Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình (Trang 26 - 31)

 Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng

Là những nhân tố vô cùng quan trọng quyết định đến hoạt động cho vay của các NHTM. Bao gồm:

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Dựa trên cơ sở đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn thì ngân hàng mới có những kế hoạch triển khai phù hợp cho từng thời kỳ nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu đặt ra. Những kế hoạch có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch huy động vốn, kế hoạch Maketing ngân hàng…

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của một NHTM là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng đó.

Chính sách tín dụng phản ánh hoạt động tài trợ của ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Chính sách tín dụng bao gồm: chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách về thời hạn và kỳ hạn nợ, chính sách về tài sản đảm bảo… Các chính sách này đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, có ý nghĩa quyết định thành công hay thất bại của hoạt động tín dụng nói chung và của hoạt động cho vay nói riêng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng vay vốn, đảm bảo khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước. Như vậy, một chính sách tín dụng hợp lý

sẽ đảm bảo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi vay vốn cũng như đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Phân tích tín dụng

Tín dụng là hoạt động sinh lời cao nhất song cũng là hoạt động rủi ro nhất của NHTM. Rủi ro này do rất nhiều nguyên nhân, có thể gây ra tổn thất làm giảm thu nhập của ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi đưa ra quyết định cho vay. Đó chính là quá trình phân tích tín dụng. Phân tích tín dụng phải được thực hiện trước, trong và sau khi cho vay. Đây là một công việc hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng của hoạt động cho vay. Nếu việc phân tích tín dụng không thực hiện đầy đủ thì ngân hàng không nắm được những thông tin về khách hàng, không xác định được những rủi ro có thể xảy ra. Do vậy, hiệu quả cho vay của ngân hàng có thể sẽ bị giảm sút.

- Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là thứ tự các bước mà cán bộ tín dụng và những người có liên quan, có thẩm quyền cần thực hiện trong quá trình cho vay. Nó được bắt đầu từ khi tiếp xúc khách hàng để chuẩn bị lập hồ sơ vay vốn cho đến khi thu hồi được hết nợ và lưu lại các thông tin về khách hàng.

Hiệu quả cho vay có được đảm bảo hay không phụ thuộc nhiều vào quy trình tín dụng của ngân hàng. Việc thực hiện tốt các nội dung, quy định trong từng bước cùng với với việc phân tích tín dụng hiệu quả sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro cũng như nâng cao được hiệu quả cho vay.

Trong quy trình cho vay, ngân hàng cần chú ý đến một số bước quan trọng như: tiếp xúc tìm hiểu khách hàng, thẩm định, phân tích hồ sơ vay vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay, thu nợ gốc và lãi.

+ Tiếp xúc tìm hiểu khách hàng là một khâu quan trọng trong quá trình cho vay. Trong giai đoạn này nhân viên ngân hàng cần thu thập được đầy đủ thông tin; có được những thông tin đầy đủ, chính xác, trung thực để có được

những đánh giá đầy đủ và tổng thể về khách hàng làm cơ sở cho việc quyết định cho vay và đề xuất hạn mức cho vay đối với khách hàng.

+ Thẩm định và phân tích hồ sơ vay vốn phải đảm bảo phân tích chính xác tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, của các dự án đầu tư của doanh nghiệp cũng như khả năng sinh lời của dự án và hiệu quả kinh tế mà dự án mang lại… Hơn nữa, còn đảm bảo đánh giá đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp .

+ Kiểm tra sử dụng vốn vay: là bước giúp ngân hàng nắm được diễn biến của khoản vốn đã cung cấp cho khách hàng để ngân hàng có những điều chỉnh, can thiệp kịp thời, sớm ngăn ngừa được rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sử dụng vốn giúp ngân hàng thiết lập được hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, tránh được tổn thất cho ngân hàng.

