LI MỜ Ở ĐẦU
3.3.3. Đối với cơ quan Nhà nước
♦ Đối với Ngân hàng Nhà nước
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đối tượng tham gia thị trường tài chính. NHNN là cơ quan quản lý trực tiếp đối với hệ thống NHTM. Để cho hoạt động tín dụng của các NHTM được an toàn và hiệu quả, ngân hàng nhà nước cần bổ xung, sửa đổi những qui định theo kịp với những biến động của thị trường tài chính – tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường tiền tệ thông qua các công cụ chủ yếu là quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu và quy định về lãi suất cho vay, quy định về vốn chủ sở hữu tham gia dự án... Một khi các NHTM khả năng thanh toán gặp khó khăn thì các đối tượng khách hàng nhỏ, khách hàng mới sẽ không được quan tâm và nhiều dự án giải ngân cũng không đúng tiến độ được phê duyệt. Do vậy, để tăng cường cho vay DNVVN thì Ngân hàng Nhà nước cần có những quy định phù hợp, kịp thời hỗ trợ các ngân hàng trong lúc gặp khó khăn về vốn.
♦ Đối với Nhà nước Việt Nam
- Nhà nước tạo hành lang pháp lý an toàn cho DNVVN hoạt động. Các văn bản pháp quy, các chính sách, chủ trương của Nhà nước ban hành phải nhất quán, hợp lý, tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới yên tâm hoạt động, các nhà đầu tư và ngân hàng mới yên tâm rót vốn vào các dự án của doanh nghiệp. Chính phủ cần tăng cường thu hút các nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
- Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính một cách triệt để: thực hiện cải thiện hệ thống đăng ký kinh doanh và cấp phép hiện hành cho các DNVVN, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và công trình…. Nhà nước cũng cần phải hoàn thiện các quy định về đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho phù hợp với các giao dịch đảm bảo hiện nay để các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ pháp lý đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.
- Các cơ quan chuyên trách về quản lý Nhà nước đối với các DNVVN thực hiện đúng chức năng của mình: xây dựng chiến lược phát triển DNVVN, cung cấp thông tin về chính sách, thị trường, công nghệ, lao động, nắm bắt tình hình nguyện vọng và xu hướng phát triển của các doanh nghiệp, chống hàng nhái hàng giả bảo vệ uy tín cho doanh nghiệp… Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ, các cơ quan Nhà nước cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê.
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức hỗ trợ DNVVN thành lập và hoạt động. Các tổ chức này hỗ trợ doanh nghiệp về các mặt như: chuyển giao công nghệ, giúp chủ doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đối tác kinh doanh trong và ngoài nước, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp… Chính phủ đã ký quyết định thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN từ năm 2002, nhưng cho đến nay quỹ này vẫn chưa thể đi vào hoạt động vì lý do nguồn vốn chưa đủ. Các cơ quan Nhà nước cần có những biện pháp thúc đẩy, khuyến khích các tổ chức tài chính tham gia góp vốn đưa quỹ này vào hoạt động để trợ giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn ngân hàng.
KẾT LUẬN
Để mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ và để vốn tín dụng ngân hàng thực sự giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển các hoạt động của họ tốt hơn nữa, cần phải có những giải pháp đồng bộ từ nhiều phía liên quan: ngân hàng, doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước.
Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế ở chi nhánh Thăng Long, luận văn tốt nghiệp đã có những đánh giá cơ bản về thực trạng tín dụng DNVVN tại chi nhánh và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước cũng như các DNVVN nhằm tạo sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan nhằm giải quyết những khó khăn, tháo gỡ rào cản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các DNVVN.
Với tầm nhìn, sự hiểu biết còn hạn chế, thêm vào đó là những biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh và sự đa dạng, phong phú trong hoạt động của ngân hàng thương mại nên những vấn đề đưa ra trong bài viết có thể còn thiếu sót, với tính thuyết phục và khái quát chưa cao, thậm chí còn có cả những nhìn nhận chưa chính xác. Song em hy vọng rằng những ý kiến, những giải pháp đưa ra trong luận văn này sẽ được quan tâm, trở thành đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp về mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Thăng Long. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các cán bộ tín dụng ngân hàng để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: "Ngân hàng thương mại" – TS. Phan Thị Thu Hà 2. Giáo trình: "Quản trị ngân hàng thương mại" – Peter S. Rose
3. Luật các tổ chức tín dụng số 07/QHX của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa VIệt Nam
4. Nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ - CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNVVN.
5. Quyết định số 72/ QĐ - HĐQT – TD của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
6. Nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ - CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNVVN.
7. Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam
8. Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Tài chính , Tạp chí Thị trường tiền tệ.
