Các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu ho_t_ng_t_n_d_ng_trung_v_d_i_h_n_c_a_ng_n_h_ng_th_ng_m_i (Trang 66 - 70)

f. Về cơ cấu tổ chức, cán bộ:

3.2.1.7 Các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn.

Khi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi xẩy ra, ngân hàng phải tìm biện pháp thích hợp để xử lý. Có hai biện pháp cơ bản để giải quyết tình trạng đó, đó là biện pháp khai thác và biện pháp thanh lý các tài sản đảm bảo cho khoản vay của khách. Trong thực tế, việc áp dụng phơng pháp nào là tuỳ thuộc vào quan điểm của từng ngân hàng, và thái độ, sự cố gắng của khách trong việc trả nợ ngân hàng.

* Biện pháp khai thác.

Đây là biện pháp cũng đợc nhiều ngân hàng lựa chọn áp dụng trong việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Thực chất của phơng pháp này, chính là việc ngân hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp có thời gian để khác phục các khó khăn, làm ăn hiệu qủa và trả nợ ngân hàng nhanh nhất. Dĩ nhiên khi áp dụng phơng pháp này ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tinh thần trách nhiêm cao,

có phơng án thích hợp để trả nợ cho ngân hàng. Để thực hiện phơng pháp này ngân hàng có thể thực hiện một số công việc sau :

+ Ngân hàng giúp đỡ doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản công nợ từ các doanh nghiệp khác có quan hệ với ngân hàng để tạo thêm nguồn trả nợ đối với khách hàng.

+ Ngân hàng hớng dẫn ngời vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu đợc lợi nhuận. Ngân hàng có thể điều chỉnh hợp đồng tín dụng, gia hạn nợ, giảm quy mô hoàn trả trớc mắt, hoặc cho vay thêm vốn để doanh nghiệp tăng sức mạnh tài chính, khôi phục sản xuất kinh doanh .

+ Ngân hàng đề nghị khách hàng quản lý chặt chẽ ngân quỹ, có thể bán bớt một số tài sản có giá mà ít ảnh hởng đến hoạt động của doanh nghiệp, giảm lợng hàng tồn kho, thanh lý bớt các tài sản không sử dụng..vv.

+ Nếu nguyên nhân của các khó khăn là do các rủi ro thiên tai, hoả hoạn dẫn đến khách hàng không trả đợc nợ hoặc trả không đủ, không đúng hạn..vv thì ngân hàng có thể gia hạn nợ, điều chỉnh hợp đồng cho vay nh chuyển khoản nợ sang thành cho vay trung hạn, buộc khách hàng bổ xung thêm tài sản cầm cố thế chấp để ngân hàng tăng thời hạn cho vay. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này cần chú ý một số điểm sau :

- Tài sản cầm cố thế chấp thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng nhằm có cơ sở để thanh lý tài sản sau này .

- Doanh nghiệp vẫn đang sản xuất kinh doanh, có nguồn thu có khả năng trả nợ.

- Doanh nghiệp có thiện trí trả nợ, trong quá trình sử dụng vốn đã trả đợc một phần gốc, trả lãi hàng tháng đều đặn.

- Ngân hàng yêu cầu ngời vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ và có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả .

* Biện pháp thanh lý các tài sản đảm bảo của khoản vay :

Trong trờng hợp ngân hàng thấy rằng việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, không có hy vọng thu hồi đợc nợ thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý nhằm thu đợc nợ từ khách hàng. Biện pháp thanh lý đợc thực hiện khi ngời đi vay không sẵn lòng chi trả , có các hành động trốn tránh trách nhiệm, lừa đảo, tình hình tài chính là không thể cứu vãn đợc.

