2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của cácNHTM Việt Nam:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp TM Việt Nam trong tiến trình hội nhập (Trang 33 - 46)

Để tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM , chúng ta sẽ nghiên cứu một số yếu tố của Ngân hàng dựa trên mô hình sức cạnh tranh tổng thể của Michael Porter đã trình bày ở phần I.

2.2.1- Các yếu tố nội tại của hệ thống NHTM:

• Yếu tố về vốn

Nh đã đề cập ở phần I, vốn là yếu tố nội tại đầu tiên cần đợc nhắc đến bởi vai trò quan trọng của nó đối với hoạt động của các NHTM . Vốn tự có là nguồn lực cơ bản để minh chứng cho sức mạnh tài chính của các NHTM , quyết định quy mô hoạt động , tầm vơn và độ an toàn cho các hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng trên thơng trờng . Chính

vì vậy, giới quản trị , điều hành ngân hàng, khách hàng và các cơ quan quản lý đều quan tâm đến khă năng của ngân hàng trong việc duy trì và đảm bảo mức vốn đầy đủ.

Song hiện nay , quy mô vốn tự có của các NHTM Việt Nam là rất nhỏ bé, kể cả các NHTMQD. Lớn nhất trong hệ thống các NHTMQD là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NHNo &PTNT ) Việt Nam với 4800 tỉ đồng, còn các NHTMQD khác chỉ có từ 2000 – 3000 tỉ đồng. Theo tỉ giá 1USD=15.500VND thì các chỉ con số trên t- ơng đơng 300 triệu USD và 130 – 150 triệu USD. Các NHTMCP có tổng vốn điều lệ khoảng trên 25000 tỉ đồng, tơng đơng 170 triệu USD. Nh vậy, trung bình mỗi NHTMCP chỉ có khoảng trên 3 triệu USD vốn điều lệ ( số liệu tính đến tháng 1/2004 ). Với quy mô vốn nh vậy, các ngân hàng nớc ta chỉ đợc xếp vào loại trung bình và nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực , chứ cha nói tới các ngân hàng của Châu Âu hay Hoa Kỳ. Tỷ trọng tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên GDP còn rất khiêm tốn nếu đem so với một số nớc nh Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia..(số liệu bảng 9 )

Bảng 9 Quy mô hệ thống ngân hàng (tỷ trọng của NH so với GDP)

Chỉ số 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng tài sản hệ thống NHVN (tỉ VND) 85927,27 103810,8 127897,1 158939,4 279833,3 Tổng tài sản hệ thống NHVN /GDP (%) 32 33 35 40 60 Tổng d nợ NH / GDP (%) Malaysia 84 91 105 98 Thái Lan 102 118 119 111 Indonesia 55 58 60 42 Philippin 42 51 50 43 Trung Quốc 90 98 108 121 Nguồn : IMF tại Việt Nam (2001), Báo cáo nghiên cứu của ADB số 25

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là sự so sánh tơng đối do quy mô tài sản ở các nớc Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Trung Quốc đợc tính theo tiêu chí tổng số d nợ.

Tóm lại, quy mô vốn của các NHTM nớc ta còn yếu. Sự mỏng manh về vốn này đã làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng đồng thời tăng rủi ro tín dụng của họ.

Về thực lực tài chính đã vậy, còn các yếu tố liên quan đến sự lành mạnh và an toàn tài chính các NHTM nớc ta cũng không đợc bảo đảm. Có thể mỗi ngân hàng có ph- ơng pháp quản trị vốn tự có khác nhau: có ngân hàng lấy an toàn làm tiêu chí để định h - ớng hoạt động kinh doanh, nhng cũng có ngân hàng lại chấp nhận rủi ro để xích gần tới những cơ hội sinh lời cao hơn. Tuy nhiên, dù phong cách quản trị nh thế nào đi chăng nữa thì vấn đề an toàn vốn phải đợc quan tâm đúng mức. Theo quyết định số 297/1999 QĐ - NHNN5 ngày 25/8/1999 của Thống đốc NHNN Việt Nam, tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Có đợc điều chỉnh theo mức độ rủi ro phải đạt mức tối thiểu là 8 %. Tỷ lệ này cũng phù hợp với quy định của quốc tế về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hay còn gọi là tỷ lệ bảo toàn vốn – CAR) trong Hiệp định BASEL. Nhng trên thực tế, trớc thời điểm tháng 9/2002, tại các NHTMQD, tỷ lệ này chỉ ở mức 1,5 – 3 %. Tình hình có đ ợc cải thiện hơn sau khi vốn điều lệ của các ngân hàng này đợc bổ sung tăng lên, song vẫn có khoảng cách khá xa so với yêu cầu, bởi vì cùng với việc vốn điều lệ đợc cấp bổ sung thì d nợ cho vay của các ngân hàng cũng tăng nhanh. Hiện nay, tỷ lệ CAR ở các NHTM Việt Nam cao nhất cũng cha tới 5 %. Con số trên cho thấy vùng đệm an toàn để bù đắp rủi ro thất thoát của các ngân hàng là rất mỏng manh. Khi so sánh chất lợng hệ thống ngân hàng Việt Nam với một số nớc trên thế giới, có thể thấy chúng ta đang đứng ở vị trí tơng đối thấp ( bảng 10),