+ Thu hồi nợ gốc và lãi: là khâu rất quan trọng, cho biết hoạt động cho vay của ngân hàng có thực sự mang lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không? Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những biểu hiện bất lợi có thể xảy ra do doanh nghiệp mang lại và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời sẽ làm giảm tối thiểu những khoản nợ quá hạn, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất cho ngân hàng.

- Hệ thống thông tin tín dụng

Hệ thống thông tin hữu hiệu, nắm bắt kịp thời chính xác luồng thông tin về khách hàng là điều kiện để xem xét và đưa ra quyết định cho vay, đề phòng được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Đối với các NHTM, việc xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống thông tin tín dụng với nhiều kênh, nhiều nguồn cung cấp, xử lý thông tin kịp thời… là một trong những điều kiện quyết định sự thành công trong công tác kinh doanh và nâng cao hiệu quả cho vay của NHTM.

- Hiệu quả công tác huy động vốn

Một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng đó là chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Do đó, ngân hàng có thực hiện tốt công tác huy động vốn thì mới mở rộng được hoạt động cho vay. Nếu ngân hàng có một chính sách tín dụng hợp lý, có chiến lược khách hàng tốt, thu hút được nhiều khách hàng vay vốn có uy tín thì sẽ mang lại cho ngân hàng nguồn thu nhập đáng kể.

- Công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác này phải được thực hiện song song kết hợp giữa thanh tra - kiểm tra ngân hàng và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp. Việc thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện một cách khách quan, trung thực có như vậy mới giúp ngân hàng tránh được những rủi ro do yếu tố chủ quan mang lại.

- Trình độ của cán bộ ngân hàng

Con người là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào, hoạt động cho vay của ngân hàng cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Hiệu quả cho vay cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ của mỗi NHTM. Một NHTM với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt thì sẽ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ cho vay nói riêng một cách hệ thống, chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn.

 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Đặc điểm chung của các DNVVN hiện nay là năng lực tài chính yếu kém, thiếu tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh chưa có tính khả thi cao, thông tin kế toán chưa đáng tin cậy, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp yếu kém nên nhiều doanh nghiệp chưa đủ sức để cạnh tranh trên thị trường. Điều này có thể dẫn đến việc sản xuất kinh doanh không hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng làm cho hoạt động cho vay của

ngân hàng không có hiệu quả. Ngoài ra, do quy mô vốn nhỏ, doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp để vay vốn hoặc có nhưng không đủ điều kiện.

Các DNVVN chủ yếu tận dụng nguồn lao động tại địa phương nên trình độ chuyên môn, tay nghề của lao động thấp, kể cả chủ doanh nghiệp. Nên nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được các phương án sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư có tính khả thi cao để thuyết phục các ngân hàng bỏ vốn đầu tư làm cho hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng kém hiệu quả. Đặc biệt trình độ yếu kém của doanh nghiệp trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây lì… là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Rất nhiều khách hàng sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc… Nhiều doanh nghiệp đã không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Trong trường hợp còn lại nhiều doanh nghiệp kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ hy vọng có thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

Sử dụng vốn là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Doanh nghiệp sử dụng vốn của ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích xin vay, thậm chí có một số doanh nghiệp còn sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản… làm cho vốn đầu tư của ngân hàng đứng trước rủi ro lớn, hiệu quả cho vay của ngân hàng bị giảm sút.

Như vậy, DNNVV là đối tượng khách hàng lớn và đầy tiềm năng mang lại cho các ngân hàng nguồn thu nhập đáng kể. Hoạt động cho vay của NHTM có hiệu quả hay không không những phụ thuộc vào khả năng, trình độ

chuyên môn của ngân hàng mà còn phụ thuộc nhiều vào bản thân các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả, thực hiện đúng nguyên tắc vay vốn thì cùng với đó hoạt động cho vay của ngân hàng mới có hiệu quả. Điều đó thể hiện chất lượng của hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng được biểu hiện cụ thể qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như: kết quả kinh doanh, dư nợ, nợ quá hạn… và được trình bày cụ thể ở nội dung của chương tiếp theo.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w