I. Công tác tổ chức quản lý, sử dụng lao động
3. Tình hình quản lý và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong
nhà máy thành viên.
Tính toán thời gian làm việc sẽ cho biết những thông tin về quỹ thời gian làm việc có thể và tối đa của doanh nghiệp cũng như của bản thân từng cán bộ công nhân viên trong năm, quý, tháng, tuần, thậm chí là trong ngày. Từ đó có thể so sánh để biết được mức độ sử dụng thời gian thực tế và những nguyên nhân không sử dụng hết thời gian có thể, tối đa. Thời gian làm việc có ảnh hưởng đến năng suất lao động, giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Tình hình quản lý và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong Công ty. Công ty.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay đang đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề là tài sản quý giá của doanh nghiệp, là nguồn lực rất quan trọng, có tính chất quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Công ty Dệt- May Hà Nội có trên 600 cán bộ công nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên. trong những năm qua, số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật bị giảm nhiều, một phần do việc sáp nhập các đơn vị mới vào Công ty, nhiều cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật không yên tâm công tác đã xin chuyển công tác đi cơ quan khác. Một số cán bộ kỹ thuật của Công ty xin thôi việc, chuyển công tác sang những nơi có thu nhập cao hơn, phần lớn là sang liên
Mặc dù biến động như vậy nhưng cho đến nay Công ty vẫn có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo với đủ các ngành nghề, nhiều kinh nghiệm đã và đang phát huy vai trò hết sức to lớn và toàn diện trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và quản lí Công ty. Công ty có chính sách duy trì đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật do chế độ chính sách về tiền lương mà Nhà nước ban hành còn nhiều bất hợp lý, đặc biệt là lương cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ còn quá thấp so với lương công nhân trực tiếp sản xuất, thêm vào đó mức thu nhập bình quân của Công ty chưa cao so với các đơn vị khác trong khu vực nhất là sau khi sáp nhập thêm Nhà máy sợi Vinh và Nhà máy dệt Hà Đông. Do vậy, để xây dựng một chế độ lương và thu nhập của cán bộ khoa học kỹ thuật nói riêng và toàn Công ty nói chung, Công ty có chính sách tăng lương hợp lí để có thể duy trì và thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật gắn bó với Công ty
Công ty đã bố trí sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đúng ngành nghề tạo điều kiện để cán bộ phát huy kiến thức chuyên môn đã được đào tạo và năng lực sở trường của từng người. Đồng thời thường xuyên mở lớp gửi đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ khoa học kỹ thuật của Công ty. Qua đó phát hiện bồi dưỡng đào tạo bổ nhiệm đề bạt nhiều cán bộ vào vị trí lãnh đạo chủ chốt của Công ty.
Về chế độ lương và thu nhập, Công ty đã trả lương cho cán bộ khoa học kỹ thuật theo mức lương cấp bậc công việc cho từng chức danh. Xây dựng quy chế trả phụ cấp lương cho lao động giỏi, thêm mức thu nhập hàng tháng. Đây chỉ là giải pháp để động viên cán bộ công nhân viên. Nếu mức thu nhập chung toàn Công ty không nâng lên được thì thu nhập của cán bộ khoa học kỹ thuật cũng chưa thể tương xứng và càng không thể theo kịp thu nhập ở các văn phòng đại diện, các công ty nước ngoài.
Hiện nay, cùng với khó khăn về sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt- May Hà Nội còn đứng trước tình trạng thiếu cán bộ đầu đàn vừa có tiềm năng trí tuệ vừa có kinh nghiệm đièu hành quản lý sản xuất có khả năng tiếp nhận công nghệ mới, giỏi ngoại ngữ. Giải quyết nhu cầu cán bộ khoa học kỹ thuật cho Công ty trong thời gian sắp tới là một trong nhữngvấn đề lớn và bức thiết, cần có chủ trương và biện pháp tổng hợp.
II. Công tác tổ chức quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.
1.Công tác quản lý tiền lương.
Công ty đã tiến hành khảo sát lại năng lực sản xuất, tổ chức lại lao động, rà soát lại định mức để giao quỹ lương cho các Nhà máy thành viên quản lý. Công ty cũng có những thay đổi lớn nhằm hoàn thiện và nâng cao vai trò của công tác trả lương, trả thưởng, các điều kiện, căn cứ trả lương được xây dựng lại đã tạo được niềm tin cho cán bộ công nhân viên đối với Công ty.
