HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM RA CHỦ ĐỀ CỦA TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN VỢ CHỒNG A PHỦ (Trang 37 - 39)

Con đường đi và số phận của hai người thanh niên H.Mông - Mỵ và A Phủ - khá tiêu biểu cho vận mệnh lịch sử của nhân dân các dân tộc thiểu số miền núi trong cách mạng . Đấy là con đường từ tự phát đến tự giác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến, từ trong đau khổ tăm tối vươn ra ánh sáng, dưới sự dìu dắt của cán bộ Đảng. Trong quá trình ấy, những người nôngdân lao động nghèo khổ ở miền núi đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp và trở thành những quần chúng cách mạng, những con

Có thể xem nhận định trên là chủ đề truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Cùng với hai truyện nữa trong tập “Truyện Tây Bắc” , “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm thành công xuất sắc đầu tiên về đề tài miền núi trong nền văn xuôi cách mạng hiện đại. Có thể nói, Tô Hoài đủ góp phần đổi mới đề tài miền núi trong nền văn học ta từ trước cho đến lúc đó. Với “Truyện Tây Bắc” hình ảnh chân thực của các dân tộc miền núi trong quá trình phát triển cách mạng đã được phản ánh vào văn học, với hai vấn đề cơ bản là đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

Nhà văn khi sáng tạo ra tác phẩm muốn dành sự quan tâm cho một vấn đề khác hơn vấn đề số phận - số phận của những cá nhân, và quan trọng nhiều lần hơn thế là số phận của cộng đồng. Cuộc đời của Mỵ và A Phủ được dựng lên để nhà văn thông qua đó kể với chúng ta những con người trên những triền núi heo hút kia đã sống thế nào dưới ách phong kiến, thực dân và đời họ đã thay đổi ra sao khi bắt gặp cách mạng và kháng chiến.

Đứng về mặt biểu hiện chủ đề, nửa sau truyện hết sức cần thiết để đưa lại cho tác phẩm màu sắc và hơi thở thời đại, cũng như để tạo ra một “quá trình phát triển cách mạng ” cho những hình tượng trung tâm. Và cái nửa hết sức cần thiết này đã được các tác giả viết ra với rất nhiều cố gắng. Những dòng viết thật thú vị ở nửa cuối này không hề hiếm; mà điển hình hơn cả hẳn là đoạn kể về cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa A Phủ với A Châu.

Sức chinh phục của “Vợ chồng A Phủ” phải chăng là ở chỗ nhà văn đứng về phía khát vọng được sống, được yêu để tố cáo cái xã hội đã giam hãm, trói buộc tuổi xuân và sinh lực, ở chỗ nhà văn tin vào sức sống bất diệt của con người để thông cảm với cái nguyện vọng đau đáu thiết tha muốn được vươn lên sống làm người, muốn phản kháng cái thực tại đen tối để tìm đến với tình yêu, tự do và hạnh phúc.

Một phần của tài liệu ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN VỢ CHỒNG A PHỦ (Trang 37 - 39)