Sơ đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam qua các tháng năm 2007

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 39 - 50)

Nguồn: Bộ thương mại.

Trong tháng 2/2008, lượng cao su xuất khẩu ước đạt khoảng 31,2 ngàn tấn, trị giá 72,6 triệu đô-la, giảm 4,6 % về lượng nhưng tăng 23,5 % về trị giá và tăng 29,5 % về đơn giá

Tính đến hết tháng 2/2008, tổng lượng cao su xuất khẩu đạt 82,7 ngàn tấn, trị giá 189,6 triệu tấn với đơn giá bình quân là 2.293 USD/tấn, giảm 15,7 % về lượng nhưng tăng 14,3 % về trị giá nhờ tăng đơn giá khoảng 35,5 % so với cùng kỳ năm trước.

Chủng loại xuất khẩu nhiều nhất là cao su khối SVR 3L, chiếm 48,2 % với đơn giá bình quân 2.467 USD/tấn, kế đến là SVR 10 chiếm 19,4 %, với giá 2.259

USD/tấn. Cao su ly tâm (latex) chiếm khoảng 13,3% và đơn giá bình quân là 1.513USD/tấn.

Bảng 2.8: Số liệu thống kê cao su xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2008

Tháng Xuất khẩu 2008 So 2007

Tấn Tr. USD USD/tấn % Tấn % USD % USD/tấn

1 51.515 116,985 2.271 78,8 109,2 138,6

2 31.186 72,658 2.330 95,4 123,5 129,5

Cộng 82.701 189.643 2.293 84,3 114,3 135,5

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Vào năm 2001 cao su của ta có giá thành tương đối thấp. Theo cơ cấu đầu vào của năm 2001, giá thành nhập kho khoảng 7,7 triệu đồng /tấn, giá thành xuất khẩu khoảng 8 triệu đồng/tấn tương đương 579 USD. Nhưng hiện nay giá cao su khá cao, với mức giá cao su bình quân năm 2004 là 1.163 USD/tấn, gần gấp 2 lần so với năm 2001, tăng hơn 290 USD/tấn.

So với tháng 12/2006, giá cao su xuất khẩu trung bình trong cả nước tăng 3,4% lên 1.638,2 USD/tấn. Theo đó, giá cao su khối SVR 3L xuất khẩu trung bình tăng 7,45% lên 1.797 USD/tấn. Trong đó giá xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông đạt cao nhất, lên tới 1.936 USD/tấn, tăng 14,19%; tiếp đến là xuất sang thị trường Nga đạt 1.859 USD/tấn, tăng 7,25%. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu sang Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Malaysia cũng đạt khá cao từ 1.815 đến 1.837 USD/tấn.. Đáng chú ý, giá cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã dần rút ngăn khoảng cách với giá xuất khẩu sang các thị trường trên, chỉ còn thấp hơn từ 15 đến 100 USD/tấn so với khoảng cách từ 80 đến 250 USD/tấn cùng kỳ năm 2006.

Giá xuất khẩu cao su SVR 10 cũng tăng 8,58% so với cùng kỳ năm 2006 lên 1.660 USD/tấn. Trong đó, Giá xuất khẩu cao su SVR 10 sang thị trường Đức dao động từ 1.534 đến 1.683 USD/tấn; sang thị trường Hàn Quốc từ 1.710 đến 1.779 USD/tấn;… Đặc biệt có một số lô hàng SVR 10 xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái đạt giá khá cao, từ 1.829 đến 1.910 USD/tấn. Giá xuất khẩu loại cao su này sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ cũng đạt trên 1.940 USD/tấn.

Sơ đồ 2.2: giá cao su xuất khẩu trung bình qua các tháng năm 2007

Nguồn: Bộ thương mại.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2007 sang hầu hết các thị trường đều đã tăng chậm lại. Lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chỉ tăng có 8,38% đạt 41.045 tấn với kim ngạch 69,6 triệu USD; sang thị trường EU đạt 6.591 tấn với kim ngạch 10,1 triệu USD, giảm 1,6% về lượng nhưng tăng tới 3,3% về kim ngạch. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu cao su sang một số thị trường như Ấn Độ, Malaixia tăng rất mạnh, tăng lần lượt 436,8% và 192,5%.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường khác lại giảm là: Bỉ giảm 25,1%; Pháp giảm 42,1%; …

Chất lượng cao su của Việt Nam cho đến nay vẫn không thua kém so với các nước trong khu vực, nhưng do hạn chế về số lượng và cơ cấu sản phẩm nên thâm nhập thị trường gặp nhiều khó khăn hơn Inđônêxia và Thái Lan.