Công ty thực hiện chế độ khoán quỹ tiền lương cho từng đơn vị trong Công ty với những hình thức khác nhau nhằm phù hợp với điều kiện sản xuất của mỗi đơn vị.
1.1 Đối với các Nhà máy may, Nhà máy sợi, Nhà máy dệt nhuộm, Nhà máy dệt Hà Đông (bộ phận sản xuất khăn): thực hiện hình thức khoán quỹ tiền lương và thu nhập trong doanh thu theo chi phí sản xuất.
1.2 Đối với Nhà máy cơ điện và khối phòng ban Công ty: thực hiện hình thức khoán quỹ tiền lương và thu nhập theo tỉ lệ % tiền lương trên doanh thu tạm tính theo sản phẩm nhập kho Công ty.
1.3 Đối với các đơn vị thuộc khối phòng ban Công ty: thực hiện khoán quỹ tiền lương theo lao động định biên.
1.4 Đối với tổ bốc xếp sợi, tổ bao gói, phòng sản xuất kinh doanh thực hiện khoán quỹ tiền lương theo sản phẩm cuối cùng.
2 Xác định quỹ tiền lương của đơn vị theo mức lương cấp bậc công việc bình quân và lao động định biên.
2.1. Phương pháp xây dựng quỹ xây dựng lương khoán
2.1.1 Chỉ tiêu về lao động :
- Căn cứ vào hao phí lao động tổng hợp, định mức lao động cá biệt của các nhà máy để tính lao động KH của đơn vị. Lao động định biên của khối phòng ban và tình hình sử dụng lao động thực tế của các đơn vị để xác định tổng quỹ thu nhập
LĐ đb = L yc + Lpv + L quản lý Trong đó:
LĐ đb: Lao động định biên
Lyc: Lao động trực tiếp SXKD tính theo từng chức danh nghề theo định mức lao động từng công đoạn sản xuất
Lpv: Lao động phục vụ tính theo định mức lao động, định biên. Lql: Lao động quản lý tính theo định biên lao động
2.1.2 Chỉ tiêu thu nhập lương
a. Xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân:
Căn cứ vào kế hoạch lao động hàng năm, mức lương cán bộ công nhân và hế số phân phối thu nhập đã xác định cho từng chức danh nghề, xác định mức lương cấp bậc công việc bình quân (hệ số lương cấp bậc công việc bình quân) và hệ số phân phối thu nhập bình quân của đơn vị
b. Xác định mức lương tối thiểu của đơn vị (T min)
- Theo quy định tại NĐ 06/CP ngày 21/1/1997, mức lương tối thiểu chung là
180.000 đồng/tháng. Khi Chính phủ quy định lại mức lương tối thiểu thì tiền lương của cán bộ công nhân được điều chỉnh theo.
Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của Doanh nghiệp
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch thu nhập trong năm của các đơn vị đã thông qua Đại hội CVVC, Công ty sẽ cân đối hệ số điều chỉnh Kđc cho các đơn vị theo từng khu vực sản xuất để đảm bảo sản xuất phải có lợi nhuận.
* Hệ số cấp bậc công việc:
- Căn cứ vào kế hoạch lao động hàng năm, mức lương cấp bậc công việc đã được xác định cho từng chức danh nghề, xác định mức lương và hệ số cấp bậc công việc bình quân của đơn vị
- Công thức Hcb = n i LDdbi Hcbi 1 * n i LDdbi 1 Trong đó:
Hcbi : Hệ số CBCV của chức danh i LĐ đbi : Lao động định biên có chức danh i Hcb : Hệ số CBCV b/q của đơn vị
* Mức lương CBCV (CVbq) : CVbq = Tmin * Hcb
* Hệ số phân phối thu nhập bình quân (HTN): HTN = Hi * LĐđb Trong đó:
Hi: Hệ số phân phối thu nhập của chức danh i
* Quỹ tiền lương theo lương CBCV và hệ số phân phối thu nhập:
QTL = CVbq * LĐ đb * HTN * K đ/c
2.2 Xác định đơn giá tiền lương
Đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc, định mức lao động, định mức phụ cấp. Mỗi mặt hàng chỉ được tính một đơn giá nhất định. Mặt hàng khác nhau thì đơn giá cũng khác nhau. sản phẩm có chất lượng khác nhau có các tính cách tính khác nhau. Mặt khác, đơn giá tiền lương có tính chất tương đối khi mức tiền lương thay đổi thì cũng phải tính lại đơn giá tiền lương.
