Đổi mới quy trình cho vay phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 47 - 49)

DNV&N thường có quy mô hoạt động nhỏ, trình độ quản lý còn hạn chế, hệ thống sổ sách không rõ ràng, nhu cầu món vay nhỏ… Do vậy, để DNV&N có thể tiếp cận vốn ngân hàng một cách dễ dàng cần xây dựng quy trình thủ tục vay vốn phù hơp với điều kiện và nhu cầu vay vốn của các DNV&N. Trong quá trình xây dựng quy trình cho vay, ngân hàng cần chú ý tới giảm bớt các thủ tục không cần thiết, xử lý nhanh chóng các thủ tục có thể

nhanh và xử lý các thủ tục có thể cùng một lúc để đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho các doanh nghiệp.

Chi nhánh cần rà soát lại các văn bản liên quan đến quy chế cho vay, đặc biệt là đối với các DNV&N, chỉnh sửa kịp thời những quy định không phù hợp với thực tiễn. Các quy định cần rõ rang hơn để tránh tình trạng hiểu sai hoặc cố tình vận dụng. Chi nhánh cũng cần cụ thể hóa thể lệ, chế độ mà Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành bằng một quy trình cho vay riêng đối với các đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt là đối với đối tượng khách hàng DNV&N, nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với đặc điểm của chi nhánh.

Ngoài ra, việc làm rất càn thiết của chi nhánh để đổi mới quy trình cho vay là thực hiện đơn giản hóa thủ tục cho vay, chú trọng những nội dung cần thiết, loịa bỏ nhưng nội dung không cần thiết. Thực tế đã chứng minh, thủ tục vay vốn phức tạp làm cho khách hàng cảm thấy phiền hà, rắc rối nhưng đây cũng không phải là điều kiện tiên quyết làm giảm rủi ro cho ngân hang mà chỉ làm cho khách hàng e ngại, hạn chế khách hàng đến với ngân hàng. Nhiều giấy tờ, nhiều con dấu… rõ rang là hết sức phức tạp, phiền hà đối với các DNV&N, đặc biệt là đối với những món vay nhỏ. Để giảm thiểu rủi ro cũng như dễ dàng trong quản lý và để chứng minh việc người vay đã nhận tiền thì phần theo dõi tiền vay cần được thiết kế đầy đủ các nội dung như ngày, tháng, năm, số chứng từ, số tiền vay, số tiền đã nhận, chữ ký người nhận,… để mỗi lần nhận tiền vay, người vay chỉ ký tên mình vào phần theo dõi tiền vay là đủ mà không cần phải viết giấy nhận nợ như vẫn thường làm.

Hơn nữa, ngân hàng nên xử dụng phương pháp tính điểm trong thẩm định cho vay DNV&N mà NHCT Việt Nam đã ban hành phương pháp tính điểm chung cho các doanh nghiệp trong Sổ tay tín dụng năm 2004, nhưng cần chú ý tới những đặc điểm riêng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một trong

những khó khăn lớn nhất của cán bộ ngân hang khi xem xét cho vay đối với DNV&N là thẩm định tín dụng. Việc thẩm định và quyết định cho vay của các NHTM dựa chủ yếu vào tài sản thế chấp. Trong khi đó, DNV&N không có hoặc không có đủ tài sản thế chấp để vay vốn, đây cũng là trở ngại lớn nhất cho các DNV&N khi tiếp cận vốn vay của NHTM. Để khắc phục trở ngại này, kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới cho thấy, cần phải thay đổi phương pháp thẩm định, đánh giá rủi ro của các khoản vay dựa trên tài sản thế chấp bằng phương pháp tính diểm tín dụng. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp thẩm định tín dụng hiện đang áp dụng trong các NHTM là giảm bớt chi phí và thời gian cho vay thong qua chuẩn hóa quy trình; tăng hiệu quả cho vay nhờ vào việc tự động hóa một phần ra quyết định.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 47 - 49)