Những năm gần đây, Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su lớn thứ hai thế giới đã nổi lên trở thành thị trường tiêu thụ cao su chính của Việt Nam.

Sự phụ thuộc vào Trung Quốc, chủ yếu do Trung Quốc có nhu cầu sử dụng loại cao su 3L của ta để sản xuất săm lốp chất lượng thấp, đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành cao su Việt Nam. Cao su được xuất sang Trung Quốc chủ yếu theo hình thức biên nhận. Nếu suôn sẻ thì doanh nghiệp bạn mua và thanh toán sòng phẳng, nếu không suôn sẻ thì doanh nghiệp bạn không thanh toán khiến cho các doanh nghiệp của ta bị đọng hàng ở biên giới, hoặc là bị mất trắng.

sang Trung Quốc qua các năm Năm KNXK cao su sang TQ (Tr.USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ lệ so với tổng KNXK của VN sang TQ (%) Tỷ lệ so với tổng KNXK cao su của VN (%) 2000 66,3 28,08 4,5 41,6 2001 51,2 -22,85 3,6 31,0 2002 88,6 73,12 5,8 33,1 2003 147,0 68,82 8,4 38,4 2004 357,9 143,45 13,1 60,0 2005 519,20 45,06 17,5 2006 851,38 63,98 20,1 2007 838,84 -1,47 12,0 61,1

Nguồn: Bộ thương mại.

Tốc độ tăng trưởng của cao su Việt Nam xuất sang Trung Quốc khá cao, cả về khối lượng và giái trị. Năm 2000 xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung Quốc đạt 66,3 triệu USD, tăng 28,08% so với năm 1999. Năm 2001 con số này giảm 22,85% chỉ còn 51,2 triệu USD do có sự giảm nhẹ về khối lượng xuất khẩu 15%, nguyên nhân là do giá cao su trên thị trường Trung Quốc giảm đáng kể (70USD/tấn) đã không khuyến khích xuất khẩu. Từ năm 2002 đến nay, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng khá nhanh. Chính chính sách phát triển ngành công nghiệp sản xuất ôtô của Trung Quốc đã thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất săm lốp khiến nhu cầu cao su tăng mạnh, là yếu tố tích cực thúc đẩy sự tăng về lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam. Đặc biệt năm 2004, xuất khẩu cao su đạt trên 303 nghìn tấn với giá trị xuất khẩu đạt 357,9 triệu USD tăng 143,4% so với năm trước đó. Với tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay cho thấy cao su ngày càng khẳng định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc. Tuy nhiên, quí I năm 2007, kim ngạch xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đã giảm 24,8% so với cùng kì năm 2006, chỉ đạt 141 triệu USD.

Nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu cao su sang Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam ta có thể thấy, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ rất cao (41,6%), năm 2001 con số này giảm xuống còn 31% trong khi cũng cùng năm này tỷ trọng cao su xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và EU tăng 26%. Điều này đã thể hiện sự cố gắng của ngành cao su Việt Nam trong việc chuyển đổi thị trường khi giá cao su trên thị trường Trung Quốc giảm. Từ khi

Trung Quốc mở chiến dịch chống buôn lậu qua biên giới, lượng cao su nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc giảm hẳn gây khó khăn cho Việt Nam và Thái Lan. Từ năm 2002 đến nay, tỷ lệ cao su việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam liên tục tăng, năm 2004 con số này đã lên tới 60% chứng tỏ Trung Quốc là thị trường chủ yếu, quan trọng đối với ngành cao su Việt Nam.

Cao su là mặt hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2000 tỷ trọng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chỉ chiếm 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đến năm 2004 con số này đã tăng một cách chóng mặt 13,1% (gần gấp 3 lần năm 2000).

Tuy nhiên, lượng cao su Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng cao su nhập khẩu vào Trung Quốc, do đó các doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam cần cố gắng hơn nữa để tăng lượng xuất khẩu cao su Việt Nam vào thị trường đầy tiềm năng này .

