Phương hướng phát triển của chi nhánh NHCT Cửa Lò trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng công thương Cửa Lò (Trang 48 - 54)

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế nước ta chịu một áp lực lớn về cải tổ phương thức giao dịch, về công nghệ NH, về dịch vụ NH hiện đại như NH điện tử, NH tại nhà… cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng khốc liệt hơn, hoạt động marketing trong NH trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và được cá biệt hoá đến từng KH. Với quan niệm là nếu có KH có nhu cầu về một sản phẩm nào đó của NH thì nhu cầu về một sản phẩm khác sẽ là nhu cầu tiềm năng. NH cố gắng thu hút KH sử dụng đồng bộ các sản phẩm TC của mình như sản phẩm tiền gửi, các khoản tín dụng, các dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn… Do đó, các NH đều cho rằng quy mô và tốc độ tăng trưởng KH là yếu tố cần thiết để hoạt động NH đạt hiệu quả cao. Các NH đều thấy rằng đối tượng KH để mình có thể khai thác được là rất phong phú nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế phát triển, hội nhập mạnh mẽ. Đặc biệt là các DNVVN hiện nay rất phát triển, quy mô thị trường lớn, đối tượng KH rất phong phú và rất nhạy cảm với các sản phẩm của NH. Hơn thế nữa các DNVVN đang là đối tượng KH chính của chi nhánh NHCT Cửa Lò. Thấy được tầm quan trọng của các DNVVN đối với sự phát triển của mình nên ngay từ khi còn là một chi nhánh trực thuộc NHCT Nghệ An, đơn vị đã tham gia trao đổi ý kiến với các DNVVN miền Bắc tại Hà Nội, các DNVVN miền Trung tại Đà Nẵng, các DNVVN miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong các cuộc tọa đàm trên NH bày tỏ sự quan tâm đến các DN, lắng nghe ý kiến từ phía DN và khẳng định các DNVVN là đối tượng KH chiến lược của NH.

Bên cạnh đó, NHCT Việt Nam vẫn đặt mục tiêu phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước làm trọng tâm nhưng phương thức thực hiện có nhiều điểm khác biệt. NH sẽ tập trung cho vay các DN thu mua, sản xuất chế biến các mặt hàng xuất khẩu để các DN này tạo ra một thị trường đầu ra ổn định cho những

người sản xuất trong nước. Các DN này chủ yếu là các DNVVN tập trung nhiều ở khu vực thành thị và ven đô. Mặt khác để có được nguồn vốn dồi dào tài trợ cho những DA công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì nguồn vốn huy động tại thành thị đóng vai trò quyết định. Chính vì vậy chiến lược phát triển trong những năm tới của NHCT Việt Nam là:

 Giữ vững thị trường truyền thống.

 Đẩy nhanh tốc độ mở rộng KH là các DNVVN trong các thành thị lớn đặc biệt

chú ý tới các đối tượng xuất nhập khẩu.

 Tập trung khai thác nguồn vốn dồi dào từ các đô thị lớn để điều chuyển cho

các khu vực còn thiếu vốn.

 Phát triển công nghệ hiện đại và phấn đấu trở thành NH tiên phong trong lĩnh

vực NH bán lẻ. Hoàn thiện sản phẩm thẻ thanh toán và mở rộng mạng lưới thẻ trên phạm vi toàn quốc.

Trong định hướng chung của toàn hệ thống, NHCT Cửa Lò đặt mục tiêu trở thành một NH hiện đại với công nghệ tiên tiến, cung cấp các dịch vụ, sản phẩm NH chuyên nghiệp có chất lượng cao. NHCT Cửa Lò phấn đấu đến năm 2008 trở thành một trong 20 NH hoạt động hiệu quả nhất (về khả năng huy động vốn cũng như chất lượng tín dụng) của hệ thống NHCT Việt Nam. Hoạt động của NHCT Cửa Lò sẽ hướng chủ yếu vào đối tượng KH là các DNVVN trên địa bàn, một mặt tạo thu nhập, nâng cao uy tín, mặt khác thu hút nguồn tiền nhàn rỗi bị phân tán thành nhiều khoản mục nhỏ lẻ. Cụ thể các mục tiêu như sau:

1- Tiếp tục ổn định và tăng trưởng vững chắc nguồn vốn, kể cả vốn nội tệ và ngoại tệ, nhằm chủ động hoàn toàn về nguồn vốn, đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho công tác đầu tư tín dụng, cũng như đảm bảo tính thanh khoản của chi nhánh bằng các giải pháp sau:

- Nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc KH nói chung và KH gửi vốn nói riêng. Sẵn sàng cung cấp các dịch vụ mới của NH phù hợp với thị hiếu. Tiếp tục chỉnh sửa hợp

lý các mức phí phải thu từ KH hấp dẫn hơn, mang tính cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, cần cải tiến hơn nữa thủ tục mở tài khoản tiền gửi cá nhân để thu hút khách hàng mở tài khoản, tăng vốn tiền gửi thanh toán.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, nhằm thỏa mãn các nhu cầu phong phú đa dạng của KH gửi vốn.

