Đánh giá tình hình huy động vốn tại Techcombank: 1 Phân tích cơ cấu huy động vốn của Techcombank:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 42 - 49)

B, Các yếu tố chủ quan khác:

2.4.Đánh giá tình hình huy động vốn tại Techcombank: 1 Phân tích cơ cấu huy động vốn của Techcombank:

2.4.1. Phân tích cơ cấu huy động vốn của Techcombank:

Trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn từ đầu năm 2009 đến nay tuy nhiên kết quả huy động của Techcombank qua những năm qua đã khẳng định được chiến lược huy động hiệu quả. Kết quả cụ thể qua các năm 2007, 2008, 2009 và 06 tháng năm 2010 như sau:

Biểu 2.1: Quy mô huy động vốn so với các NH khác Đơn vị: Tỷ VND Năm/ Ngân hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T đầu năm 2010

Quy mô Quy mô Tốc độ tăng Quy mô Tốc độ tăng Quy mô Tốc độ tăng Techcombank 34,686 39,616 114% 62,348 157% 82,754 133%

Sacombank 44,027 60,219 137% 82,975 138% 93,596 113%

ACB 55,283 87,900 159% 112,374 128% 128,357 114%

VIB 14,373 15,897 111% 26,498 167% 31,657 119%

Nguồn: Phòng kế toán tài chính hội sở

Qua các chỉ số huy động như trên có thể thấy tốc độ huy động vốn của Techcombank tăng dần đều qua các năm và có xu hướng tăng cao nhất so với các ngân hàng TMCP khác. Điều này một phần khẳng định khả năng huy động vốn của Techcombank thông qua chính sách đúng đắn của ngân hàng trong những năm vừa qua. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua cơ cấu huy động vốn qua các năm như sau:

Biểu 2.2: Cơ cấu huy động theo loại hình của Techcombank

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T đầu năm 2010 Số tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ Số tiền trọngTỷ

TGTT của

TC, cá nhân 11,274 33% 5,261 13% 9,335 15% 8,945 11% Tiền gửi tiết

kiệm 13,203 38% 32,346 78% 39,457 62% 56,480 68% Phát hành GTCG 1,751 5% 2,778 7% 6,229 10% 4,340 5% Tiền gửi khác của TCTD 8,459 24% 1,292 3% 8,654 14% 12,769 15% Tổng 34,686 100% 41,677 100% 63,675 100% 82,534 100%

Nguồn: Phòng kế toán tài chính hội sở

Với mục tiêu đa dạng hoá các hình thức huy động nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, dân cư tăng cường nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, thời gian qua Techcombank đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những kỳ hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới để tăng doanh số huy động.

Tiền gửi thanh toán có sự gia tăng không đều về quy mô và tỷ trọng qua các năm. Năm 2007, tỷ trọng tiền gửi thanh toán chiếm tỷ lệ đáng kể là

33% đạt 11.274 tỷ VND trong tổng nguồn huy động nhưng trong các năm sau này tỷ trọng này dần dần giảm năm 2008 là 5.261 tỷ VND, 2009 là 9.335 tỷ VND và 6 tháng đầu năm 2010 là 9.845 tỷ VND. Mặc dù, Techcombank đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán cũng như giới thiệu tới khách hàng những dịch vụ mới. Thêm vào đó là gia tăng mạng lưới giao dịch trên khắp đất nước, mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng liên kết, tăng cường tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản, ứng dụng internet vào giao dịch ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong 06 tháng đầu năm 2010 vẫn chưa đạt theo yêu cầu và chiếm tỷ trọng ít ỏi là 11%. Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn huy động giá rẻ mà Techcombank hoàn toàn có thể thu hút được nhiều hơn nữa với những dịch vụ gia tăng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Tuy nhiên, Tiền gửi tiết kiệm tăng về quy mô so với các năm và có tốc độ tăng đột biến từ năm 2008, thời điểm lãi suất huy động của các NHTMCP lên cao nhất là 21%/năm. Techcombank đã đưa ra các chương trình khuyến mại đi kèm với các loại hình tiết kiệm như: Tiết kiệm siêu may mắn với giải nhất lên đến 1 tỷ đồng và được thực hiện kéo dài suốt năm 2008; chương trình tiết kiệm trúng Mercedes với giải thưởng là chiếc xe Mercedes cũng đã thu hút được rất lớn nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân và để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Với các loại hình tiết kiệm đa dạng và phong phú như tiết kiệm giáo dục - tích luỹ bảo gia, tiết kiệm an tâm công tác, tiết kiệm F@stsaving, tiết kiệm đa năng thủ tục đơn giản, nhanh gọn phù hợp với nhu cầu tích luỹ dần dần đối với đại bộ phận cán bộ nhân viên, thanh niên và các tầng lớp cao tuổi cũng đã thu hút được lượng khách hàng rất lớn. Nguồn vốn huy động qua kênh này phát huy rất hiệu quả và kết quả là tỷ trọng của nguồn vốn này luôn duy trì ở mức cao nhất so với các nguồn khác. Năm 2008 tăng đột biến lên 32.346 tỷ VND do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhưng

các năm sau này quy mô huy động vẫn tăng đều đều từ 39.457 tỷ VND năm 2009 và 56.480 tỷ VND cho 06 tháng đầu năm 2010.