+ Đối với các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, mà các tài sản này ngân hàng có đủ giấy tờ hợp pháp và có thể phát mại theo quy định của luật pháp để thu nợ thì có thể chuyển tài sản thế chấp đó sang trung tâm bán đấu giá tài sản, hoặc xiết nợ đa vào sử dụng, hoặc đem góp liên doanh ..vv. Tuy nhiên Trong thực tế có nhiều khách hàng gian lận trong việc khai báo giá trị tài sản thế chấp mà ngân hàng không phát hiện ra nhất là tình trạng dùng một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau ..vv thì ngân hàng có thể phát mại tài sản song phải chờ quyết định phân chia số tiền ngân hàng đợc nhận.

+ Nếu các khoản vay của khách hàng không có thế chấp, bảo đảm thì ngân hàng phải chờ sự phán quyết của toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn nh bán tài sản của ngời vay. Nếu ngời vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ là vô hiệu hoá.

+ Khởi kiện trong trờng hợp khách hàng có những hành vi gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng chiếm dụng vốn, bỏ trốn, lẩn tránh, sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát vốn.

Tài sản bảo đảm nợ vay là một biện pháp quan trọng trong việc giảm nhẹ thiệt hại cho ngân hàng khi gặp các rủi ro đối với các khoản cho vay. Nó tạo cơ sở pháp lý giúp cho ngân hàng có khả năng thu hồi đợc nợ vay của khách khi họ không có khả năng trả nợ.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò tích cực của ngân hàng trong việc phát triển kinh tế song cũng không vì thế mà lại tuyệt đối hoá vai trò của nó trong cơ chế tín dụng hiện nay. Mục đích của các khoản tín dụng là giúp khách hàng có thêm vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả khách hàng và cho xã hội những cũng phải đảm bảo việc trả nợ cả gốc và lãi cho ngân hàng để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển. Khi ngân hàng phải áp dụng các biện pháp xứ lý các tài sản đảm bảo của khách để thu nợ có nghĩa là khách hàng đã có những khó khăn nhất định về tài chinh, làm ăn thua lỗ..vv . Mặt khác, không phải tài sản nào cũng có thể đem ra thanh lý trên thị trờng một cách dễ dàng để thu nợ, đặc biệt đó là tài sản cầm cố thế chấp của nhà nớc thì việc phát mại tài sản càng đặt ra khó khăn hơn. Có rất nhiều hình thức bảo đảm khác nhau nh cầm cố, thế chấp, bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay ..vv. Thu nợ bằng tài sản bảo đảm của khách không phải là biện pháp tốt nhất tuy nhiên là biện pháp rất cần thiết để giảm nhẹ thiệt hại cho ngân hàng khi các khả năng xấu xẩy ra.

+ Ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc về thủ tục thế chấp trong quá trinh cho vay.

Giải pháp này gắn liền với với việc nâng cao năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của ngời cán bộ tín dụng. Việc nâng cao năng lực cán bộ trong việc thẩm định dự án, đánh giá giá trị tài sản thế chấp .. là một biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, tránh tình trạng đánh giá quá cao hoặc không đúng thực tế giá trị tài sản thế chấp khiến cho việc phát mại tài sản thế chấp khi có rủi ro xẩy ra sẽ không thể bù đắp đợc thiệt hại cho ngân hàng hoặc tài sản không có khả năng phát mại.

+ Hiệu quả của phơng án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu t và khả năng vay trả đợc nợ của khách hàng mới là điều kiện tiên quyết để ngân hàng có cơ sở cho

vay vốn, vì vậy không phải khách hàng nào cũng đòi hỏi tài sản thế chấp thì ngân hàng mới đồng ý cho vay. Ngân hàng cần xem xét tình hình thực tế của khách hàng nh khả năng về tài chính, uy tín, lịch sử phát triển của doanh nghiệp..vv tất cả các thông tin nói trên sẽ tạo ra bức tranh toàn cảnh về tình hình khách hàng và nguy cơ rủi ro ngân hàng có thể gặp phải, từ đó sẽ có quyết định tín dụng đúng đắn nhất với rủi ro thấp nhất.

Một phần của tài liệu ho_t_ng_t_n_d_ng_trung_v_d_i_h_n_c_a_ng_n_h_ng_th_ng_m_i (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w