Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoài quốc doanh (VPBank) (Trang 36)

3.1.Hoạt động tín dụng của VPBank

a) Các sản phẩm tín dụng của VPBank • Đối với khách hàng cá nhân

VPBank là một ngân hàng bán lẻ trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Vì thế khách hàng cá nhân là đối tượng chính. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có mục đích khác nhau nên hình thức vay vốn là khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng VPBank đưa ra nhiều hình thức tín dụng khác nhau như: cho vay hỗ trợ kinh doanh cá thể và tiêu dùng; cho vay trả góp mua nhà; cho vay hỗ trợ du học; cho vay trả góp mua ô tô, cho vay cầm cố cổ phiếu các NHTM . . . Mỗi một loại có các đặc điểm riêng biệt nhưng nhìn chung đều là những hình thức cho vay tín dụng để thực hiện mục tiêu của mình. VPBank luôn chú trọng hoàn thiện hệ thống khách hàng là đối tượng cá nhân, những người có mức sống cao, có khả năng thanh toán các khoản tín dụng này.

• Đối với khách hàng doanh nghiệp

Đối tượng này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. VPBank nhằm hỗ trợ đối tượng này trong hoạt động kinh doanh. VPBank đưa ra nhiều hình thức khách nhau nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cho đối tượng này. Tuy nhiên vẫn có sự hạn chế lớn trong khả năng cấp tín dụng. Những hình thức tín dụng như cho vay từng lần, cho vay theo mức hạn tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn . . . VPBank vẫn đang tiếp tục tập trung phục vụ khách hàng của mình là các cá nhân có thu nhập cao và các doanh nghiệp vừa, nhỏ trong nước.

b) Tỷ trọng nợ tín dụng trên tổng tài sản

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Dư nợ 3295,408 5031 7295

Doanh số cho vay 3684 6594 9754

Tổng tài sản 6090,163 9872,547 12753,49

Tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản

54,11% 50,96% 57,2%

(Nguồn: Báo cáo thường niên, bản tin VPBank, phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh)

Trong những năm gần đây, VPBank luôn đặt mức tăng trưởng tín dụng hơn 30%/năm. Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động tín dụng của VPBank đã được mở rộng nhanh chóng doanh số cho vay và dư nợ tăng nhanh qua các năm.

Tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu mang lại nguồn thu nhập chính cho VPBank. Tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản của VPBank luôn chiếm xấp xỉ 50%.

Đến năm 2007, doanh số cho vay và dư nợ tín dụng tăng nhanh cho thấy quy mô tín dụng của VPBank đã và đang được mở rộng nhanh chóng.

c) Cơ cấu tín dụng của VPBank

Bảng 6: Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng dư nợ (tỷ VNĐ) 3295,408 5031 7295

Theo thời hạn tín dụng

Ngắn hạn (% trên tổng dư nợ) 56% 57,5% 58,7%

Trung dài hạn (% trên tổng dư nợ) 44% 42,5% 41,3% Theo loại

tiền

USD (% trên tổng dư nợ) 3,5% 3,2% 3,3%

VNĐ (% trên tổng dư nợ) 96,5% 96,8% 96,7%

( Nguồn: Báo cáo thường niên, bản tin VPBank, phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh)

Trong cơ cấu tín dụng của VPBank chúng ta có thể thấy tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tăng qua các năm và hiện chiếm hơn 50% tổng dư nợ của

VPBank. Điều này thể hiện đúng định hướng của VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu miền Bắc.

Phát triển tín dụng ngắn hạn cũng góp phần vào việc hạn chế rủi ro tín dụng (các khoản vay có thời hạn ngắn hạn sẽ ẩn chứa ít rủi ro hơn các khoản vay dài hạn). Dư nợ cho vay bừng đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ và giamt dần trong cơ cấu tín dụng của VPBank. Hầu hết các khoản vay đều cấp cho khách hàng bằng VNĐ. Do một số lý do sau:

- Do tâm lý e ngại của người vay khi sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ, nhất là trong hoàn cảnh đồng USD đang có xu hướng mất giá. - VPBank không chuyên về cho vay xuất nhật khẩu ngư các ngân

hàng khác nên các hợp đồng tín dụng ngoại tệ thường rất ít.

- Do bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng năm 1998-1999 của VPBank

Việc tỷ trọng cho vay bằng USD chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu tín dụng của VPBank dẫn tới việc tồn đọng vốn bằng USD nhưng nó lại hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng do giá thay đổi khiến người vay không có khả năng thanh toán.

3.2. Chính sách tín dụng của VPBank

VPBank là ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong hệ thống NHTM. Vì thế, đối tượng chủ yếu của VPBank là các cá nhân có thu nhập khá trở lên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Sở dĩ như vậy, những đối tượng này có khả năng thanh toán các khoản tín dụng, mặt khác ngày càng có nhu cầu vay vốn để đầu tư cho tiêu dùng như các cá nhân mua sắm ôtô . . . Dựa vào đặc trưng của mình, VPBank đưa ra các chính sách tín dụng nhằm hướng tới đối tượng mình phục vụ một cách hiệu quả nhất.

Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng xấu, trong những năm gần đây ban lãnh đạo VPBank đã đề ra một phương châm cho hoạt động tín dụng đó là “Tiếp tục rộng rãi, cho vay bảo thủ”.

Điều này có nghĩa là VPBank kiên quyết thực hiện chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng, không cạnh trạnh bằng việc nới lỏng các điều kiện tín dụng. Nhiên viên tín dụng ngân hàng VPBank luôn được hướng dẫn là phải tuân thủ mọi quy định, nguyên tắc đã đề ra.

Tín dụng luôn giữ một vị trí rất quan trọng ở tất cả các ngân hàng thương mại. Vì thế làm tăng mức tăng trưởng tín dụng luôn là mục tiêu hàng đầu không ngoài trừ VPBank. Bên cạnh thực hiện các chính sách tín dụng bảo thủ, các đơn vị VPBank luôn nỗ lực tiếp thị khách hàng. Nhờ tiếp thị và quảng cáo hợp lý VPBank đã nâng cao vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Chính sách tín dụng của VPBank nhằm hướng tới đối tượng khánh hàng mà mình hoạt động là chủ yếu.

3.3. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tại VPBank

3.3.1.Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VPBank trong 3 năm gần đây

Bảng 7:

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Vốn điều lệ 309 750 2000

Tổng vốn huy động 5761,898 9107,253 15335,000

Tổng tài sản 6090,163 9872,547 12753,49

Lợi nhuận trước thuế 76,209 156,8 > 313

( Nguồn: Báo cáo thường niên, bản tin VPBank, phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh)

Bảng trên cho thấy quy mô cũng như tình hình hoạt động của VPBank trong những năm gần đây. Năm 2005, vốn điều lệ của VPBank chỉ có 309 tỷ đồng thế nhưng đến năm 2007 con số này đã lên tới 2000 tỷ đồng, tức là gấp

hơn 6 lần. Điều này cho thấy, quy mô hoạt động của VPBank mở rộng ra rất nhiều. Mặt khác, tổng vốn huy động của VPBank cũng được tăng lên rất nhiều vào năm 2007 với 15335 tỷ đồng. Cho thấy, uy tín của VPBank được nâng lên rất nhiều trong thời gian qua. Sự phát triển trong hoạt động của VPBank còn thể hiện đặc biệt ở số lợi nhuận mang về hằng năm với con số khá ấn tượng.

3.3.2. Tình hình nợ quá hạn tại VPBank

Bảng 8: Nợ quá hạn qua các năm

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dư nợ(tỷ VND) 1103 1525 1865 3295 5031 7295 Nợ quá hạn 210,8 200,8 9,327 37,6 29,18 16,049 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 25,46% 13,17% 0,5% 1,32% 0,58% 0,22%

( Nguồn báo cáo thường niên, bản tin VPBank, phòng tổng hợp và quản lý VPBank)

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy nợ quá hạn của VPBank từ năm 2002 đến nay đã giảm xuống nhanh chóng về cả số tuyệt đối và số tương đối ( tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ).

Năm 2002, nợ quá hạn của VPBank là 210,8 tỷ đồng và chiếm tới hơn 25% trên tổng dư nợ thì đến năm 2004 con số này chỉ còn chiếm khoảng hơn 9 tỷ đồng và nợ quá hạn trên tổng dư nợ chỉ còn chiếm 0,5%. Đây là kết quả của việc VPBank đã thu hồi được hầu hết các khoản nợ xấu trong những năm trước đây và năm 2004 chính thức trở thành một ngân hàng lành mạnh về tài chính sau nhiều năm rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Đến năm 2007 vừa qua thì nợ quá hạn là 16,049 tỷ , con số này đã giảm so với hai năm trước. Điều này cho thấy sự tăng triển của VPBank trong năm qua là khá cao. VPBank đã giảm được tỷ lệ xấu hơn nhiều so với tỷ lệ xấu của nghành ngân hàng VIệt Nam.

3.3.3. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tại VPBank

Hiện nay, nguồn thu của VPBank chủ yếu từ các nghiệp vụ tín dụng truyền thống. VPBank chủ yếu cho vay các cá nhân có thu nhập cao, các doanh nghiệp vừa nhỏ mà thực lực tài chính không cao lắm. Những đối tượng này có khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, VPBank vẫn cho vay với mức dư nợ tới 35 - 40% vào một nhóm khách hàng đang báo động “đỏ” về chất lượng tín dụng. Hàng năm số nợ quá hạn tại VPBank vẫn còn khá cao, năm 2007 vừa qua số dư nợ thấp hơn năm ngoái chỉ có 16,049 tỷ đồng nhưng đây cũng không phải là con số nhỏ. Điều này cho thấy, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank chưa thực sự cao. Những rủi ro tín dụng rất dễ xảy ra nếu VPBank không có những biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả. Đa phần VPBank đều có tiêu chí xếp loại và phân loại nợ theo nhóm khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng. Nợ của khách hàng nhóm A được coi có rủi ro thấp nhất, còn nợ khách hàng nhóm C được coi là có khả năng mất vốn cao nhất. Với cách làm như vậy thì đánh giá rủi tín dụng cũng chưa thực sự cao.

