III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HABUBANK
2. Nâng cao chất lượng của công tác thu thập thông tin cho cán bộ trong quá trình thẩm định
trình thẩm định
Trong hoạt động thẩm định chất lượng thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào thông tin của dự án. Thông tin có đầy đủ thì chất lượng thăm định mới cao. Thông tin có ý nghĩa quan trọng quyết định tới hiệu quả của công tác thẩm định trong ngân hàng bởi vì khi khách hàng đi vay vốn thì tâm lý bao giờ cũng chuẩn bị cho mình bộ hồ sơ vay vốn “thật đẹp”. Do vậy mà những thông tin trong hồ sơ dự án nhiều khi không đúng với thực tế. việc thông tin thiếu chính xác hoặc không đầy đủ khiến công tác thẩm định không đúng đắn dẫn tới hai loại rủi ro là chấp nhận một dự án tồi hoặc bác bỏ một dự án tốt. cả hai loại rủi ro này đều gây tổn thất cho ngân hàng và cả khách hàng, ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế
a. Về phía ngân hàng
để nâng cao chất lượng thông tin phải có sự so sánh, đối chiếu từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy ngân hàng habubank phải xây dựng cho mình một kênh thu thập thông tin. Có thể nêu ra một số giải pháp như:
xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ thuận tiện hiện đại, phải làm sao để thông tin được thông suốt trong toàn hệ thống phòng ban. Những thông tin cần thiết liên quan nhiều dự án có thể truy cập một cách nhanh chóng.
Tổ chức xây dựng hệ thống xử lý, lưu trữ và quản lý thông tin nhằm trao đổi, cung cấp kịp thời phục vụ cho công tác thẩm định, đồng thời có khuyến cáo lớn những thông tin dự báo cần thiết. để làm được điều này thì habubank phải biết ứng dụng mọi thành tựu của thời đại “công nghệ thông tin”. Thứ nhất là trang bị cho toàn ngân hàng nói chung và phòng phát triển kinh doanh nói riêng các máy móc thiết bị máy tính hiện đại và những phần mềm chuyên dùng như tiếng anh thương mai, du lịch, khách san, xây dựng,…thứ hai là phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng cho hoạt động thẩm định. Trong đó phải tập hợp lưu trữ thông tin cần thiết về ngành, lĩnh vực, địa bàn kinh tế.
Tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm định đi công tác, nghiên cứu tình hình thực tế . ví dụ như dự án đầu tư trên địa phương nào thì nên tao điều kiện tối đa cho các cán bộ thẩm định đến khảo sát thực tế địa phương đó để có cách đánh giá các nội dung của dự án một cách khách quan và chính xác như nội dung địa điểm xây dựng của dự án có gần vùng nguyên liệu không, có thuận tiện cho đường giao thông đi lại hay không?...
Phối kết hợp với các ngành, các cấp để cung cấp thông tin cho dự án một cách chính xác và nhanh nhất. Ví dụ như phối hợp với bộ khoa học – công nghệ đẻ có thông tin về công nghệ của dự án.
b. về phía cán bộ thẩm định
Để có được lượng thông tin đầy đủ,chính xác thì cán bộ thẩm định nên có các giải pháp: - Nhận thẩm định dự án thuộc ngành mà mình có kiến thức và am hiểu kỹ về tình hình chi phí hoạt động của ngành đó.
- Tổ chức tốt cơ sở dữ liệu lưu trữ những thông tin liên quan đến hoạt động của ngành mà mình phụ trách.
- Liên hệ các thông số dự án đang thẩm định với các thông số dự án đã triển khai hoặc cơ sở sản xuất tương tự đang hoạt động.
- Viếng thăm, quan sát, thảo luận và trao đổi thêm với các bộ phận liên quan của doanh nghiệp để có thông tin hình thành kỳ vọng hợp lý về các thông số đang thẩm định.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cán bộ thẩm định: thực hiện chủ trương trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm, tích cực trong việc hợp tác và tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp có liên quan đến dự án mà mình phụ trách.