a. Xác định tỉ lệ % thu nhập lương trên doanh thu: (Cơ điện, phòng ban)
Tỉ lệ thu nhập lương trên doanh
thu tạm tính theo SPSX kỳ KH =
VKH
* 100% Doanh thu
Doanh thu: Tổng doanh thu KH theo KHSX trong kỳ (theo các sản phẩm sợi Hà Nội_May Hà Nội- Dệt nhuộm)
Quỹ thu nhập thực hiện tháng:
Quỹ thu nhập lương thực hiện hàng tháng = Tỷ lệ % thu nhập lương trên doanh thu *
Doanh thu thực hiện theo kết quả sản xuất (sản phẩm đã nhập kho Công ty) + Quỹ Thu nhập bổ sung (nếu có)
b. Xác định kế hoạch thu nhập khoán một công (áp dụng cho các đơn vị thực hiện
khoán chi phí sản xuất ) Công thức
Thu nhập một công
khoán kế hoạch =
VKH
Tổng số công theo hao phí lao động và kế hoạch sản xuất
Đơn giá của một đơn vị sản phẩm = Thu nhập một công khoán kế hoạch * hao phí lao động tổng hợp của một đơn vị sản phẩm
b1. Quỹ thu nhập thực hiện theo chi phí sản xuất (Các nhà máy Sợi, May, Dệt nhuộm, Dệt Hà Đông) Quỹ thu nhập lương tháng = n i 1
( Đơn giá của một
đơn vị sản phẩm i * Số lượng sản phẩm i * Chất lượng sản phẩm i ) Khuyến khích xuất khẩu số tiền thưởng (phạt) chi phí khoán
Số tiền giảm quỹ thu nhập do không hoàn thành kế hoạch + Quỹ thu nhập bổ sung (nếu có) B2. Quỹ thu nhập thực hiện tháng đối với đơn vị hưởng theo tỷ lệ thu nhập / doanh thu gắn với chi phí sản xuất (Bộ phận ống giấy nhựa – nhà máy cơ điện)
Tỉ lệ % thu nhập trên
doanh thu (TKH) TKH
Trong đó: TKH: tổng doanh thu theo kế hoạch sản xuất trong kỳ.
3. Phương pháp trả lương của Công ty
3.1 Nguyên tắc trả lương:
Mức lương để tính thu nhập cho người lao động: Căn cứ vào mức lương cấp bậc công việc đã được xác định cho các chức danh ngành nghề, Công ty thực hiện trả thu nhập lương tháng cho người lao động (gồm cả khối hưởng lương thời gian và khối hưởng lương sản phẩm)
- Hế số phân phối thu nhập hàng tháng cho từng chức danh được xác định trên
cơ sở thu nhập lương tháng, chế độ lương chức danh, phụ cấp lương tháng cho từng đối tượng được hưởng cùng với hệ thống bảng hệ số phân phối thu nhập.
- Lương hàng tháng của người lao động được phân phối một lần trong tháng,
được tính trên cơ sở mức lương cấp bậc công việc hệ số phân phối thu nhập, mức lương hàng tháng và thành tích đóng góp của mỗi cá nhân.
- Mức chi lương hàng tháng: căn cứ vào kết quả sản xuất và thực hiện chi phí
khoán của đơn vị.
- Đối với công nhân hưởng lương theo đơn giá sản phẩm: căn cứ vào kết quả
sản xuất kinh doanh nguồn lương của đơn vị, đơn giá trả lương cho công nhân được điều chỉnh hàng tháng theo mức chi lương của đơn vị.
+ Công nhân Dệt - Nhuộm - May: đơn vị tính toán đơn giá tiền lương với đơn giá gốclà hệ số 1,0 căn cứ định mức phẩm cấp.
+ Công nhân công nghệ sợi: căn cứ vào việc đánh giá điểm thao tác để xác định chất lượng thao tác tính đơn giá loại 1,2 với đơn giá gốc là hệ số 1,0
- Mức thu nhập lương tháng trong trường hợp cá nhân được phân hạng thành tích.