Tuy nhiên tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tiền gửi thanh toán của tổ chức, cá nhân. Điều này đòi hỏi Techcombank cần nghiên cứu sâu hơn nhằm gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ hơn so với nguồn vốn huy động từ gửi tiết kiệm. So với năm 2007, năm 2008 tốc độ tăng nguồn tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân giảm 20% trong khi đó nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 40%. Phần nào là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sức ép thanh khoản vì đã cho vay vượt quá độ mức hợp lý, hiện tượng các ngân hàng cạnh tranh tăng lãi suất tiết kiệm ồ ạt. Nguyên nhân này đã làm mất cân bằng trong cơ cấu huy động vốn của các NHTMCP không chỉ riêng Techcombank.

Trong đó tiền gửi khác của các TCTD đã có sự gia tăng đáng kể, năm 2009 tăng 11% so với năm 2008 và trong 06 tháng đầu năm tỷ trọng huy động từ các TCTD đã đạt được 15% như bảng sau:

Biểu 2.3: Cơ cấu huy động theo thị trường của Techcombank

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T đầu năm 2010 Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ

Thị trường 1 26,227 76% 40,385 97% 55,021 86% 69,765 85% Thị trường 2 8,459 24% 1,292 3% 8,654 14% 12,769 15% Tổng 34,686 100% 41,677 100% 63, 675 100% 82, 534 100%

Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động của NHTM trên hai khía cạnh ổn định và chi phí. Qua số liệu từ bảng ta thấy nguồn vốn huy động trên thị trường 1 của Techcombank tương đối ổn định và tăng đều qua các năm. Năm 2007 là 26.227 tỷ VND, năm 2008 là 40.385 tỷ VND, năm 2009 là 55.021 tỷ và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010 đã huy động được 69.765 tỷ VND. Tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn của Techcombank: năm 2008 là 97%, năm 2009 là 86% và 6 tháng đầu năm 2010 đã đạt 85%. Qua đây đã thấy chính sách huy động vốn của Techcombank đã và đang đi đúng hướng và đạt hiệu quả đáng kể. Với rất nhiều chương trình Marketing hiệu quả cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt đã giữ chân và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Techcombank.

Trong khi đó vốn của Techcombank trên thị trường 2 có xu hướng không tăng nhiều về tỷ trọng thể hiện sự ổn định trong nguồn vốn huy động. Năm 2008 do lãi suất huy động dân cư tăng cao đột ngột nên nguồn vốn huy động liên ngân hàng chỉ chiếm một phần ít trong tổng huy động của ngân hàng là 3%. Sang đến năm 2009 thị trường phục hồi và lãi suất huy động ngân hàng đã cân bằng trở lại nguồn vốn này lại tiếp tục chảy vào ngân hàng và gia

tăng tỷ trọng lên 14%. Trong 06 tháng đầu năm 2010 tỷ trọng của nguồn vồn liên ngân hàng đã vượt tỷ trọng của năm 2009 và đạt 15% tăng nguồn vốn huy động từ thị trường 2 lên 12.769 tỷ VND. Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số vốn của Techcombank. Điều này chứng tỏ vốn huy động của Techcombank không phụ thuộc vào vốn huy động từ thị trường 2 để cấp vốn cho việc phát triển danh mục đầu tư và cho vay.

Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo kỳ hạn của khoản tiền cho thấy nguồn vốn không kỳ hạn tuy tăng về số lượng nhưng tỷ trọng có chiều hướng giảm qua các năm cụ thể: năm 2007 đạt tỷ trọng 43% tức là 11.274 tỷ VND, năm 2008 giảm còn 13%, năm 2009 là 17% và 6 tháng đầu năm 2010 đạt 13%. Đối với một ngân hàng với mục tiêu bán lẻ là chủ yếu thì cơ cấu huy động như vậy là chưa hợp lý. Nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn vốn mất chi phí nhỏ nhất nên là nguồn vốn có khả năng sinh lợi cao nhất. Tuy nhiên, với những dịch vụ gia tăng đối với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn không nhiều và không đa dạng nên Techcombank vẫn chưa thu hút được khách hàng mở nhiều tài khoản hơn nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khi đó nguồn vốn có kỳ hạn ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu huy động. Tăng từ 57% - năm 2007 và tăng đột ngột lên 87% - năm 2008, đến 6 tháng đầu năm 2010 chiếm 87% cho thấy một cơ cấu huy động không hợp lý và gia tăng sức ép chi phí vốn lên hệ thống. Mặt khác, việc hạn chế cho vay đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc quay vòng vốn để kiếm lợi nhuận bù vào phần chi phí phải trả.

Biểu 2.4: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn

Đơn vị:TỷVND

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T đầu năm 2010 Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ Số tiền trọngTỷ

Tiền gửi không

kỳ hạn 11,274 43% 5,261 13% 9,335 17% 8,945 13% Tiền gửi có kỳ

hạn 14,954 57% 35,124 87% 45,686 83% 60,820 87%

Tổng 26,227 100% 40,385 100% 55,021 100% 69,765 100%

Nguồn: Phòng kế toán tài chính Hội sở

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 42 - 49)