Sở dĩ thực trạng hoạt động tín dụng tại VPBank chưa hiệu quả tối ưu do nhiều nguyên nhân khác nhau.Xét từ phía ngân hàng thì một số nhân viên không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay; chính sách và quy trình cho vay còn lỏng lẻo; chưa thực sự phân định rạch ròi giữa khâu thẩm định và khâu cho vay; công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chính sách quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng vẫn còn hạn chế.

Theo Quyết định (QĐ) 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493,

nợ của các NHTM được chia thành 5 nhóm: với nợ từ loại 3 đến 5 là nợ xấu; còn nợ nhóm 1 - nợ thông thường - trích dự phòng 0%; nợ nhóm 2 - nợ cần chú ý - trích dự phòng 5%. Đây là một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ theo QĐ 493 đã tiến gần tới những chuẩn mực quốc tế, đó là các loại nợ với mức rủi ro khác nhau đã gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bước đầu tạo nên quĩ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất. Cũng theo QĐ này, nợ xấu (nhóm 3,4,5) chiếm tỷ lệ khoảng từ 2 - 5%, một tỷ lệ chấp nhận được.

Hiện nay, VPBank đã bước đầu thống kê nợ xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và dư nợ cho vay nhóm khách hàng theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 457.

Liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thời gian gần đây, VPBank đã và đang thực hiện các biện pháp về việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tín dụng. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2007, khi vốn tín dụng có xu hướng tăng trưởng ở mức cao hơn so với cùng kì năm trước và mục tiêu cả năm, có thể ảnh hưởng không thuận lợi đối với kiểm soát lạm phát trong năm nay và các năm tới; chất lượng tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực chưa cao; cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán có nguy cơ rủi ro cao, do thị trường chứng khoán biến động; việc thu thập thông tin từ thị trường để đánh giá, quản trị rủi ro còn bất cập.

Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank đã có những bước đáng ghi nhận, tiến bộ.

4.Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank

Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư nói chung, trong đó có hoạt động cho vay của các ngân hàng. Trong nỗ lực nhằm thu được lợi nhuận, các ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, nghĩa là không thể không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách làm cho hoạt động này trở nên an toàn và hạn chế đến mức tối đa những tổn thất có thể có bằng cách đề ra cho mình một chiến lược quản lý rủi ro thích hợp.

Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng.

Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào năng lực quản lý rủi ro. Hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60 - 70% trong danh mục tài sản có. Vì vậy, quản lí rủi ro tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tại VPBank trong những năm gần đây đặt nhiều thành tựu đáng kể:

a)Những thành tựu đặt được trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank.

- Tỷ lệ quá nợ của VPBank trong những năm gần đây ( từ năm 2005 đến nay) luôn ở mức thấp ( thường dưới 1% trên tổng dư nợ). Tỷ này không những nằm trong phạm NHTM quy định mà tỷ nợ này còn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của toàn nghành ngân hàng (7%). Điều này cho thấy, công tác quản lý rủi ro tại VPBank có hiệu quả khá cao.

- Huy động vốn tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và tăng trưởng tín dụng hàng năm tăng xấp xỉ 30%. Điều này cho thấy uy tín và

thương hiệu của VPBank đã được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng, thể hiện một vị trí trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.

- Số dự phòng nợ khó đòi mà VPBank phải trích và sử dụng hàng năm là tương đối ít.

- Lợi nhuận của VPBank tăng nhanh qua các năm, nếu như năm 2005 lợi nhuận của VPBank chỉ đặt là 76,209 tỷ thì con số nay lên tới hơn 313 tỷ đồng vào năm 2007 vừa qua tức là tăng gấp hơn 4 lần. Thu nhầp chính của VPBank vần là lãi suất từ các khoản tín dụng cho vay và việc lợi nhuận tăng lên theo các năm chứng tỏ sự thành công trong công tác quản lyư tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh của VPBank.

Sở dĩ có được những thành tựu như trên không phải dễ dàng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau sau:

- Từ những bài học đắt giá trong quá khứ, Ban lãnh đạo VPBank đã nhận ra và kiên quyết thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối ưu rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

- Sự nỗ lực của toàn bộ các phòng ban, các cấp của VPBank từ Ban lãnh đạo đến nhân viên.

- VPBank đã đưa ra một quy trình nghiệp vụ tín dụng có tính đúng đắn,

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoài quốc doanh (VPBank) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w