Triển vọng xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố trong thời kỳ hộ

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố - Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 70)

hội nhập quốc tế

1.Dự báo và định hướng phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè của các tỉnh và thành phố giai đoạn đến 2015.

1.1. Dự báo nhu cầu và khả năng tiêu thụ.

-Về nội tiêu: Bình quân đầu người tiệu thụ 260 g/năm ( 1997), dự kiến mức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ tăng 5-6 %/năm (theo tài liệu của FAO và ADB thì mức tiêu thụ chè trung bình của thế giới tăng ở mức 4- 5%/ năm trong một vài năm tới), như vậy tổng mức nội tiêu sẽ tăng từ 20040 tấn/năm (1997 lên 22004 tấn năm 1999; 24000 tấn năm 2004; 35000 tấn năm 2007 và năm 2015 sẽ tiêu thụ khoảng 50000 tấn.

- Về xuất khẩu: Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới rất lớn trong khi đó xuất khẩu chè của Việt Nam chỉ đạt khoảng 2% của thế giới. Xuất khẩu có thể đạt 37000 tấn vào năm 1999, năm 2004 đạt 42004 tấn, năm 2007 đạt 78000 tấn và năm 2015 đạt 115000 tấn.

1.2.Định hướng phát triển ngành chè của các tỉnh và thành phố thời gian tới 2015.

Phấn đấu sản xuất chè tốt, giá phù hợp với chất lượng cao để bán khắp các nước trong WTO.

Phương hướng chung của ngành chè là củng cố giữ vững mối quan hệ hiện có, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, đơn vị kinh tế đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng, các tập đoàn, các tổng công ty của các nước để tăng cường thông tin, củng cố mở rộng thị trường xuất khẩu chè Việt Nam, nhất là các thị trường mà mấy năm vừa qua ta đã có quan hệ tốt như Nga, Belausia, Ucraina, Anh, Mỹ, Pakítan, Irắc, Iran, Afghanistan, Đức Nhật, Trung Quốc,Thái lan, Indonesia…

1.2.1.Định hướng phát triển xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường truyền thống.

Trước đây khi liên bang Xô viết đang còn thì đây là thị trường rất quan trọng của ngành chè Việt Nam. Cũng như bây giờ thị trường này vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị kim nghạch xuất khẩu chè của ngành chè Việt Nam. Đặc biệt là đối với Tổng công ty chè Việt Nam một doanh nghiệp có giá trị sản lượng sản xuất và xuất khẩu chiếm gần một nửa của ngành chè Việt Nam. Trong giai đoạn trước năm 1989 kim ngạch xuất khẩu giưa Việt nam với liên xô cũ và các nước Đông Âu chiếm tỷ trọng lớn, thường từ 70-80. Hiện nay thị trường này cũng mất nhiều thị phần mặc dù có xuất khẩu sang các nứơc như Nga, Ukraina, Ba lan… tuy số lượng không nhiều như trước nhưng mấy năm gần đây nhìn chung kim ngạch thị trường này có tăng nhưng không lớn lắm khoảng 10%. Năm 2007 Tổng công ty chè Việt Nam xuất được 14000 tấn đạt 1,3 triệu USD. Do đó có thể khẳng định đây là thị trường tương đối quan trọng. Vì thế trong kế hoạch thị trừong thời gian tới là phải khôi phục lại thị trường này.

Thị trường Iraq

Đây là thị trường có dung lượng tiêu thụ lớn, bình quân mỗi người dân tiêu thụ 4,5 kg/năm. Tại thị trường này ngành chè Việt Nam giao cho Tổng công ty chè Việt Nam là người đại diện chính của Việt Nam trong việc xuất khẩu chè theo chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc.

Vì thế ngành chè Việt Nam nói chung và tổng công ty chè Viêt Nam nói riêng phải duy trì tốt mối quan hệ với thị trường này.

1.2.2.Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm sang thị trường mới.

Thị trường truyền thống rất quan trọng nhưng bên cạnh đó không ngừng định hướng mở rộng thị xuất khẩu sản phẩm chè sang các thị trường mới đầy tiềm năng. Cụ thể một số nước như: thị trường Mỹ, thị trường Nhật, thị trường ASEAN, thị trường EU, thị trường Anh, Đông Âu, Bắc Phi, Thổ, Đức, Trung Quốc, Cộng đồng châu Âu, Ấn Độ…

Thị trường Mỹ

Đây là thị trường có dung lượng nhập khẩu lớn, mỗi năm những 96000 tấn.

Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết nên việc xâm nhập vào thị trường này tất sẽ có nhiều thuận lợi. Những năm 2007-2007 ta xuất sang thị trường này trung bình khoảng 150 tấn là một kết quả bước đầu rất khả quan chứng tỏ chè Việt Nam vẫn có thể được thị trường khó tính này chấp nhận, trong thời gian tới có thể gặt hái được nhiều hơn thế.

Thị trường Nhật.

Nhật Bản vốn nổi tiếng với truyền thống uống chè nghệ thuật pha chè. Chè được xem như là một loại thực phẩm không thể thiếu được đối với người dân nước này. Người Nhật có xu hướng chung là thích uống các loại chè cành như ở nước ta.Thị trường Nhật là thị trường hứa hẹn đối với chè Việt Nam. Năm 2007 sản lượng 1700 tấn tăng gấp 3 lần so với những năm trước đây. Có thể nói xét về góc độ hiệu quả kinh tế thì thị trường Nhật là tương đối cao so với các tị trường khác. Tất cả chè xuất khẩu sang nước này đều là loại có phẩm cấp tốt, giá xuất cao nhất trong các thị trường. Do đó, mặc dù sản lượng xuất khẩu cũng chưa cao lắm nhưng kim ngạch xuất khẩu

lại rất lớn. Bởi vậy ngành chè Việt Nam rất chú trọng xuất khẩu sang thị trường này.

Thị trường ASEAN

Thị trường này tuy nằm kề ta nhưng ta cũng mới chỉ xuất khẩu được trong những năm gần đây. Trong khối ASEAN, Việt Nam là một trong những nước sản xuất chè lớn nhất, do có nhiều lợi thế tương đối về thổ nhưỡng, khí hậu. Hiện nay ta xuất sang thị trường này mỗi năm chừng 400- 500 tấn, trong đó chủ yếu là thị trường Singapore và Malaysia. Việt Nam đã tham gia AFTA vào năm 2007 nên chè Việt nam có nhiều có hội để thúc đẩy xuất sang thị trường này.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố - Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w