Dịch vụ tăng 10,1%.

+ Cơ cấu kinh tế: Nông-lâm nghiệp và thủy sản 35,85%; + Công nghiệp-xây dựng 31,03%; Dịch vụ 33,12%. - Sản lượng lương thực trên 50 vạn tấn.

- Kim ngạch xuất khẩu 65 triệu USD. - Thu ngân sách nội địa 820 tỷ đồng.

- Giảm 4 - 5% hộ nghèo.

- Tạo việc làm khoảng 3,2 vạn lao động, đào tạo nghề 2,5-3 vạn lao động.

- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 20,3%; 85% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. - Tỷ lệ hộ dân xem truyền hình đạt 90%, nghe đài đạt 96%; 75% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 25% làng, bản, khối phố, thôn xóm đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hoá. - 100% đơn vị đạt tiêu chuẩn an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu, trong đó 80% đơn vị đạt xuất sắc; 100% xã, phường, thị trấn ổn định chính trị.

2.3. Kiến nghị.

2.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước.

Với chủ trương xóa hết hộ đói, giảm hết hộ nghèo, trong điều kiện hội nhập toàn cầu như hiện nay, thì sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng quan trọng. Vai trò điều tiết của nhà nước ngày càng được khẳng định. Với xu hướng hội nhập, Tỉnh Hà Tĩnh cũng có những thuận lợi nhất định. Và những thành tựu Tỉnh Hà Tĩnh đạt được là Hà Tĩnh đã thu hút được 7 dự án FDI, với số vốn đăng ký đạt 30,6 triệu USD, chiếm gần 2,4% vốn đăng ký trong vùng Bắc Trung Bộ và chiếm 0,07% vốn đăng ký trên cả nước. Tuy nhiên tỷ lệ vốn thực hiện đạt thấp: 5,2% vốn đăng ký, trong vùng Bắc Trung Bộ: 53%, cả nước đạt 46,82%. Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn Hà Tĩnh chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng và số vốn đăng ký so với vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, đồng thời mức độ giải ngân so với số vốn đăng ký cũng thấp nhất vùng. Là một tỉnh nghèo, năm 2005 thu hút vốn ODA vào tỉnh đạt 81,6 triệu USD, chiếm khoảng 14,5% tổng

Một phần của tài liệu Đầu tư xóa đói giảm nghèo ở những xã cđặ biệt khó khăn tại tỉnh Hà Tỉnh. Thực trạng và giải pháp” (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w