Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho lao động quản lý tại cơ quan văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam (Trang 33 - 34)

I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM.

4. Một số đặc điểm của Tổng công ty thép Việt Nam ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho lao động quản lý.

4.1. Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh.

4.1.1. Thị trường thép thế giới và trong nước

Thị trường thép thế giới có nhiều biến động phức tạp và khó lường. Đặc biệt Trung Quốc tiếp tục là nhân tố gây biến động lớn về giá. Giá phôi thép, thép phế, than cốc, than mỡ, giá xăng dầu thế giới biến động thất thường và liên tục duy trì ở mức cao làm tăng giá thành sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thép của Tổng công ty.

Thị trường thép trong nước biến động phức tạp, ngành Thép Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Thép xây dựng cạnh tranh quyết liệt, nguyên nhân do cung vượt cầu. Mặt khác, trong 6 tháng đầu năm năm 2007 thép giá rẻ Trung Quốc thâm nhập thị trường nội địa, tác động xấu tới tâm lý người tiêu dùng, gây sức ép về giá trên thị trường.

Năm 2007, giá thép xây dựng trên thị trường nội địa tăng bình quân khoảng 22% đến 24% so với năm 2006. Giá thép xây dựng bình quân của Tổng công ty 9,5 triệu đồng/tấn và của các công ty liên doanh với Tổng công ty bình quân 9,8 triệu đồng/tấn. Đầu năm 2008 giá thép lại tiếp tục có xu hướng tăng mạnh.

Thị trường thép tấm, lá trong nước cũng chịu tác động của thị trường thép thế giới. Giá bán thép tấm bình quân 10 triệu đồng/tấn, tăng 44,6% so với năm 2006; giá bán thép cán nóng bình quân 11,9 triệu đồng/tấn, tăng

21,9 %. Đứng trước những khó khăn trên, Tổng công ty đã nỗ lực khắc phục và phấn đấu và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

4.1.2. Đối thủ cạnh tranh.

Năng lực sản xuất của Tổng công ty chiếm 80% công suất luyện thép, 27% công suất cán thép của cả nước, Tổng công ty là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam. Vì thế so với các doanh nghiệp ở trong nước khả năng cạnh tranh của Tổng công ty đang chiếm ưu thế.

Hiện nay đối thủ đáng lo ngại nhất của Tổng công ty là các doanh nghiệp thép Trung Quốc. Thép Trung Quốc được nhập ồ ạt vào thị trường Việt Nam với khối lượng rất lớn và giá thành rẻ. Trung Quốc lại là nước giáp ranh với nước ta nên việc vận chuyển dễ dàng và ít tốn kém. Mặt khác mỗi năm Tổng công ty phải nhập khẩu khoảng 60% phôi thép, phần lớn trong số này là nhập từ Trung Quốc vì thế giá thép của Tổng công ty cao hơn. Vào thời điểm hiện nay giá phôi thép ở Trung Quốc lại có xu hướng tăng, điều này là một khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Hiện nay nước ta đã hội nhập WTO, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, Tổng công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Tại thị trường trong nước, không chỉ với các doanh nghiệp trong nước, Tổng công ty còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp thép nước ngoài với trình độ công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiến tiến, là những đối thủ đánh lo ngại của Tổng công ty.

Mặt khác để tăng cường xuất khẩu, Tổng công ty phải cố gắng nỗ lực vượt qua các khó khăn, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể cạnh tranh trên khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho lao động quản lý tại cơ quan văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w