Bảng 10 - Xếp hạng chất lợng HTNH Việt Nam so với một số nớc năm 2000

Nớc Mức độ rủi ro tài chính Tính lành mạnh của ngân hàng

Việt Nam 49 53 Trung Quốc 5 50 Singapore 3 13 Malaysia 9 41 Thailand 21 56 Inđonesia 46 58 Philippin 28 34

Nguồn : Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2000

Tóm lại , tình trạng về vốn của các NHTM nớc ta đang ở mức yếu kém cả về quy mô và chất lợng. Vì lợi ích của công chúng, vì sự tồn tại và phát triển trong môi trờng cạnh tranh quyết liệt, việc quản lý vốn của ngân hàng phải trở thành một yêu cầu mang tính pháp lý .

• Yếu tố con ngời :

Có thể nói , con ngời luôn giữ vai trò trung tâm trong mọi hoạt động kinh tế xã hội . Trong lĩnh vực ngân hàng , con ngời càng có vai trò quan trọng do đây là một hoạt động dịch vụ , việc duy trì quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng là nhiệm vụ trung tâm cho sự tồn tại và phát triển của các NHTM .

Qua số liệu khảo sát về lực lợng lao động trong ngành ngân hàng tại hai thời điểm 31/12/1990 và 31/12/1997 cho thấy đã có sự giảm mạnh về tỷ lệ lao động cha qua đào tạo, giảm từ 39% xuống còn 22% năm 1997 . Trong khi đó, tỷ trọng lao động đợc đào tạo trên đại học và đại học trong toàn ngành tăng đáng kể từ 20% lên 39% . Tuy nhiên, nếu so sánh với hệ thống ngân hàng của các nớc khác thì tỷ lệ lao động trên đại học và đại học trong tổng số lao động của Việt Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều, cụ thể ở Thái Lan là 65% . Một trong những điểm yếu về trình độ của cán bộ ngân hàng xuất phát từ đặc thù hình thành và phát triển ngành ngân hàng, nguồn nhân lực do chuyển từ mô hình kinh tế cũ nên rất đông ngời chịu ảnh hởng khá nặng của t tởng kinh doanh bao cấp . Phần đông trình độ của cán bộ còn bất cập, nhiều cán bộ cha qua đào tạo cơ bản và trong số đó không ít ngời khó có khả năng đào tạo lại, số khác tuy đợc đào tạo song hiểu biết rất hạn chế về kinh tế thị trờng và kinh doanh ngân hàng hiện đại . Theo đánh giá chung thì ngay cả trong số cán bộ có trình độ cao vẫn có một số bất cập nh :

- Khoảng một nửa số cán bộ trên đại học trong ngành hiện nay đợc đào tạo ở nớc ngoài dới thời bao cấp nên chịu ảnh hởng của quan điểm đào tạo cũ, xuất phát điểm về kinh tế thị trờng không cao, tuy có phơng pháp luận tốt nhng phần đông đã cao tuổi, khó tiếp cận với t duy mới trong kinh doanh ngân hàng .

- Hơn một nửa cán bộ trên đại học hiện nay đợc đào tạo trong cơ chế mới nhng do việc đào tạo đợc thực hiện ồ ạt, ngắn hạn nên đã bộc lộ những vấn đề về chất lợng đào tạo .

- Một số ít đợc đào tạo tại một số quốc gia phơng Tây, đợc trang bị kiến thức về kinh tế thị trờng, về kinh doanh hiện đại và có phơng pháp luận tơng đối tốt, tuy nhiên khả năng ứng dụng lý luận vào thực tế còn hạn chế .

Ngoài ra , còn rất nhiều vấn đề khác nh khả năng ngoại ngữ, trình độ tin học của đội ngũ cán bộ ngân hàng vẫn còn là một việc đáng quan tâm .