- Điều hành linh hoạt, nhạy bén các mức lãi suất huy động, phù hợp với thị trường huy động vốn trên địa bàn cũng như tình hình hoạt động tại chi nhánh, vừa đảm bảo cân đối hài hoà lợi ích của KH, lợi ích của NH cũng như lợi ích của nền kinh tế.

- Tiếp tục cải thiện cơ cấu nguồn vốn nói chung và vốn huy động nói riêng, ổn định và tăng trưởng vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nhằm tạo mức lãi suất bình quân đầu vào hợp lý hơn, theo đó có điều kiện điều hành lãi suất cho vay hợp lý, tăng tính cạnh tranh. Phấn đấu tăng trưởng nhanh nguồn vốn ngoại tệ và nguồn vốn huy động trung và dài hạn nhằm đáp ứng và phù hợp với tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh NHCT Cửa Lò.

2- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để mở rộng thị phần, đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế, tăng trưởng dư nợ hợp lý, phù hợp với khả năng kiểm soát của chi nhánh, tiếp tục ổn định và tăng cường chất lượng dư nợ bằng các giải pháp:

- Bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, tập trung đầu tư vốn cho các công trình, DA trọng điểm, các chương trình kinh tế, đồng thời làm tốt công tác tiếp thị, tìm kiếm và thu hút những DA khả thi…

- Đẩy mạnh cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các DN đã đổi mới, chuyển đổi sở hữu, cho vay cán bộ công nhân viên, hộ gia đình, DN tư nhân… làm thay đổi về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế.

- Duy trì và củng cố mối quan hệ bạn hàng, bình đẳng với các DN đã và sẽ có quan hệ tín dụng. Tư vấn cho KH hiểu rõ hơn các tiện ích, lợi ích mà chi nhánh NHCT Cửa Lò có thể cung ứng cho KH, để qua đó tạo điều kiện mở rộng quy mô đầu tư cũng như áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới như cung cấp thẻ Visacard hay Mastercard …

- Thường xuyên tổ chức thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn, kiểm tra tình hình SXKD, phân tích tình hình TC, tình hình bảo đảm tiền vay của KH để có sự điều tiết hợp lý trong cấp tín dụng.

- Tổ chức các buổi làm việc đối với các KH có dư nợ cao, hiện TS còn thiếu, chưa đủ tỷ lệ đảm bảo nợ vay, nhằm tăng thêm tỷ trọng dư nợ có TSĐB đến mức cho phép, đảm bảo cơ sở pháp lý để xử lý, thu hồi vốn khi nợ vay có vấn đề.

- Tiếp tục thực hiện chọn lọc, thanh lọc khách hàng, kiên quyết hạn chế cấp tín dụng, giảm dần dư nợ và có thể chấm dứt quan hệ tín dụng đối với những KH KD không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, năng lực TC thấp, thiếu TSĐB, hàng hoá ứ đọng, chậm tiêu thụ, công nợ dây dưa với bạn hàng, vay nợ nhiều NH, nhằm ổn định và lành mạnh hoá hệ thống KH tại chi nhánh, đồng thời làm tăng chất lượng công tác tín dụng, giảm thiểu rủi ro.

- Quán triệt, phổ biến kịp thời tới từng phòng, bộ phận, từng cán bộ nội dung các văn bản của NHNN Việt Nam, NHCT Việt Nam về chỉ đạo trong công tác tín dụng và tổ chức triển khai thực hiện tốt nhằm một mặt nâng cao chất lượng dư nợ, mặt khác phù hợp với các mục tiêu, định hướng chung của ngành theo sự chỉ đạo thống nhất.

3- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xử lý TS tồn đọng, nợ tồn đọng làm lành mạnh hoá tình hình TC của NH bằng các giải pháp:

- Tập trung xử lý dứt điểm số nợ có TSĐB kể cả nợ chưa được xử lý rủi ro và nợ đã được xử lý rủi ro. Những khoản nợ hồ sơ chưa đầy đủ tính pháp lý, thì tiếp tục khẩn trương bổ sung, hoàn thiện các yếu tố pháp lý cần thiết để xử lý bán thu hồi nợ, tiếp tục theo dõi các khoản nợ đã xử lý rủi ro để tận thu nhằm tăng thêm thu nhập.

- Đối với các khoản nợ không có TSĐB thì phải khẩn trương tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các loại hồ sơ, giấy tờ theo quy định, để khi có cơ chế cho phép có thể nhanh chóng trình cấp trên cho phép xử lý xoá nợ, cấp nguồn bù đắp…

- Những khoản nợ quá hạn mới phát sinh, nợ quá hạn dưới 360 ngày phải chỉ đạo cán bộ và các phòng quản lý nợ, bám sát KH, đôn đốc trả nợ. Trường hợp KH không thể

trả nợ, phải nhanh chóng xử lý TSĐB để thu hồi nợ, hạn chế tối đa việc chuyển sang các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Trong quá trình xử lý nợ, xử lý TS phải tuyệt đối tuân thủ quy trình về xử lý nợ theo các quy định của NHNN cũng như các văn bản hướng dẫn cụ thể của NHCT Việt Nam, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, tổn hại đến uy tín của hệ thống NH nói chung và hệ thống NHCT Việt Nam nói riêng.

