Nguyên nhân những mặt còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Cửa Lò (Trang 44 - 49)

Đơn vị: Tỷ đồng

2.3.4.2. Nguyên nhân những mặt còn hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động KD nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tại chi nhánh NHCT Cửa Lò cũng không tránh khỏi những hạn chế như đã nói ở trên. Nguyên nhân những tồn tại đó là do:

*) Các nguyên nhân từ phía NH.

Thứ nhất: Các NH đặc biệt là các NHTM quốc doanh vẫn còn tâm lý e ngại khi cho vay đối với KH là các DNVVN nhất là các DN ngoài quốc doanh mặc dù đây là KH chiến lược của NH trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Cho đến nay mặc

dù không có sự phân biệt giữa các DN lớn với các DNVVN và trên thực tế thì hoạt động cho vay tại NH cũng chỉ dừng lại ở các DNVVN nhưng tâm lý của cán bộ tín dụng vẫn không hoàn toàn thoải mái khi tiếp nhận đơn xin vay của các DNVVN, bởi vì trong quan niệm của cán bộ NH thì cho vay các DNVVN nhất là các DNVVN ngoài quốc doanh chứa đựng rất nhiều rủi ro. Mặt khác, do chỉ mới áp dụng cho vay theo từng lần nên cũng hạn chế hoạt động cho vay ở khu vực này bởi vì một số DN đáp ứng được các yêu cầu của NH thì lại ngần ngại không vay vì thủ tục mỗi lần đi vay mất rất nhiều thời gian của họ.

Thứ hai: Khả năng thẩm định của cán bộ NH.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của KH, NH phải tiến hành thẩm định kỹ càng về DA, phương án, kế hoạch trả nợ của KH… Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có hiểu biết nhất định về các lĩnh vực KD của KH. Đối tượng KH rất đa dạng, nhất là các DNVVN lại KD trong rất nhiều lĩnh vực, cán bộ tín dụng khó có thể nắm hết được tình hình chung trong tất cả các lĩnh vực đó, gây nhiều khó khăn cho công tác thẩm định.

Bên cạnh đó, khác với dự án của các DN lớn, các DA của các DNVVN và KH cá nhân thường nhỏ và có thời gian ngắn hơn. Chính vì vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xử lý công việc trong một thời gian ngắn. Đây là một khó khăn lớn vì hầu hết KH đều thiếu tài liệu chính thống, trong khi cán bộ không có đủ kỹ năng và không quen với việc thu thập và xử lý thông tin từ nguồn bổ sung.

Thứ ba: Tính chủ động tìm kiếm KH của NH còn hạn chế.

Điều này được thể hiện qua sự hạn chế trong hoạt động marketing, phổ biến về sản phẩm của NH, chủ động tiếp cận các DN của NH. Các chương trình quảng cáo nghèo nàn, không thực sự mang lại những thông tin cần thiết nhất cho KH vay vốn.

NH chưa mở rộng dư nợ tín dụng cũng một phần xuất phát từ khuyến khích về chế độ lương thưởng đối với cán bộ NH chưa khuyến khích đối với việc mở rộng cho vay, chính vì thế cán bộ tín dụng chủ yếu tập trung vào khai thác các KH cũ và cho vay những đối tượng mà họ thực sự cho là an toàn.

Thứ nhất: Bản thân KH nhất là các DNVVN chưa đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của NH về quy mô vốn, thủ tục lập DA, thủ tục thế chấp, tính hợp pháp của TS thế chấp.

Mặc dù trong những năm vừa qua ngành NH nói chung cũng như NHCT nói riêng và các chương trình vay vốn đã nỗ lực thay đổi những khuôn khổ pháp lý nhằm nới lỏng về TS thể chấp và đã chú trọng nhiều hơn tới tính khả thi của DA hơn là TS thế chấp, nhưng đây vẫn là trở ngại lớn nhất đối với khả năng tiếp cận vốn tín dụng của KH nhất là các DNVVN. Hầu hết các DN này đều không có TS để đảm bảo vốn vay hoặc nếu có thì giấy tờ chứng minh quyền sở hữu lại không đầy đủ. Các nỗ lực nhằm mở rộng diện TS có thể được sử dụng làm TS thế chấp, nâng cao giá trị của TS thế chấp thông qua các thay đổi về chính sách, quy định về đảm bảo tiền vay vẫn chưa thể cải thiện một cách căn bản vấn đề này.

Thứ hai: Hệ thống thông tin, sổ sách kế toán… của các KH là DN nhất là các DNVVN không đáng tin cậy đối với NH.