Bên cạnh vấn đề về đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung, vấn đề về năng lực quản trị điều hành của các nhà quản trị ngân hàng cũng nên đợc xem xét. Mặc dù trong quá trình đổi mới, năng lực này đã đợc nâng lên đáng kể, t duy về kinh doanh, về hiệu quả đang dần dần thay thế cho t duy thời bao cấp; tuy nhiên, phần lớn các nhà quản trị ngân hàng vẫn đang thiếu một tầm nhìn chiến lợc cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Họ cũng thiếu những giải pháp nhạy bén và cơng quyết, chậm trong việc xử lý những bài toán tình huống … Hơn nữa, công tác quản trị vẫn còn mang tính phiến diện, có những mảng công việc gần nh bỏ trống, không có sự quan tâm thích đáng. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng còn thiếu những cán bộ tác nghiệp giỏi, những nhà chuyên môn thật sự do đó còn lúng túng trong xử lý công việc, làm việc thiếu tính chuyên nghiệp, đôi khi rập khuôn, máy móc, thiếu tính linh hoạt. Mô hình tổ chức còn mang nặng tính hành chính, công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý rủi ro thiếu chủ động, cha hiệu quả; kiến thức về luật Việt Nam và luật quốc tế của nhân viên ngân hàng còn hạn chế. Với năng lực quản trị, điều hành và tác nghiệp nh vậy, chúng ta khó có thể đuổi kịp với các ngân hàng nớc ngoài một khi các cam kết hội nhập đợc thực hiện và cuộc chạy đua thực sự bắt đầu . • Yếu tố chất lợng hoạt động kinh doanh ngân hàng :

Có một thực tế là, kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đặc biệt là các NHTMQD đang kém dần đi, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng tài sản của nhiều ngân hàng đang ở mức báo động. Nợ quá hạn trên tổng d nợ của toàn bộ hệ thống ngân hàng tính đến tháng 3/2000 đã lên tới 13,1%, trong đó hệ thống các NHTMQD là 11%, lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ an toàn quy định là 5% ( số liệu bảng 11 )

Bảng 11 - Kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng giai đoạn 1990-2000

Đơn vị tính: %

Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 3/00

Cả hệ thống NH

vốn tự có Nợ quá hạn / tổng d nợ 13,7 11,1 6,0 7,8 9,3 12,4 12,0 13,2 13,1 Nợ quá hạn / tổng tài sản 6,0 6,6 5,5 4,8 5,5 7,4 6,8 7,2 7,1 Tổng vốn tự có / tổng tài sản 6,8 6,9 6,9 7,1 7,2 7,9 NHTMQD Nợ quá hạn / tổng vốn tự có 109,0 125,6 121,0 105,5 128,4 181,4 234,0 Nợ quá hạn / tổng d nợ 13,7 11,6 10,2 9,1 11,0 12,0 11,0 11,1 11,0 Nợ quá hạn / tổng tài sản 6,0 6,9 6,3 5,2 6,4 7,1 6,2 5,8 5,9 Tổng vốn tự có / tổng tài sản 5,5 5,5 5,0 4,9 5,0 7,2

Nguồn : Ngân hàng thế giới 1997, bảng 3.5, p.53 IMF Vietnam: Stastical Appendix & Background Notes, IMF staff Country report No00/116 August 2000 , p.24

Tình trạng nợ trong bảng cân đối tài sản của bốn ngân hàng thơng mại quốc doanh thực sự đáng lo ngại : Trong giai đoạn 1997-1998 , tỷ lệ nợ khó đòi chiếm hơn 12% tổng d nợ và trên 96% vốn tự có. Cuối năm 2000, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng d nợ khoảng 10%, nhng nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế thì con số này vào khoảng 24-30%. Một số NHTMCP có nợ quá hạn thậm chí vợt quá vốn tự có. Điều này chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng khá lớn và chất lợng tín dụng của hệ thống ngân hàng thấp.

Một điều đáng lo ngại nữa là, mặc dù khối lợng tài sản Có của hệ thống tài chính tăng lên một cách nhanh chóng nhng hệ thống tài chính Việt nam bị WB đánh giá là cha thực hiện đợc đầy đủ những chức năng của nó trong nền kinh tế thị trờng, bao gồm các chức năng huy động tiết kiệm và phân bổ tín dụng cho các khu vực kinh tế của nền kinh tế quốc dân một cách có hiệu quả. Trên thực tế, các ngân hàng Việt nam không thể huy động các khoản tiền gửi với mức độ nh hầu hết các nớc khác trong khu vực. Mức huy động vốn/GDP dù đã có sự tăng trởng nhanh từ 23% năm 1996 lên 34% năm 1999, nhng nếu so với các nớc trong khu vực, tỷ lệ này chỉ bằng 1/3 của Hàn Quốc và bằng 1/4 của

Trung Quốc. Một trong những lý do mà hệ thống ngân hàng cha thu hút đợc các nguồn lực nhàn rỗi trong dân là do độ tin cậy của nhân dân vào hệ thống ngân hàng vẫn cha cao. Theo tính toán, chỉ có khoảng 18% tổng số tiết kiệm đợc gửi tại các ngân hàng và TCTD. Do vậy , một phần lớn các khoản tiết kiệm đó vẫn tồn tại dới hình thức vàng và ngoại tệ với tỷ lệ lên tơí trên 30% .