4- Công tác tổ chức cán bộ.

- Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn lại lực lượng lao động trong toàn chi nhánh, nhằm cân đối tốt nhất về lao động cho các phòng, các bộ phận, để đảm bảo thực hiện trôi chảy công việc được giao. Tăng cường cán bộ thực sự có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh cho các phần hành trực tiếp KD.

- Có phương án quy hoạch cán bộ trước mắt cũng như lâu dài, bổ sung cán bộ lãnh đạo các trưởng, phó phòng, đáp ứng tốt cho nhu cầu KD. Thực hiện luân chuyển cán bộ từ trưởng, phó phòng và cán bộ nghiệp vụ, đảm bảo phù hợp với yêu cầu công tác.

- Quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, phong cách lối sống văn hoá, văn minh, lịch sự của người cán bộ NHCT Việt Nam. Đào tạo cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ trực tiếp làm công tác KD thực sự có bản lĩnh vững vàng. Gắn việc giáo dục với việc học tập các chủ trương đường lối của Đảng, PL của Nhà Nước. Cử cán bộ đi đào tạo và đào tạo lại theo nhiều hình thức, nâng cao kiến thức KD trong nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu của công tác KD trong thời kỳ mới.

- Quan tâm đến công tác làm thay đổi nhận thức của các cán bộ công nhân viên trong hoạt động KD phải chủ động hơn nữa, không có thái độ ỷ lại vào NHCT Việt Nam để chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian tới khi mà NHCT Việt Nam tiến hành cổ phần hoá.

5- Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ NH, triển khai áp dụng các sản phẩm dịch vụ NH mới:

- Tiếp tục đổi mới, trang bị đầy đủ máy vi tính hiện đại tới các phòng nghiệp vụ, để một mặt nâng cao tốc độ xử lý các giao dịch đối với KH mà vẫn đảm bảo tính chính xác an toàn, cũng như thực hiện tốt công tác điện toán, báo cáo thống kê theo chương trình mới.

- Thực hiện tốt các chương trình kế toán mới của NHCT Việt Nam cũng như của NHNN.

- Xem xét và áp dụng các mức phí hợp lý, hấp dẫn, thời gian thực hiện nhanh chóng, thủ tục đơn giản để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ chuyển tiền cũng như các hoạt động dịch vụ khác.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc mở tài khoản cá nhân, pháp nhân nói chung và mở tài khoản chuyển tiền kiều hối nói riêng, nhằm thu hút nguồn vốn ngoại tệ và tăng thu nhập từ dịch vụ chi trả kiều hối.

6- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra, kiểm soát trên tất cả các mặt hoạt động: kế toán, huy động vốn, tiền tệ - kho quỹ, khâu xử lý nợ tồn đọng và đặc biệt là kiểm tra công tác tín dụng nhằm khắc phục và uốn nắn những thiếu sót trong KD và chấn chỉnh sau các đợt kiểm tra, đảm bảo cho sự phát triển an toàn và vững chắc. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện kịp thời, thoả đáng, không để tình trạng khiếu kiện kéo dài, tồn đọng.

7- Đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm khuyếch trương sản phẩm, tính chất hoạt động và những thế mạnh của NHCT. Tăng cường quảng cáo, giới thiệu, tư vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng để KH hiểu rõ mọi hoạt động của NHCT và từ đó có sự lựa chọn trong giao dịch.

- Tăng cường khâu chỉ đạo, điều hành công tác tiếp thị, tạo sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng để cùng giải quyết trôi chảy các công việc liên quan đến vấn đề tiếp thị, vấn đề ổn định và thu hút thêm KH.

- Xây dựng chiến lược marketing trước mắt cũng như lâu dài, trong đó chú trọng các chiến lược như: chiến lược sản phẩm, chiến lược KH, chiến lược giá…nhằm định hướng được nhiệm vụ tiếp thị trong từng thời kỳ cụ thể.

8- Thực hiện tốt cơ chế trả lương KD theo phương án mới được xây dựng, đảm bảo tính công bằng trong trả lương. Làm tốt công tác thi đua - khen thưởng, gắn công tác thi đua - khen thưởng với công tác chuyên môn, xem thi đua và việc trả lương KD là những công cụ hiệu quả trong việc tạo động lực quan trọng trong việc động viên tinh thần, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, người lao động phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

9- Tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong hoạt động KD. Tổ chức Đảng phải thực sự tham gia chỉ đạo, định hướng công tác chuyên môn đồng thời lãnh đạo hoạt động của các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng công thương Cửa Lò (Trang 48 - 54)