9. Một số bài viết trên các website: www.vneconomy.com.vn www.vcci.com.vn
DANH MỤC VIẾT TẮT
NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh CBTD: Cán bộ tín dụng
MỤC LỤC
L I M Ờ Ở ĐẦU...1
CHƯƠNG 1: HO T Ạ ĐỘNG T N D NG DOANH NGHI P V A V NH C AÍ Ụ Ệ Ừ À Ỏ Ủ NHTM...2
1.1. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHTM...3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của NHTM...3
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại...3
1.1.1.2. Các đặc điểm của ngân hàng thương mại ...4
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM...7
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn...7
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng ...9
1.1.2.3. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán...10
1.1.2.4. Các hoạt động khác...11
1.1.3. Ý nghĩa của mở rộng tín dụng DNVVN trong hoạt động của ngân hàng thương mại...12
1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ...15
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm DNVVN...15
1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ...15
1.2.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ...17
1.2.2. Các nghiệp vụ cho vay DNVVN của ngân hàng thương mại...19
1.2.2.1. Phân loại theo thời hạn tín dụng...19
1.2.2.2. Các phương thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ...19
1.2.2.3. Các hình thức đảm bảo trong cho vay...24
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNVVN ...25
1.3.1. Các nhân tố thuộc về NHTM...25
1.3.1.1. Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại...26
1.3.1.2. Nhận thức và năng lực của cán bộ tín dụng...27
1.3.1.3. Công nghệ ngân hàng...28
1.3.1.4. Các nhân tố khác...29
1.3.2. Các nhân tố thuộc về DNVVN...29
1.3.2.1. Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh...29
1.3.2.2. Năng lực tài chính của khách hàng...30
1.3.2.3. Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp...30
1.3.2.4. Vốn chủ sở hữu của của doanh nghiệp...31
1.3.3. Các nhân tố khác...32
CHƯƠNG 2: TH C TR NG T N D NG DNVVN T I NHNO&PTNT VI T NAMỰ Ạ Í Ụ Ạ Ệ CHI NH NH TH NG LONGÁ Ă ...34
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG
LONG...34
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Thăng Long...34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh Thăng Long...35
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức...35
2.1.2.2. Hoạt động chủ yếu của chi nhánh Thăng Long...37
2.1.3. Thực trạng hoạt động của chi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây...39
2.1.3.1. Công tác nguồn vốn...39
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng...40
2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI CHI NHÁNH THĂNG LONG ...45
2.2.1. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Thăng Long ...45
2.2.2. Chất lượng tín dụng DNVVN tại chi nhánh Thăng Long...48
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI CHI NHÁNH THĂNG LONG...51 2.3.1. Kết quả...51 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...52 2.3.2.1. Hạn chế ...52 2.3.2.2. Nguyên nhân ...53 CHƯƠNG 3: GI I PH P M R NG T N D NG DNVVN T I NHNO&PTNTẢ Á Ở Ộ Í Ụ Ạ CHI NH NH TH NG LONGÁ Ă ...60
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNO&PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG...60
3.2. GIẢI PHÁP...61
3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, ngân hàng chủ động đến với doanh nghiệp...62
3.2.2. Vận dụng linh hoạt chính sách lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam ...63
3.2.3. Đào tạo cán bộ chuyên môn chuyên trách nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ ...63
3.2.4. Đa dạng hoá hình thức hỗ trợ tài chính cho DNVVN, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm khác của ngân hàng...64
3.2.5. Hỗ trợ DNVVN xây dựng hồ sơ, phương án sản xuất kinh doanh ...65
3.2.6. Thực hiện tốt cơ chế đảm bảo tín dụng, thường xuyên phân loại khách hàng...66
3.2.7. Xây dựng mạng lưới thông tin, cung cấp thông tin kịp thời...67
3.3.1. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam...68
3.3.2. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ...69
3.3.3. Đối với cơ quan Nhà nước...70
K T LU NẾ Ậ ...72
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
1. SƠ ĐỒ
S đ 2.1: C c u t ch c c a chi nhánh Th ng Longơ ồ ơ ấ ổ ứ ủ ă ...36
2. BẢNG
B ng 1: Ngu n v n huy đ ng t n m 2003 đ n 2005ả ồ ố ộ ừ ă ế ...39 B ng 2: K t qu cho vay, thu n c a chi nhánh Th ng Long quaả ế ả ợ ủ ă
các n mă ...40 B ng 3: C c u đ u t qua các n m c a chi nhánh Th ng Longả ơ ấ ầ ư ă ủ ă 42 B ng 4: Tình hình d n x u c a chi nhánhả ư ợ ấ ủ ...43 B ng 6: S lả ố ượng DNVVN còn d n n m 2005ư ợ ă ...46 B ng 7: D n tín d ng phân lo i theo th i h n tín d ng vả ư ợ ụ ạ ờ ạ ụ à lo i ti nạ ề ...47 B ng 8: D n x u c a DNVVN chi nhánh Th ng Longả ư ợ ấ ủ ở ă ...48 3. BIỂU ĐỒ
Bi u đ 1: Doanh s cho vay phân lo i theo th i h n tín d ng ể ồ ố ạ ờ ạ ụ
...41 Bi u đ 2: D n tín d ng DNVVN so v i các th nh ph n khácể ồ ư ợ ụ ớ à ầ ...46 Bi u đ 3 : D n x u c a DNVVN chi nhánh Th ng Longể ồ ư ợ ấ ủ ở ă ...50
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Hà Nội, ngày tháng năm 2006
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Hà Nội, ngày tháng năm 2006