Môi trường ngành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương mại Hải Phòng - Hanosimex (Trang 34 - 39)

Môi trường ngành bao gồm các yếu tố về chu kỳ sống của ngành, khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, và đối thủ cạnh tranh trực tiếp, sản phẩm thay thế. Tất cả những yếu tố trên có ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Chu kỳ sống của ngành

Chu kỳ sống của ngành là cả một quá trình dài từ khi ngành xuất hiện đến lúc suy thoái và không còn thực hiện chức năng của ngành. Do đặc thù là một ngành dịch vụ, luôn gắn liền với sản xuất lên chu kỳ sống của nó cũng tồn tại và kéo dài cùng với quá trình sản xuất hàng hoá. Như vậy có thể nói chu kỳ sống của ngành dịch vụ logistics có thể kéo dài mãi mãi cùng các ngành sản xuất. Nó là công cụ, cầu nối giữa sản xuất và tiêu dung giúp sản xuất ngày càng phát triển. Hoạt động logistics đã ra đời từ rất lâu nhưng tại Việt Nam thì nó mới chỉ đang trong giai đoạn phát triển trong một xu thế phát triển dài hạn. Do hoạt động sản xuất trong nước đang ra tăng, mặt khác mức sống của người dân cũng đã tăng lên rất nhiều điều đó sẽ kính thích mức tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện cho dịch vụ logistics phát triển. Như vậy chu kỳ sống của ngành ở Việt Nam là đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển, doanh nghiệp phải biết tận dụng thời cơ bứt phá, tìm kiếm lợi nhuận. Môt khi đã có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, lúc này sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận chung của ngành, đẩy cạnh tranh tới mức độ gay gắt hơn, doanh nghiệp nào không có sự chuẩn bị từ trước thì rất dễ bị loại khỏi thị trường.

Khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics. Khi sức mạnh khách hàng càng lớn thì khách hàng càng có khả năng áp đặt giá. Sức mạnh của khách

hàng lớn khi khách hàng có tính tập trung cao tức là có ít khách hàng chiếm một thị phần lớn, khách hàng tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm của doanh nghiệp, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng là rất nhỏ. Khách hàng của các doanh nghiệp logistics la các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước. Các công ty logistics trong nước phần lớn là các công ty nhỏ và vừa, chỉ thực hiện một công đoạn trong cả quá trình logistics không đủ khả năng để thực hiện cả quá trình. Do vậy áp lực từ phía khách hàng đối với công ty cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam là rất lớn. Các công ty muốn giảm áp lực từ phía khách hàng thì chỉ còn cách liên kết với nhau để thực hiện một chuỗi logistics hoàn chỉnh. Hiện tại lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mỗi năm vào khoảng 20% - 22% trong đó tổng công ty nhà nước đã chiếm phần lớn lượng hàng hoá xuất khẩu, đây là các tập đoàn lớn do vậy áp lực từ các doanh nghiệp này đối với các công ty logistics tương đối lớn. Tuy nhiên các công ty sẽ đựơc lợi rất lớn nếu trở thành khách chính của các tổng công ty này, chính vì điều này các công ty đã tìm mọi cách, kể cả việc giảm giá thành để trở thành đối tác chính. Hành động này khiền thị trường logistic của Việt Nam càng trở lên rối ren hơn và người chịu thiệt cuối cùng chính là bản thân các doanh nghiệp đó.

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san sẻ phần lợi nhuận của ngành. Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với

ngành, doanh nghiệp.Nếu nhà cung cấp của một doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp khác, thì có khả năng là họ sẽ phải chấp nhận những điều khoản bất lợi hơn, vì doanh nghiệp có thể nhanh chóng chuyển sang đặt hàng của nhà cung cấp khác, do đó, nhà cung cấp buộc phải chấp nhận tình trạng bị ép giá. Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện ở mức độ tập trung của nhà cung cấp, tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp, sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế. Nhà cung cấp có sức mạnh thị trường lớn đối với doanh nghiệp khi mà khả năng thay thế nguyên liệu đầu vào thấp, chi phí chuyển đôi nhà cung cấp cao. Trong các hoạt động về dịch vụ logistics thì nhà cung cấp là các công ty sản xuất, cho thuê các phương tiện vận tải, ngoài ra còn có các công ty cung ứng về xăng dầu, vật tư máy móc, thiết bị….Hiện tại áp lực từ phía nhà cung cấp đối với các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam là không lớn lắm, do quy mô từ phía nhà cung cấp chưa đủ lớn để gây áp lực đối với các doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp có thể thoải mái lựa chon nhà cung cấp và gây sức ép lên nhà cung cấp nhằm giảm giá thành của sản phẩm.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố gồm sức hấp dẫn của ngành, những rào cản gia nhập ngành.

Sức hấp dẫn của ngành được thể hiện thông qua ánh qua tỷ suất lợi nhuận, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. Các rào cản ra nhập ngành gồm rào cản về vốn, kỹ thuật, công nghê, rào cản về độc quyền, sự bảo hộ của chính phủ, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu...Ngành logistics ở Việt Nam hiện nay có thể nói là một trong những ngành có tỷ suất lợi nhuận rất cao, rào cản ra nhập ngành là không lớn đối với những công ty

chỉ cung cấp một phần dịch vụ trong chuỗi hoạt động logistics. Chính vì thế trong những năm qua các công ty hoạt động ở dạng này đã thành lập rất nhiều và hoạt động cũng rất hiệu quả do tỷ suất lợi nhuận của ngành đang đạt ở mức cao.

Cạnh tranh từ nội bộ ngành

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Các yếu tố về nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh sẽ góp phần làm ra tăng sức ép cạnh tranh trong ngành, làm cho cường độ cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt hơn. Ngoài ra mức độ tập trung hay phân tán của ngành cũng có ảnh hưởng rất lớn tình hình cạnh tranh trong nội bộ ngành. Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Ngành tập trung là ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối . Hoạt động logistics ở nước ta hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong ngành, điều này hoàn toàn dễ hiểu khi ngành đang trong giai đoạn phát triển tốt. Nhưng cạnh tranh không phải là tìm mọi cách tiêu diệt đối thủ mà là tìm cách để nâng cao chất luợng dịch vụ, giúp cho sản phẩm dịch vụ ngày một tốt hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay dường như đã đi ngược lại với những quy luật cạnh tranh, điều này gây tỏn hại đến uy tín của doanh nghiệp cũng như quốc gia. Hiện tải nước ta có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia hoạt động logistics trong đó đại đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế về vốn, công nghệ và nhân lực.Do vậy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam mới chỉ đóng vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các đối tác nước ngoài. Chưa có một doanh nghiệp nào của Việt Nam đủ sức để tổ chức và điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics. Như vậy để

cho ngành logistics của Việt Nam có thể hội nhập và phát triển tốt thì cần rất nhiều biện pháp trợ giúp nhằm thúc đẩy ngành phát triển mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương mại Hải Phòng - Hanosimex (Trang 34 - 39)