Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của VPBANK:

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam (Trang 26 - 35)

- Năng lực của cán bộ nhân viên: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ TTQT là nhân tố quan trọng quyết định tới hiệu quả

2.1.Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của VPBANK:

THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK

2.1.Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của VPBANK:

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VPBANK:

2.1.1.1. Quá trình hình thành của VPBANK:

VPBANK- Tên đầy đủ là NHTM Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động là 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động ngày 4 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ- UB ngày 4 tháng 9 năm 1993. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 055689 do Sở kếhoạch và đầu tư TP.Hà Nội cấp cho đăng ký lần đầu ngày 9/9/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 1/11/2006. Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ.

Trụ sở chính hiện nay đặt tại: Số 8 Lê Thái Tổ- Hoàn Kiếm- Hà Nội. Địa chỉ website: http:\\www.vpb.com.vn

2.1.1.2. Quá trình phát triển của VPBANK:

Sau 15 năm thành lập, đến nay VPBANK đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, số lượng, chất lượng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch

Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VPBANK và Công ty Chứng Khoán VPBANK.

Tính đến cuối năm 2007, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch. Hiện tại VPBank đã có 25 Chi nhánh và 75 Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước ( Chưa kể gần 30 điểm giao dịch khác đang chuẩn bị khai trương ).

Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.681 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. Đại hội cổ đông năm 2006 và ngày 10/2/2007, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài

năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước.

Như vậy, trong bộ máy quản trị của VPBANK gồm năm cấp quản trị. Đứng đầu là Đại Hội Cổ Đông, tiếp theo là Hội Đồng Quản Trị, Ban Điều Hành, Các Chi Nhánh và cuối cùng là các Phòng Giao Dịch.

Đại Hội Cổ Đông bao gồm tất cả những cổ đông của Ngân hàng

Hội Đồng Quản Trị do Đại Hội Cổ Đông bầu ra có chức năng quản lý ngân hàng bằng việc đưa ra các nghị quyết, các đường lối chiến lược phát triển của ngân hàng, bao gồm:

01 Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, 01 Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị và 04 Ủy viên Hội Đồng Quản Trị.

Ban Điều Hành do Hội Đồng Quản trị bầu ra có nhiệm vụ điều hành hoạt động của ngân hàng, bao gồm:

01 Tổng Giám Đốc và 03 Phó Tổng Giám Đốc

Mỗi chi nhánh của VPBANK bao gồm 01 Giám đốc chi nhánh, các phó giám đốc và các cán bộ nhân viên. Các chi nhánh này đều thực hiện và cung đầy đủ các hoạt động và dịch vụ chủ yếu mà ngân hàng VPBANK đang thực hiện và cung cấp.

Mỗi phòng giao dịch bao gồm 01 trưởng phòng, 01 hoắc 02 phó phòng và các nhân viên tín dụng, nhân viên kế toán giao dịch. Các chi nhánh này thường chỉ thực hiện một số hoạt động dịch vụ nhất định như cho vay, huy động vốn, mở thẻ, mở tài khoản và chuyển tiền.

Mối quan hệ giữa các cấp này là mối quan hệ cấp trên với cấp dưới, cấp trên ra lệnh trực tiếp cho cấp dưới.

Bên cạnh đó là các phòng ban, bộ phận chức năng, tham mưu: Ban Kiểm Soát do Đại Hội Cổ Đông bầu ra, bao gồm:

01 Trưởng Ban Kiểm Soát và 02 Kiểm Soát viên. Ban này có chức năng tham mưu cho Đại Hội Cổ Đông, cơ quan thuộc thẩm quyền cấp dưới của Ban Kiểm Soát là Phòng kiểm toán nội bộ.

Có 03 cơ quan tham mưu cho Hội Đồng Quản Trị là: Văn phòng Hội Đồng Quản Trị; Hội đồng quản lý tài sản nợ, tài sản có; Hội đồng tín dụng

Có 11 phòng ban, trung tâm, bộ phận tham mưu cho Ban điều hành

Có 02 công ty trực thuộc VPBANK là: Công ty Quản lý tài sản VPBANK và Công ty Chứng khoán VPBANK

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VPBANK:

2.1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của VPBANK:

Kể từ khi thành lập đến nay, VPBANK đã có những thành công nhất định trong một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu sau:

 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân  Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước  Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác

 Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân  Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

 Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành  Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thực hiện kinh doanh ngoại tệ  Huy động nguồn vốn từ nước ngoài

 Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế

Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union

Ngân hàng VPBANK cung ứng rất nhiều loại sản phẩm dịch vụ cho rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng có thể chia làm hai nhóm sản phẩm chính tương ứng với hai nhóm khách hàng, đó là: Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân và nhóm sản phẩm dành cho khác hàng doanh nghiệp.

Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân bao gồm các sản phẩm: Tiền gửi tiết kiệm( Tiết kiệm thường và tiết kiệm rút gốc linh hoạt), tiền gửi thanh toán( Tiền gửi thanh toán thông thường và tiền gửi lãi suất bậc thanhg), tín dụng bán lẻ( Bao gồm: Sản phẩm cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý; sản phẩm cho vày tín chấp đối với nhân viên; sản phẩm ôtô cá nhân thành đạt; sản phẩm ôtô cá nhân kinh doanh; cho vay hỗ trợ kinh doanh cá thể và tiêu dung; cho vay trả góp mua nhà và cho vay cầm cố cổ phiếu các NHTM) và các sản phẩm- dịch vụ khác(Bao gồm: Dịch vụ bảo lãnh; dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước; dịch vụ kiều hối; dịch vụ thanh toán hóa đơn Bilbox và cho vay hỗ trợ du học)

Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm các sản phẩm: Tín dụng doanh nghiệp(Bao gồm: Sản phẩm ôtô doanh nghiệp kinh doanh; sản phẩm ôtô doanh nghiệp thành đạt; cho vay từng lần; cho vay chiết khấu chứng từ XK; cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng; cho vay hợp vốn; cho vay theo dự án đầu tư và cho vay theo hạn mức tín dụng); Dịch vụ thanh toán trong nước(Bao gồm: Mở tài khoản tiền gửi; trả lương qua tài khoản; thanh toán qua tài khoản và chuyển tiền) và dịch vụ thanh toán quốc tế(Bao gồm: Thanh toán bằng thư tín dụng L/C; thanh toán nhờ thu chứng từ và thanh toán bằng điện chuyển tiền).

