Cho vay ngắn hạn 9884 44% 134.123 56% 172.214 60%

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây (Trang 32 - 35)

II. Thực trạng và đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng đầu tư và & phát triển Hà Tây

1.Cho vay ngắn hạn 9884 44% 134.123 56% 172.214 60%

2. Cho vay trung và dài hạn 74.879 36% 75.608 32% 78.456 27%

3. Tài trợ uỷ thác đầu tư. 40.262 20% 30.213 12% 35.859 27%

III. Phần dư trưng và dài hạn và tài trợ

-7.266 -8.268 -22.675

Theo số liệu bảng 1 ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây tăng lên rõ rệt, năm 1999 tăng (44,7%) so với năm 1998 và năm 2000 tăng (13,9%) bằng 386.916 triệu. Tuy nhiên tỷ trọng vốn trung và dài

hạn so với tổng nguồn lại giảm, cụ thể qua ba năm 1998 – 2000 tưng ứng là 29%,18%,15%. Về số tuyệt đối năm 1999 là 61.203 triệu đến năm 2000 chỉ còn 58.369 triệu. Điều này cho thấy việc nguồn vốn tăng mạnh là do sự tăng lên của nguồn vốn huy động ngắn hạn. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều ngân hàng thương mại khác trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng thừa nhiều vốn ngắn hạn từ huy động, gây nên tình trạng “ứ đọng vốn ngắn hạn” song lại thiếu vốn trung và dài hạn cho đầu tư của nền kinh tế.

Tiếp theo ta thấy tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây có su hướng giảm, ,Năm 1998 tỷ lệ này là 36%, đến năm 1999 và năm 2000 tỷ lệ này còn tương ứng là 32% và 27%. Mặc dù tổng cho vay trung và dài hạn chủa ngân hàng từ năm 1998 đến năm 2000 co sự tăng về giá trị tuyệt đối từ năm 1998 đến năm 2000 có giá trị tương ứng là 74.879 triệu đồng, 75.608 triệu đồng và 78.456 triệu đồng. nhưng ta thấy mức tăng này chưa đáng kể và tương xứng với ngân hàng đầu tư một ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là cho vay trung và dài hạn cho các dự án đầu tư .Mặt khác nếu xét riêng tốc độ tăng trưởng các khoản cho vay trung và dài hạn ta thấy rằng từ năm 1998 đến năm 2000 cũng đã có sự tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng trưởng không cao cụ thể tốc độ tăng trưởng của nguồn này tương ứng là 0,9%, 3,76%.Điều đó cho thấy việc cho vay trung và dài hạn cũng gặp nhiều khó khăn, một phần có thể về phía khách hàng không giám vay do làm ăn không hiệu quả về phía ngân hàng có thể không cho vay được vì các dự án đưa ra có thể không mang tính khả thi, hay ngân hàng không thể huy động được nhiều nguồn vốn này...

Xem xét mối quan hệ dữa huy động và cho vay trung và dài hạn và tài trợ cho đầu tư phát triển ta thấy trong 3 năm từ 1998 đến năm 2000 số dư phần trênh lệch này kết âm tương ứng là (-7.266, -8.268,-22.675 triệu đồng). Như vậy ta thấy nguồn vốn trung và dài hạn và tài trợ uỷ thách đầu tư của ngân hàng chua đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Mặt khác cũng nhìn vào tỷ lệ âm này ta thấy ngân hàng đã có một sự cân đối trong cho vay ngắn hạn để lấy

một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn cho đầu tư phát triển, theo dúng chỉ thị 12/CT-NH. của ngân hàng nhà nước, đây là một giải pháp tình thế ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được phép lấy 20% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho nền tế trong điều kiện các ngân hàng thương mại đang thừa vốn ngắn hạn. Do vậy dự nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng lớn hơn mức huy trung và dài hạn và tài trợ uỷ thách đầu tư. Tuy nhiên ngân hàng sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho nay trung và dài hạn các dự án đầu tư sẽ làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Do vây nếu khai thác được có hiệu quả nguồn vốn có thời gian dài hơn nữa thì ngân hàng sẽ có thể cho vay đầu tư phát triển nhiều hơn nữa. điều này ngân hàng nhận thức rõ vấn đề và cố gắng trong việc tìm kiếm nguồn vốn có thời gian dài để cho vay đầu tư phát triển.

Trong tương lai , theo su hướng chung thì công tác huy động vốn có thời gian dài cho đầu tư phát triển xẽ đựoc chú trọng, bởi nhu cầu về nguồn vốn có thời gian dài trong các doanh nghiệp đang có đòi hỏi rất lớn do các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới các trang thiết bị, xây dựng mới các nhà xưởn... để nâng cao trình độ sản xuất phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Do vậy ngân hàng cần phải đáp ứng nhu cầu của các doạn nghiệp và cần đảm bảo an toàn và hiệu quả. Mặt khác đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực phấn đấu để làm ăn hiệu quả và có thể đảm bảo chi trả đúng hạn cho các khoản nợ của ngân hàng. Có như vậy ngân hàng mới tồn tại và phát triển được.

Tóm lại: Việc cân đối dữa huy động nguồn và sử dụng vốn nói chung và

vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng là rất khó cho sự đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Do vậy đòi hỏi ngân hàng phải đề ra đựoc những giải pháp hưu hiệu trong cả huy động vốn và sử dụng vốn nhằm phục vụ tốt hơn cho đầu tư phát triển.

Để thấy rõ hơn và đề ra những giải pháp cho huy động vốn và sử dụng vốn cho đàu tư và phát triển đòi hỏi ta phải xem xét cụ thể thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây (Trang 32 - 35)