MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN CỦA GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu bột ngọt aji-no-moto trên thị trường việt nam (Trang 52 - 54)

VIỆT NAM ĐẾN NĂM

3.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN CỦA GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT

THƯƠNG HIỆU BỘT NGỌT TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM – CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ RA GIẢI PHÁP

Như đã trình bày ở phần trên (Mục 2.2.2 – Chương 2), với những đặc tính riêng có của mặt hàng tiêu dùng là bột ngọt, giá trị một thương hiệu bột ngọt trên thị trường Việt Nam bao gồm 5 thành phần là:

(1) Nhận biết thương hiệu;

(2) Lòng ham muốn và trung thành thương hiệu; (3) Chất lượng cảm nhận;

(4) Thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo; (5) Thái độ của người tiêu dùng đối với khuyến mãi.

Quá trình nghiên cứu cho thấy năm thành phần của giá trị thương hiệu bột ngọt trên thị trường Việt Nam không độc lập mà chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, một thành phần thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các thành phần khác. (Xem Phụ lục 8 – Kiểm định Correlations). Cụ thể là:

 Nếu mức độ nhận biết của người tiêu dùng về một thương hiệu bột ngọt tăng hay giảm thì lòng ham muốn và lòng trung thành của họ đối với thương hiệu bột ngọt đó cũng tăng hay giảm theo (Xem Hình 3.1 – H1);

 Nếu chất lượng cảm nhận của người tiêu dùng đối với một thương hiệu bột ngọt tăng hay giảm thì lòng ham muốn và lòng trung thành của họ đối với thương hiệu bột ngọt đó cũng tăng hay giảm theo (Xem Hình 3.1 – H2);

 Nếu mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với một thương hiệu bột ngọt tăng hay giảm thì chất lượng cảm nhận của họ đối với thương hiệu bột ngọt đó cũng tăng hay giảm theo (Xem Hình 3.1 – H3);

 Nếu thái độ của người tiêu dùng đối với các chương trình quảng cáo của một thương hiệu bột ngọt nào đó tăng hay giảm thì mức độ nhận biết của họ về thương hiệu bột ngọt đó cũng tăng hay giảm theo (Xem Hình 3.1 – H6a);

 Nếu thái độ của người tiêu dùng đối với các chương trình khuyến mãi của một thương hiệu bột ngọt tăng hay giảm thì mức độ nhận biết của họ về thương hiệu bột ngọt đó cũng tăng hay giảm theo (Xem Hình 3.1 – H6b);

 Nếu thái độ của người tiêu dùng đối với các chương trình quảng cáo của một thương hiệu bột ngọt tăng hay giảm thì mức độ cảm nhận về chất lượng của họ đối với thương hiệu bột ngọt đó cũng tăng hay giảm theo (Xem Hình 3.1-H7a);

 Nếu thái độ của người tiêu dùng đối với các chương trình khuyến mãi của một thương hiệu bột ngọt tăng hay giảm thì mức độ cảm nhận về chất lượng của họ đối với thương hiệu bột ngọt đó cũng tăng hay giảm theo (Xem Hình 3.1 – H7b)

Như vậy, nếu một trong thành phần giá trị thương hiệu bột ngọt tăng hay giảm thì sẽ ảnh hưởng làm tăng hay giảm các thành phần còn lại. Và kết quả là giá trị của cả thương hiệu bột ngọt sẽ tăng hay giảm theo.

Chính vì thế, để nâng cao giá trị một thương hiệu bột ngọt trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì một trong những cơ sở thực tiễn chủ yếu là phải dựa vào mối quan hệ giữa các thành phần của giá trị thương hiệu. Có như vậy thì những chiến lược, giải pháp đề ra mới có tính thực tiễn và mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu bột ngọt aji-no-moto trên thị trường việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w