Kiến nghị về việc tạo điều kiện cho ngân hàng thơng mại và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển quan hệ tín dụng an toàn,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I -ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 70 - 72)

- Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật cũng nh các quy định của ngành, hệ thống.

NHĐT&PTVn

3.4.1.2. Kiến nghị về việc tạo điều kiện cho ngân hàng thơng mại và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển quan hệ tín dụng an toàn,

khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển quan hệ tín dụng an toàn, hiệu quả.

a)Về giao dịch bảo đảm.

Nghị định 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và thông t 06/2000/TT- NHNN1 hớng dẫn thực hiện giao dịch bảo đảm, Thông t số 10, 11/2000/TT- NHNN1 tháo gỡ vớng mắc trong thực hiện nghị định 178, Quyết định 284/2000/QĐ- NHNN1 về quy chế cho vay của các Tổ chức tín dụng... đã cởi trói cơ chế tín dụng cho các ngân hàng thơng mại hơn nữa. Việc nới lỏng cơ chế tín dụng đã giúp khu vực kinh tế t nhân tiếp cận vốn ngân hàng ngày càng tăng. Tuy nhiên, các quy định ban hành vẫn còn nhiều chỗ bất cập, hạn chế quan hệ tín dụng giữa khu vực kinh tế t nhân và các ngân hàng thơng mại. Điển hình là:

- Trong điều 20, nghị định 178/NĐ-CP và mục1, chơng IV của Thông t 06/2000/TT-NHNN1 hớng dẫn quy định khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản phải có dự án đầu t hoặc phơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, khả năng hoàn trả nợ, hoặc có dự án của NHNN quy định... Bên cạnh đó, tại điều 7 của quyết định 284/2000/QĐ-NHNN1 quy định điều kiện vay vốn, thì một trong những điều kiện đó là “có dự án đầu t, phơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu t, phơng án phục vụ đời sông khả thi theo phơng án trả nợ khả thi”. Nh vậy thực tế, điều kiện để khách hàng vay vốn không có tài sản bảo đảm là rất chung chung. Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có những văn bản hớng dẫn rõ những tiêu chí chủ yếu để các tổ chức tín dụng làm cơ sở cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và phân biệt các điều kiện vay thông thờng.

- Tại khoản 2 điều 20 Nghị định 178/1999/NĐ-CP quy định đối với khách hàng vay không có tài sản thế chấp là doanh nghiệp còn có thêm điều kiện là kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong hai năm liền kề với thời điểm xem xét. Điểm quy định nàylà rất khó khăn đối với các doanh nghiệp NQD bởi sự biến động của thị trờng, giá cả, mức độ cạnh tranh có thể tạo cho doanh nghiệp lỗ tạm thời. Chẳng hạn, với những doanh nghiệp kinh doanh lơng thực, cà phê năm 2000 sẽ gặp khó khăn bởi giá giảm liên tục và lợng xuất khẩu không đạt đợc nh kế hoạch. Kết quả là hầu nh những doanh nghiệp kinh doanh mặth hàng này đều bị lỗ năm 2000. Trờng hợp những doanh nghiệp mới thành lập, mặc dù có phơng án sản xuất kinh doanh, đầu t có hiệu quả thì cũng không thể vay vốn bằng hình thức không có tài sản đảm bảo. Một nảy sinh khác là các doanh nghiệp có hai năm trớc thời điểm vay vốn kinh doanh có lãi

nhng cha cân đối đợc số lỗ của các năm trớc nên kết quả kinh doanh thể hiện trên sổ sách quyết toán là còn lỗ. Trên nguyên tắc thì trờng hợp này không đợc vay vốn không có tài sản bảo đảm. Nh vậy, chính phủ cần nới lỏng quy định này hay có thông t hớng dẫn các tổ chức tín dụng trong việc xem xét hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trớc khi quyết định cho vay không có tài sản bảo đảm chứ không nhất thiết phải theo nguyên tắc có lãi hai năm liền.

- Chính phủ cần nhanh chóng đa quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vào hoạt động, giúp các doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp đợc vay vốn ngân hàng.

- Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp NQD vay vốn ngân hàng thông qua việc cho phép các doanh nghiệp này nếu hoạt động có hiệu quả đợc vay vôn ngân hàng tới mức 100 triệu đồng hoặc 200 triệu đồng không phải thế chấp bằng tài sản miễn là đảm bảo đợc ba điều kiện: Dự án có hiệu quả, ba năm liền kề hoạt động kinh doanh có lãi, tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín trong quan hệ vay vốn ngân hàng.

- Trên thực tế, hiện nay khu vc kinh tế NQD vay vốn ngân hàng đều phải có tài sản thế chấp, và chủ yếu là nhà đất. Tuy nhiên hiện nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà đất còn nhiều thủ tục rờm rà gây mất thời gian. Nh vậy, trong khi Nhà nớc cha thể cấp ngay đợc giấy chứng nhận chính thức thì cần có văn bản dới luật hớng dẫn cụ thể và thống nhất trong từng địa phơng về việc sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng đảm bảo đúng luật.

b)Về cơ chế chính sách xử lý rủi ro và tài sản đảm bảo

Hiện nay, chỉ có tín dụng đối với khu vực kinh tế nhà nớc khi xảy ra rủi ro thì ngân hàng thơng mại mới đợc nhà nớc khoanh nợ. Thực tế này làm cho các ngân hàng thơng mại có tâm lý ngại cho vay khu vực NQD. Vì vậy Chính phủ nên có chính sách xử lý rủi ro đối với các ngân hàng cho vay vốn khu vực kinh tế NQD bình đẳng nh đối với khu vực nhà nớc nh: khoanh nợ, giảm nợ, u đãi lãi suất, xoá nợ...

Không hình sự hoá các quan hệ kinh tế - dân sự trong quan hệ tín dụng giữa các NHTM với khu vực kinh tế NQD khi xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp không trả đợc nợ ngân hàng.

Về xử lý tài sản thế chấp: Điều 359 của Bộ Luật Dân sự và Điều 54 của Luật các Tổ chức tín dụng quy định ngân hàng thơng mại đợc quyền bán tài sản cầm cố hợp pháp để thu hồi nợ, bán tài sản thế chấp để thu hồi vốn nếu đến thời hạn trả nợ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Thực tế không ít những tài sản thế chấp không đợc xử lý

ngay mà phải chờ phán quyết của toà án và thời gian có thể kéo dài từ 3 tháng đến vài năm. Điều này gây tổn thất cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn đa vào hoạt động, cha kể đến những biến động của giá cả, tác động của hao mòn tài sản... Vì vậy Chính phủ cần có những quy định về phát mại tài sản thế chấp, cầm cố nhằm tránh thiệt hại cho ngân hàng.

Ngoài ra, trong những năm qua thực tế có rất nhiều doanh nghiệp NQD có đăng ký kinh doanh, vay vốn ngân hàng rồi tự nhiên “mất tích”, xù nợ của ngân hàng. Do đó cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cần phải thờng xuyên kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về t cách pháp nhân của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không đúng ngành nghề nh trong giấy phép đăng ký thì phải kịp thời xủ lý. Có nh vậy mới hạn chế rủi ro đạo đức do khách hàng gây nên.

c) Chính sánh tài chính tín dụng

Thực hiện chính sách tài chính tín dụng đối với kinh tế NQD bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nớc; đảm bảo kinh tế NQD tiếp cận và đợc hởng các u đãi của nhà nớc cho kinh tế hộ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho đầu t theo mục tiêu đợc nhà nớc khuyến khích.

Sớm ban hành quy định về cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp NQD. Tiếp tục đổi mới chế độ kê khai và nộp thuế phù hợp với đặc điểm của các chủ thể NQD, vừa tạo thuận lợi cho ngời kinh doanh, vừa chống thất thu thuế. Có chính sách bảo hiểm rủi ro cho hoạt động của khu vực NQD trong kinh tế thị trờng; Khuyến khích thành lập và tham gia quỹ bảo hiểm tơng hỗ của các doanh nghiệp. Ban hành quy định về đăng ký về sở hữu tài sản, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh.

Sửa đổi bổ sung chế độ kế toán phù hợp với trình độ của các doanh nghiệp NQD; tạo điều kiện cho doanh nghiệp NQD sử dụng dịch vụ kiểm toán; thực hiện công khai tài chính doanh nghiệp hàng năm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I -ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w