CÁCH THIẾT ĐẶT MỘT MÁY ĐO OTDR.

Một phần của tài liệu 212922 (Trang 89 - 91)

Qui trình thiết đặt máy đo OTDR phụ thuộc vào loại máy đo OTDR đang được sử dụng. Tuy nhiên, một số bước là giống nhau đối với mọi máy đo OTDR. Sau khi điều chỉnh trên OTDR, lau sạch các bộ nối ở cả hai đoạn cáp dùng làm đầu đo. Chọn và nhập vào các giá trị của bước

sĩng dùng trong phép đo, hệ số khúc xạ, số đo độ dài cáp (feet hoặc km), và độ rộng xung đo.

Bước sĩng đo là bước sĩng của thiết bị quang điện từ phát ra. Chỉ số khúc xạ là chỉ số khúc xạ của sợi quang trong cáp.

Vì trục ngang của vết OTDR là thời gian, nên OTDR phải được chia độ với sợi quang được đo. Việc chia độ này được cung cấp bởi hai thơng số : chỉ số khúc xạ của sợi quang đo được và sự khác nhau giữa độ dài sợi quang và độ dài của cáp. Nếu ta biết được nhà sản xuất của sợi quang trong cáp được đo, ta cĩ thể sử dụng các giá trị trong bảng “các chiết suất của các loại sợi quang hay được sử dụng”. Nếu ta khơng biết chỉ số khúc xạ hoặc nhà sản xuất của sợi quang, ta cĩ thể sử dụng các giá trị trong bảng sau, là những điểm giữa của các chỉ số khúc xạ của những sợi quang do bốn nhà sản xuất khác nhau cungcấp. Sử dụng những giá trị này sẽ dẫn đến cĩ một sai số nhỏ về độ dài của sợi quang.

Bảng : Các chỉ số khúc xạ khi khơng biết các giá trị thực. Loại sợi quang Độ dài bước sĩng (nm) Chỉ số khúc xạ

50/125 850 1.48535

62,5/125 850 1.4982

50/125 1300 1.48145

62,5/125 1300 1.4938

Độ rộng xung xác định cơng suất quang được phĩng vào cáp. Độ rộng xung càng lớn, độ dài của cáp mà máy đo OTDR cĩ thể đo được chính xác càng dài (Hình 4.9). Tuy nhiên, độ rộng xung càng lớn, vùng chết và vùng sự kiện quang cũng sẽ càng dài (hình 4.5).

Một phần của tài liệu 212922 (Trang 89 - 91)