2.1.2.3. Các chính sách hoạt động Marketinh và phát triển của VPBANK:

VPBANK luôn chú trọng việc tăng cường đẩy mạnh các chính sách và hoạt động marketing và coi đó là một yếu tố không thể thiếu được để đạt

tới thành công trong kinh doanh. Các hoạt động marketing của VPBANK được thể hiện qua các hoạt động như: Tăng cường việc xây dựng thương hiệu băng cách thay đổi logo thể hiện ý chí và mục tiêu hướng tới của ngân hàng; tham gia tài trợ cho các chương trình truyền hình lớn và tham gia các hoạt động xã hội

Ngoài ra VPBANK còn luôn chú trọng phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp trên các tỉnh thành, các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm lớn trong cả nước. Hiện tại VPBANK có hơn 100i nhánh và phòng giao dịch tại 34 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra VPBANK còn mở hai công ty trực thuộc phục vụ cho phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng đó là: Công ty quản lý tài sản VPBANK và công ty chứng khoán VPBANK.

Về chính sách phát triển sản phẩm thì từ 2004 đến nay VPBANK cũng đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng phục vụ và hiệu quả cao như: Tiết kiệm VNĐ bù trừ trượt giá; huy đông tiết kiệm VNĐ bảo đảm bằng USD; thí điểm sản phẩm cho vay mua căn hộ chung cư thế chấp bằng chính căn hộ mua; thành lập Trung tâm thẻ và phát hành các thẻ của chính ngân hàng VPBANK; cho vay cầm cố bằng cổ phiếu các NHTM; cho vay cầm cố bằng trái phiếu chuyển đổi của các NHTM; ….

2.1.2.4. Nguồn vốn và cơ cấu vốn của VPBANK:

Vì mới được thành lập từ năm 1993 đến nay, lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997- 2000 nên quy mô vốn của VPBANK còn thấp. Tuy nhiên từ năm 2004 trở lại đây quy mô về vốn của VPBANK không ngừng tăng lên, ngân hàng đã thực hiện rất nhiều biện pháp tăng vốn, trong đó có việc bán cổ phần cho ngân hang OCBC của Singapo và đưa cổ phiếu của VPBANK lên niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng dưới đây thể hiện chỉ tiêu tài chính qua các năm, từ 2004 đến 2007:

Bảng 2: Kết quả kinh doanh Đơn vị: Triệu VNĐ

Kết quả kinh doanh ( Trong năm )

2007 2006 2005 2004

Tổng thu nhập hoạt động 1.233.851 995.003 470.226 286.170 Tổng chi phí hoạt động (920.347) (839.195) (394.017) (226.092)

Lợi nhuận trước thuế 313.504 156.808 76.209 60.078

( Nguồn: Báo cáo thường niên- Ngân hàng VPBANK)

Bảng 3: Các chỉ tiêu về tài sản Đơn vị: Triệu VNĐ

Các chỉ tiêu về tài sản ( Đến 31/12 ) 2007 2006 2005 2004 Tổng tài sản có 18.214.856 10.159.301 6.093.163 4.149.288 Tiền huy động 15.355.843 9.065.194 3.178.389 3.872.813 Cho vay 13.217.426 5.031.190 3.014.209 1.865.364 Vốn cổ phần 1.041.389 750.000 309.386 198.409

( Nguồn: Báo cáo thường niên- Ngân hàng VPBANK)

Như vậy theo bảng 1 và 2 thì lợi nhuận của VPBANK liên tục tăng nhanh trong các năm từ 2004 đến 2007. Trong đó tổng thu nhập các hoạt động luôn tăng nhanh hơn tổng chi phí các hoạt động. Đi đôi với việc tăng lợi nhuận là Tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng nhanh. Trong đó vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của ngân hàng.

2.1.2.5. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ của ngân hàng VPBANK:

Theo bảng và các số liệu trên thì có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của VPBANK là rất tốt. Lợi nhuận liên tục tăng nhanh, quy mô tài sản liên tục tăng. Ngoài ra việc liên tục mở rộng mạng lưới giao dịch rộng khắp cũng thể hiện việc kinh doanh và cung ứng dịch vụ của VPBANK đang rất có hiệu quả. Bên cạnh đó một tín hiệu cũng rất khả quan của VPBANK đó là các công ty trực thuộc như Công ty Chứng khoán VPBANK và Công ty Quản lý tài sản VPBANK cũng có những kết quả hoạt động tốt ( Lợi nhuận từ công ty Chứng khoán VPBANKđạt 38.9 tỷ đồng, từ công ty Quản lý tài sản VPBANK đạt trên 2 tỷ đồng ).

Tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn của VPBANK vẫn còn tỷ lệ nợ xấu và tuy rằng có xu hướng giảm trong những năm gần đây: Năm 2004 là 0.5%; năm 2005 là 0.75% và năm 2006 là 0.58% và năm 2007 là 0.49% nhưng vẫn có thể coi là còn cao và có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam (Trang 26 - 35)