- Có 4 loại sáo diều thường dùng:
b. Trật tự nghi lễ
3.1.1. Những giá trị văn hóa nghệ thuật được bảo lưu, phát triển trong lễ hội thả diều làng Bá Giang
trong lễ hội thả diều làng Bá Giang
Xác định những giá trị và đặc trưng của lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang gán với tâm thức tôn thờ Thành Hoàng và Thần Bản thổ ở địa phương. Loại hình văn hóa do trí tuệ sáng tạo của con người, hình thành các sản phẩm mang tính kỹ thuật, mỹ thuật và khoa học. Quy trình tổ chức lễ hội đậm đà tính dân tộc được đông đảo quần chúng tham gia. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc giữ gìn và bảo tồn đúng dáng vẻ làng quê Việt Nam. Phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống rất cần thiết. Nếu không, các mặt trái của nền kinh tế thị trường sẽ làm mất đi những đặc thù văn hóa dân tộc quý hiếm mà chúng ta không bao giờ lấy lại được.
Tục làm diều sáo và hội thả diều được tổ chức đều đặn qua các năm. Ngày 15 tháng 3 âm lịch, cùng với kỷ niệm Thành Hoàng làng, hình thức to nhỏ khác nhau nhưng tục lệ năm nào cũng duy trì được thả diều, các nghệ nhân cao tuổi đã hướng dẫn con cháu trong làng biết cách làm diều, làm sáo và kỹ thuật thả diều. Lớp trẻ đã hào hứng tiếp thu nên hàng năm có thêm hàng loạt diều loại nhỏ bay lên bầu trời quê hương. Các thế hệ kế tiếp nhau giữ gìn và phát huy tục lệ, thú chơi diều.
Những cánh diều quen thuộc của quê hương vẫn được gìn giữ như cách làm diều các loại diều như diều cánh muỗm, cánh chanh, màu nâu, màu xanh, màu da cam, diều nào cũng đem theo mình những cặp sáo 3 chiếc và có viết những bài thơ trên lưng diều.
Cảnh quan di tích lịch sử - văn hóa ở làng Bá Giang liên quan đến không gian của lễ hội thả diều rất cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
và sự tự giác giữ gìn của nhân dân địa phương. Đồng thời cũng cần sự quan tâm hơn nữa tới hoạt động của câu lạc bộ thả diều truyền thống cả vật chất và tinh thần để câu lạc bộ là một địa chỉ văn hóa dân gian sáng giá. Làm cơ sở cho việc tiến tới tổ thành điểm văn hóa - du lịch - lễ hội thả diều ở Bá Giang.