+ Loại A2 được hưởng 90% thu nhập lương ( có hệ số phân phối thu nhập chức danh đảm nhận)
+ Loại B được hưởng 85% thu nhập lương ( có hệ số phân phối thu nhập là 1,0)
+ Không phân loại được hưởng 70 % thu nhập lương ( hệ số phân phối thu nhập là 1,0)
3.2 Phương pháp trả lương
Công ty thực hiện phân phối thu nhập hàng tháng trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn giá sản phẩm, chất lượng sản phẩm (đối với công nhân hưởng lương sản phẩm) và đơn giá tiền lương kết hợp với phân hạng thành tích trong tháng.
3.2.1 Phương pháp bình điểm và phân hạng thành tích trong tháng.
a) Các chỉ tiêu phân loại thành tích trong tháng. - Loại A1:Tổng số điểm là 20 điểm.
- Loại A2: Tổng số điểm là 18-19 điểm (mỗi chỉ tiêu phải đạt tối thiểu 9 điểm) - Loại B: Tổng số điểm đạt từ 17-18điểm.
- Không phân loại: Tổng số điểm <17điểm. b) Hệ số phân loại thành tích.
- Loại A1: Hệ số là 1.0. - Loại A2: Hệ số là 0.9. - Loại B: Hệ số là 0.85.
- Không phân loại: hệ số là 0.7.
c) Đối tượng xét phân hạng thành tích:
* Đối với công nhân trực tiếp sản xuất có 4 chỉ tiêu: + Chỉ tiêu sản lượng
- Loại A1: Đạt 100% kế hoạch sản lượng được 5 điểm. - Loại A2: Đạt 98-100% kế hoạch sản lượng được 4 điểm.
- Loại B: Đạt 95-98% kế hoạch sản lượng được 3 điểm. + Chỉ tiêu sản lượng và phân loại thao tác.
Căn cứ theo tỷ lệ định mức phân cấp của từng ngành sản xuất và phân loại thao tác.
- LoạiA:Đạt 95-100% sản phẩm loại 1-được 5 điểm. - Loại B: Đạt 80-95% sản phẩm loại 1-được 4điểm. + Chỉ tiêu an toàn tiết kiệm.
- Loại A: Đạt100% chỉ tiêu-được5 điểm.
- Loại B: Có vi phạm nhỏ nhưng chưa đến mức kỷ luật -được 4 điểm. + Chỉ tiêu ngày giờ - công.
- Loại A:được 5 điểm. - Loại B: được 4 điểm.
* Đối với cán bộ công nhân viên quản lý : có hai chỉ tiêu. + Chỉ tiêu chất lượng công tác:
- Loại A1: nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao được 5 điểm
- Loại A2: nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thật xuất sắc-được 4 điểm .
- Loại B: nếu hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp hoặc có một số vi phạm nghiêm trọng về nội quy lao động hoặc một số sai xót nhỏ về chuyên môn nghiệp vụ – kỹ thuật -được 8 điểm.
+ Chỉ tiêu ngày giờ- công. - Loại A1:được 10 điểm.
- Loại A2:được 9 điểm (chỉ thiếu một công so với qui định) - Loại B: được 8 điểm.
3.2.2 Phương pháp trả lương
Hiện nay Công ty Dệt May Hà Nội đang sử dụng chế độ tiền lương theo thời gian và theo sản phẩm.
Chế độ trả lương theo thời gian áp dụng cho bộ phận gián tiếp gồm các đơn vị thuộc khối phòng ban, tổ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật của các Nhà máy, các tổ bảo toàn, bảo dưỡng, điện cơ khí, điện lực và phục vụ sản xuất không hưởng lương sản phẩm.
Chế độ trả lương theo sản phẩm áp dụng cho bộ phận sản xuất trực tiếp.
a) Đối với công nhân hưởng lương sản phẩm.
Công thức xác định thu nhập trong tháng. TNTi = (
n
i 1
Trong đó:
TNTi: Thu nhập lương tháng.
SLTI: Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng.
ĐGLC: Đơn giá trả lương theo chất lượng sản phẩm (với mức chi lương tháng) LTG: Lương thời gian (nếu có)
HS: Hệ số phân phối thu nhập (nếu có)