2.1.5.3. Về mặt hàng than đá:

Than đá là một nguồn nhiên liệu quan trọng đối với Việt Nam, nhất là trong thời kì hiện nay, khi nguồn dầu mỏ trên thế giới ngày càng cạn kiệt thì than đá được coi là nguồn nhiên liệu thay thế có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam có mức sản lượng than đá tiềm năng rất lớn. Than đá Việt Nam có đến hơn 90% tổng sản lượng các mỏ đã được phát hiện và khai thác là tập trung ở tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tiến công tác than nâng cao chất lượng nhằm tăng giá thành xuất khẩu của than Việt Nam. Đồng thời, doanh nghiệp khai thác than ở Quảng Ninh cũng có những thành tựu trong việc nâng giới hạn độ sâu trong hoạt động khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh vượt qua ngưỡng dự báo của các chuyên gia Liên Xô trước đây. Nhờ có những cố gắng đó, sản lượng khai thác than của Việt Nam trong các năm qua đã tăng lên nhanh chóng. Vào năm 2002, tổng sản lượng khai thác than của Việt Nam mới chỉ đạt 14,8 triệu tấn than. Năm 2003, sản lượng tiếp tục tăng thêm 2 triệu tấn, về trước 2 năm theo kế hoạch 5 năm (2001-2005) mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra. Trong năm 2006, ngành than đã sản xuất và tiêu thụ xấp xỉ 37 triệu tấn than, vượt 7 triệu tấn so với quy hoạch phát triển ngành mà Chính phủ phê duyệt đến năm 2020.

Theo dự thảo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2015, triển vọng đến năm 2025, ngành than sẽ tăng sản lượng khai thác đến 40 triệu tấn trong năm nay, lên khoảng từ 50-55 triệu tấn vào năm 2015.

Than của nước ta có chất lượng trung bình và phần lớn được xuất khẩu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận được sử dụng làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp như: nhiệt điện, luyện kim… Hiện tại, công nghệ khai thác than của Việt Nam còn nhiều hạn chế đòi hỏi phải đựơc đầu tư theo hướng hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng, giảm tổn hao trong quá trình khai thác, tiết kiệm năng lượng… góp phần nâng cao sức cạnh tranh của than đá Việt Nam.

Trong quá trình khai thác than vấn đề an toàn cho người lao động và những người dân sống xung quanh vùng có mỏ than đang là một khó khăn lớn đối với ngành than đá Việt Nam. Từ đầu năm 2006 đến tháng 6 năm 2007, ngành Than đã để xảy ra 48 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết 65 người. Đặc biệt có vụ nổ khí mê tan xảy ra ngày 06 tháng 3 năm 2006 tại Cty Than Thống Nhất làm chết 8 người, vụ bục nước sập lò tại Công ty Than Mông Dương làm chết 04 người. Số vụ tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2007 tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2006, nhưng diễn biến tai nạn mang tính lặp đi lặp lại. Phần lớn các vụ tai nạn trong năm 2007, đều do nguyên nhân bục nước, sập đổ lò chợ cột chống thuỷ lực đơn, sập đổ lò dọc vỉa trong khi thu hồi vì chống sắt. Đặc biệt lại xuất hiện tai nạn lao động chết người trong công nghệ khai thác buồng mà nhiều năm đã không xảy ra.

Các khai trường khai thác than lộ thiên đang là một trong những khu vực gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất cho vùng than Quảng Ninh hiện nay. Song theo Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản VN (TKV), cho đến nay và trong một số năm tới, sản lượng khai thác than từ các mỏ lộ thiên sẽ vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất với 60% tổng sản lượng than được khai thác hàng năm. Hiện trong TKV có tới gần 30 mỏ than và các điểm được khai thác bằng phương pháp lộ thiên, trong đó có 6 mỏ lớn có công suất thiết kế 800.000 - 1.500.000 tấn/năm và các mỏ còn lại có công suất 200.000 - 400.000 tấn/năm. Sau khi kết thúc khai thác, các mỏ than lộ thiên có thể được tiếp tục khai thác theo công nghệ hầm lò. Song các đánh giá của TKV cho thấy, nhiều mỏ ngoài biên giới dự kiến mở rộng khai thác lộ thiên vẫn còn trữ lượng than

