Quan hệ giữa cá nhân và xã hộ

Một phần của tài liệu Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất (Trang 85 - 87)

- Nhà nước chiếm hữu nô lệ có hình thức quân chủ và cộng hòa Nhà nước phong kiến có hình thức phân quyền và tập quyền.

3.Quan hệ giữa cá nhân và xã hộ

3.1. Khái niệm cá nhân

Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Khái niệm cá nhân cũng được phân biệt với khái niệm con người vì con người là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến trong bản chất người của tất cả các cá nhân.

Xã hội do các cá nhân tạo nên. Các cá nhân sống và hoạt động trong các nhóm, cộng đồng và tập đoàn xã hội khác nhau, mang tính lịch sử xác định. Yếu tố xã hội là đặc trưng căn bản để

hình thành cá nhân. Một đứa trẻ chưa tiếp nhận quan hệ xã hội thì chưa trở thành một cá nhân . Như vậy, cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của mọi nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử - xã hội.

Mỗi cá nhân có đời sống riêng, có quan hệ xã hội riêng, có nhu cầu nguyện vọng và lợi ích riêng, nhưng điều đó không loại trừ tính chung trong mỗi cá nhân là thành viên của xã hội và mang bản chất xã hội.

Trong quan hệ với xã hội, cá nhân được phân biệt với các đặc trưng sau đây :

Thứ nhất, cá nhân là phương thức tồn tại cụ thể của loài người một cách trực tiếp cảm tính. Không có con người nói chung, mà chỉ có con người cụ thể - cá nhân - của giống loài.

Thứ hai, cá nhân là phần tử đơn nhất, riêng lẻ, tạo thành cộng đồng xã hội, là cơ sở hình thành lịch sử xã hội loài người.

Thứ ba, cá nhân là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách, biểu hiện trong phẩm chất sinh lý và tâm lý riêng biệt của mỗi con người.

Thứ tư, cá nhân trong mối quan hệ với xã hội là một hiện tượng lịch sử, vận động phát triển phù hợp với mỗi thời đại nhất định. Do đó, trong bất kỳ xã hội nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội, mỗi thời đại sản sinh ra một kiểu cá nhân có tính đặc thù, thậm chí đối lập nhau, trong những quan hệ xã hội nhất định.

3.2. Khái niệm nhân cách

Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân. Bởi vậy, nếu cá nhân là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa cá thể với giống loài thì nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân. Cá nhân là phương thức biểu hiện của giống loài, còn nhân cách vừa là nội dung, vừa là cách thức biểu hiện của mỗi cá nhân riêng biệt.

Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng về di truyền, về sinh lý thần kinh, về hoàn cảnh sống của cá nhân theo cách riêng của mình. Mỗi cá nhân tiếp thu những giá trị phổ biến của văn hoá xã hội, từ đó, thông qua sự lọc bỏ, tự tiếp nhận của bản thân để hình thành các giá trị định hướng của nhân cách. Các giá trị như lý tưởng, niềm tin, quan hệ lợi ích, nhận thức và hành động được mỗi cá nhân lựa chọn để xác lập hành vi cụ thể, hình thành nhân cách trong quan hệ xã hội.

Vì vậy, nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội - sinh lý - tâm lý của cá nhân tạo thành chỉnh thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình.

Nhân cách không phải là bẩm sinh, sẵn có mà được hình thành và phát triển phụ thuộc vào ba yếu tố sau đây:

Thứ nhất, nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyền học, một cá thể sống phát triển cao nhất của giới hữu sinh.

Thứ hai, môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách thông

qua sự tác động biện chứng của gia đình, nhà trường và xã hội đối với mỗi cá nhân.

Thứ ba, hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân, bao gồm toàn bộ các yếu tố như quan

điểm, lý luận, niềm tin, định hướng giá trị...

Yếu tố quyết định để hình thành thế giới quan cá nhân là tính chất của thời đại, lợi ích, vai trò địa vị cá nhân trong xã hội; khả năng thẩm định giá trị đạo đức - nhân văn và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Dựa trên nền tảng của thế giới quan cá nhân để hình thành các thuộc tính bên trong về năng lực, về phẩm chất xã hội như năng lực trí tuệ, chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mĩ. Sự hình thành và phát triển của nhân cách là sự thống nhất của các yếu tố sinh học,

tâm lý và xã hội để xác lập “cái tôi” của cá nhân.

Nhân cách là thế giới quan bên trong của mỗi cá nhân. Một xã hội tiến bộ là một xã hội mà mỗi cá nhân phát triển nhân cách của mình theo hướng tích cực, phát huy vai trò động lực, chủ thể sáng tạo của mỗi cá nhân. Chủ nghĩa xã hội, vừa khắc phục chủ nghĩa cá nhân cực đoan, vừa tạo ra những điều kiện mới cho cá nhân phát triển và sáng tạo. Tinh thần đó được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định trong Cương lĩmh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

3.3. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội

Một phần của tài liệu Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất (Trang 85 - 87)