Các DNVVN nhất là các DNVVN ngoài quốc doanh chưa thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán theo pháp lệnh Hạch toán kế toán, TC của DN không minh bạch nên đã gây nhiều khó khăn cho NH trong khâu thẩm định, đánh giá DN khi xem xét cho vay. Do cho rằng các thông tin do DN cung cấp không hoàn toàn đáng tin cậy, các NH phải kiểm chứng thông tin đó từ các nguồn khác như bạn hàng, các nhà cung cấp, KH, cơ quan thuế… Song nhìn chung, các thông tin này đều mang tính chất tham khảo và chất lượng không cao như NH mong muốn.

Thêm vào đó, bản thân một số DN cũng thường e ngại khi vay NH vì như vậy buộc phải xuất trình báo cáo TC, trong khi các báo cáo TC của các DN đối với cơ quan thuế thường phải làm giảm lợi nhuận để nộp thuế ít đi nhưng báo cáo TC nộp cho NH để vay thì phải thể hiện được hiệu quả KD cao qua lợi nhuận cao. Hiện nay, việc công khai TC của DN còn hạn chế, phần lớn các DNVVN không có hệ thống kế toán tiêu chuẩn. Báo cáo của DN không được kiểm toán hàng năm. TSĐB của DN rất ít, không đủ để đảm bảo nhu cầu cho vay vốn.

Thứ ba: KH là các DN còn thiếu các DA khả thi về mặt kỹ thuật, đảm bảo khả năng sinh lời về mặt TC và chưa có sức thuyết phục đối với NH. Các DN hiện nay thiếu

nhân lực đủ tầm để lập các DA khả thi vay vốn và cũng có DN coi nhẹ khâu này. Vì thế, đã làm giảm mức độ tín nhiệm của NH đối với DN.

Đây là vấn đề đã được các tổ chức tín dụng và NH thừa nhận. Mặc dù môi trường KD cho các DNVVN đã được cải thiện đáng kể trong những năm vừa qua, song các DN vẫn còn gặp rủi ro trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, họ còn gặp các vấn đề về thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của mình, năng lực kỹ thuật và chuyên môn để đảm bảo cho các sản phẩm và dịch vụ của mình được thị trường chấp nhận.

Thứ tư: Trình độ quản trị DN của nhiều chủ DN còn hết sức hạn chế.

Phần lớn các chủ DN đều chưa được đào tạo về công tác quản lý DN và chủ yếu điều hành theo kinh nghiệm. Điều này được thể hiện rõ qua việc một tỷ lệ lớn chủ DN đều không thể viết được một đề án SXKD đáp ứng yêu cầu của NH để được chấp nhận vay vốn. Tuy nhiên DN có những ý tưởng KD độc đáo và có tính khả thi cao, song còn một khoảng cách khá xa giữa việc biến ý tưởng thành một kế hoạch thực hiện cụ thể có tính toán đến các yếu tố TC và kỹ thuật. Sự thiếu tính toán này đã dẫn đến nhiều trường hợp thất bại một cách đáng tiếc. Trình độ quản trị DN yếu kém, các kế hoạch SXKD thiếu khả thi là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các NH từ chối cho vay các DNVVN.

*) Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô.

Hệ thống chính sách PL của Nhà nước tác động tới mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có sự hình thành và phát triển của các DNVVN nói chung cũng như cá nhân hoạt động KD nói riêng. Trong những năm gần đây, hệ thống chính sách và PL có liên quan đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã được hình thành và đổi mới từng bước với những kết quả tích cực. Chúng đã tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy sự hình thành và phát triển khá mạnh mẽ đối với các DNVVN, đặc biệt là đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Tuy nhiên trong hệ thống chính sách và PL hiện hành vẫn còn thiếu tính đồng bộ nhất quán và kém hoàn thiện. Chúng vẫn chưa tạo ra môi trường hoạt động thông thoáng và bình đẳng cho mọi loại hình DN, chưa khuyến khích các DN hoạt động SXKD có hiệu quả và nghiêm chỉnh tuân theo PL, đặc biệt là chính sách đất đai thuế khoá, tín dụng và xuất nhập khẩu… Nói chung, hệ thống chính sách, quy chế quy định còn chưa thực sự hỗ

thiếu bình đẳng; ngoài ra các quy định về sở hữu đất đai, về thủ tục, điều kiện bảo lãnh… cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho KH đặc biệt là các DNVVN khó tiếp cận nguồn vốn của NH.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Cửa Lò (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w