khá lớn như mỏ Khánh Hoà, Na Dương, Núi Béo, Cao Sơn-Khe Chàm và Hà Tu. Do đó nếu chờ kết thúc khai thác lộ thiên mới chuyển sang khai thác hầm lò, thời gian chờ đợi có thể còn kéo dài 10 - 30 năm nữa. Trong khi đó, TKV hiện có 20 mỏ khai thác hầm lò với 7 hầm lò có công suất từ 1 triệu tấn/năm trở lên và hầu hết các mỏ còn lại có công suất 300.000 - 800.000 tấn/năm. Theo tính toán, phải đến năm 2010 tỉ trọng than hầm lò trong kế hoặch 2006 - 2010 mới tăng dần từ 45% hiện nay lên mức 55% tổng sản lượng than toàn tập đoàn.Theo tính toán của TKV, trong những năm tới dù sản lượng than lộ thiên có giảm dần so với hầm lò, nhưng than nguyên khai lộ thiên sẽ vẫn duy trì ở mức 18 - 20 triệu tấn/năm. Để đảm bảo sản lượng trên, TKV sẽ phải huy động tối đa nguồn tài nguyên đã được thăm dò, cải tạo và mở rộng sản xuất các mỏ lộ thiên hiện có. Trong giai đoạn 2006 - 2010, toàn bộ các mỏ than lộ thiên đều phải mở rộng biên giới cả chiều rộng và chiều sâu với khối lượng đất bóc của các mỏ lớn. Song trong những năm tới, điều kiện khai thác các mỏ lộ thiên sẽ gặp nhiều khó khăn do chiều cao bờ mỏ lớn (220,600m), khối lượng đất bóc chủ yếu tập trung ở các mức trên cao (23,76%), trong khi đó than lại chủ yếu tập trung dưới mức thoát nước tự chảy (33,100). Vì vậy việc điều hoà chế độ công tác mỏ trở nên phức tạp.

Mặt khác vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực trong việc quản lý của Nhà nước về vấn đề khai thác nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên, hiên tượng khai thác bừa bãi, lãng phí và hiện tượng than thổ phỉ đã giảm bớt so với trước đây, nhưng không phải đã ho àn toàn mất hẳn.

Kim ngạch xuất khẩu than đá của Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2004, Việt Nam đã xuất khẩu 10,6 triệu tấn than đá và là năm có khối lượng xuất khẩu cao nhất so với các năm trước, tăng 4,4 triệu tấn so với năm 2003 và gần 5,6 triệu tấn so với năm 2002, Tổng kim ngạch xuất khẩu than đá của Việt Nam năm 2004 đạt 319 triệu USD, tăng 46,8% so với năm 2003.

Năm 2004, các thị trường xuất khẩu than đá lớn nhất của Việt Nam là: Trung Quốc với 5,8 triệu tấn, Nhật Bản với 2,8 triệu tấn, Thái Lan với 0,83 triệu tấn và Hàn Quốc với 0,5 triệu tấn.

Theo số liệu thống kê (bảng 12), 11 tháng năm 2006 cả nước đã xuất khẩu 26.782.905 tấn than đá, đạt kim ngạch 835.220.919USD (tăng 68,63% về lượng và tăng 41% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2005). 11 tháng năm 2006 Việt Nam xuất khẩu than sang 17 thị trường chính; trong đó, xuất sang Trung Quốc nhiều nhất 21.776.461 tấn, trị giá 545.292.046 USD (chiếm 81,3% về lượng và chiếm 65,3% về kim ngạch trong tổng số than xuất khẩu); sau đó đến thị trường Nhật. Hàn Quốc, Ấn độ.

Lượng than đá xuất khẩu cả năm 2006 tăng trưởng đột biến và đạt mức kỷ lục với trên 29,78 triệu tấn, tăng 65,6% và kim ngạch đạt 927 triệu USD, tăng 38,6% so với năm 2005. Điều đáng nói là trong khi xu hướng giá nhiên liệu thế giới tăng cao thì giá than xuất khẩu của nước ta lại giảm. Nếu như giá than đá xuất khẩu của nước ta năm 2005 đạt bình quân 37,2 USD/tấn, thì năm 2006 chỉ còn khoảng 31,1 USD/tấn.

Trong khi xuất khẩu than đá tăng nhanh thì các loại quặng và khoáng sản khác chỉ đạt kim ngạch tổng cộng trên 140 triệu USD, giảm 5% so với năm 2005. Chính vì vậy nên xuất khẩu các hàng nhiên liệu và khoáng sản tăng chậm so với tốc độ tăng xuất khẩu chung.

Bảng 2.10: Thị trường xuất khẩu than 11 tháng đầu năm 2006

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 39 - 50)