Về chức năng điều chuyển vốn, hệ thống ngân hàng Việt nam vẫn cha thực sự đóng vai trò chủ chốt. Điều này đợc thể hiện qua các chỉ số về trình độ phát triển tài chính – tiền tệ, đặc biệt là chỉ số M2/GDP còn nhỏ so với các nớc, cho thấy nền kinh tế Việt nam vẫn còn là nền kinh tế “ tiền mặt “ ( số liệu bảng 12)

Bảng 12 Trình độ phát triển tài chính tiền tệ ( độ sâu tài chính ) của Việt Nam– –

và các nớc trong khu vực. Đơn vị tính: % Nớc / chỉ tiêu Xếp hạng năm 2000 1993 1994 1995 1996 Việt Nam 53 Tiền mặt / GDP 8,92 9,91 8,39 8,31 M2 / GDP 19,69 23,39 23,07 23,78 Tín dụng trong nớc / GDP 18,67 23,71 20,58 20,33 M2 /GDP Indonesia 39 43,4 44,9 48 52,2 Malaysia 9 83,7 81,9 85,5 93,8 Philippin 38 42,1 45,7 50,4 53,9 Thailand 12 79 77,9 79 81 Trung Quốc 14 100,6 99,5 102.2 109,7 Singapore 5 87,2 86,6 84,2 84,4 Nớc / chỉ tiêu Xếp hạng năm 2000 1997 1998 1999 2000 Việt Nam 53 Tiền mặt / GDP 8,00 7,48 10,38 11,78 M2 / GDP 26,02 28,36 35,66 44,63 Tín dụng trong nớc / GDP 21,30 22,46 22,40 27,07 M2 /GDP Indonesia 39 55,6 57,5 Malaysia 9 99,4 88,3 Philippin 38 60,8 60,8

Thailand 12 89,9 99,2 Trung Quốc 14 120,7 129,7

Singapore 5 69,4 116,6

Nguồn: IMF, Kinh tế tài chính thế giới 1970 – 2000.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự kém hiệu quả của các ngân hàng thơng mại, đặc biệt là NHTMQD chính là quyền tự chủ trong kinh doanh của các ngân hàng cha đợc tôn trọng. Việc cho vay của các ngân hàng này chịu ảnh hởng của những yếu tố phi kinh tế, đặc biệt là các khoản vay đối với các DNNN. Theo chỉ định của chính phủ ( tín dụng chính sách ), các ngân hàng thơng mại cung ứng các khoản vay mà không phải thế chấp tài sản cũng nh gia hạn thêm đối với một số khoản nợ, chuyển nợ ngân hàng thành vốn ngân sách cấp. Hậu quả là số nợ quá hạn của DNNN đối với các NHTMQD gia tăng. Riêng trong năm 1998, vốn cho vay với lãi suất u đãi theo chỉ định của cơ quan nhà nớc chiếm tới 10% tổng d nợ. Chính điều này đã làm cho tiềm lực tài chính của các NHTMQD tăng rất chậm, nguồn tài chính để tái đầu t bị suy kiệt theo chu kỳ xử lý nợ .

Ngoài ra, nếu xem xét với các ngân hàng trong khu vực thì tỷ lệ chi phí trong hoạt động, nhất là chi phí quản lý hành chính, chi phí nhân lực và chi nhánh của các NHTM Việt Nam trên tổng tài sản có đang ở mức cao, từ 5,5% đến 9,5% so với mức từ 2,5% đến 3% của các ngân hàng trong khu vực. Đây sẽ là thách thức chủ yếu của các ngân hàng thơng mại Việt nam khi cạnh tranh với các ngân hàng nớc ngoài trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới .

2.2.2 Nhu cầu của khách hàng .

Khách hàng là đối tợng phục vụ của ngân hàng, là yếu tố định hớng cho việc duy trì, mở rộng và phát triển của các NHTM. Sự thành công hay thất bại trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp TM Việt Nam trong tiến trình hội nhập (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w