Hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà (Trang 47 - 51)

Phòng tín dụng Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán ngân quỹ

2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Phần lớn các NHTM thu lợi nhuận chủ yếu bằng cách cho vay ( bán tài sản nợ và dùng tiền thu được để mua tài sản có). Tiền cho vay là một món nợ đối với một cá nhân hoặc một tổ chức nhưng nó lại là một loại tài sản của ngân hàng vì nó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nhìn chung các món cho vay này đều kém lỏng vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi đến hạn. Được thành lập năm 1995 đến nay, ngân hàng TMCP Bắc Á đã không ngừng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Chính vì vậy mà uy tín của ngân hàng không ngừng được củng cố tạo niềm tin không chỉ đối với người gửi tiền mà còn với cả những người vay tiền, những người có nhu cầu vốn trong nền kinh tế.

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà.

Đơn vị: triệu đồng

 Kết cấu dư nợ theo thời hạn

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

số tiền số tiền 05/04(%) số tiền 06/05(%)

Cho vay ngắn hạn 621.074 838.490 35.01 1.048.113 25.00

tỷ trọng (%) 56.20 60.70 60.70

Cho vay trung và dài hạn 484.039 542.941 12.17 678.676 25.00

tỷ trọng 43.80 39.30 39.30

Tổng dư nợ 1.105.113 1.381.431 25.00 1.726.789 25.00

 Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền Số tiền 05/04(±

%) Số tiền 06/05(±%)

Cho vay ngắn hạn 621.074 838.490 35.01 1.048.113 25.00

Tỷ trọng 56.20 60.70 60.70

cho vay trung và dài hạn 484.039 542.941 12.17 678.676 25.00

Tỷ trọng 43.80 39.30 39.30

tổng dư nợ 1.105.113 1.381.431 25.00 1.726.789 25.00

( Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doah NASB Thái Hà năm 2004,2005,2006)

Qua bảng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Băc Á chi nhánh Thái Hà, ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng tăng trưởng đều đặn hàng năm 25%. Đây là một tốc độ tăng trưởng tương đối tốt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ: Năm 2004 chiếm 56.20% so với tổng dư nợ, năm 2005 chiếm 60.70% và giữ ổn định tỷ trọng này cho đến năm 2006. Nguyên nhân là do nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chủ yếu là nguồn gửi có kỳ hạn ( ngắn hạn) của các tổ chức kinh tế (đây là nguồn vốn có tính ổn định kém vì nó mang tính tạm thời). Mặc dù ngân hàng có chức năng của một NHTM là chuyển đổi kỳ hạn của vốn ( huy động nguồn ngắn hạn để cho vay trung

và dài hạn). Nhưng để đảm bảo tính an toàn cần thiết, nên NASB Thái Hà đã thực hiện chính sách “ an toàn và hiệu quả”, nghĩa là chỉ duy trì dư nợ trung và dài hạn trong một giới hạn nhất định. Do đó tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng chiến tỷ trọng thấp. Cụ thể là: năm 2004 chiếm 43.80%, năm 2005 chiếm 39.30% và giữ ổn định tỷ trọng này cho đến cuối năm 2006.Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ nhưng cho vay trung và dài hạn vẫn đáp ứng đủ, kịp thời vốn cho các dự án khả thi, giúp các doanh nghiệp trong nền kinh tế không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh do thiếu vốn. Bằng chứng là ngân hàng vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của các khoản vay này hàng năm. Đặc biệt, năm 2006 dư nợ cho vay trung và hạn tăng 25% so với 2005 ( trong khi năm 2005 chỉ tăng 12.17% so vơi năm 2004). Ngoài ra, ngân hàng Bắc Á Thái Hà cũng không ngừng mở rộng các phương thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng của nền kinh tế. Ngoài các phương thức cho vay truyền thống như: cho vay từng lân, hạn mức, theo dự án đầu tư… Ngân hàng đã từng bước áp dụng phương thức cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi…Khách hàng có thể tùy ý lựa chọn phương thức vay phù hợp khẳ năng tài chính của mình. Mặt khác, đối với những khoản vay vượt quy định dư nợ đối với một khách hàng do nhà nước quy định, ngân hàng đã áp dụng phương thức cho vay hợp vốn (đồng tài trợ cùng với một ngân hàng khác) để không làm ảnh hưởng đến quan hệ khách hàng lâu hàng lâu dài đồng thời cũng không vi phạm quy định. Bên cạnh việc cho vay có tài sản đảm bảo hoặc phải có bảo lãnh của bên thứ ba, ngân hàng đang từng bước áp dụng phương thức cho vay tín chấp (cho vay dựa vào uy tín của khách hàng). Tuy hình thức này khá mạo hiểm nhưng đó cũng là một biện pháp nhằm giữ chân khách hàng tốt, khách hàng có tiền lực tài chính lớn, uy tín trên thị trường. Hình thức này cũng áp dụng với cán bộ, nhân viên ngân hàng nhằm giúp họ mua sắm phương tiện đi lại hoặc mua nhà với lãi suất cho vay ưu đãi. Nhìn chung, với các phương thức cho vay đa dạng, ngân hàng không chỉ giúp cho khách hàng bảo đảm ổn định tình hình sản suất, kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng trong thời gian qua.

Song song với công tác mở rộng tín dụng, mở rộng đối tượng cho vay, công tác thẩm định tài chính và giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay đã được

NASB Thái Hà đặc biệt chú trọng. Chính vì thế mà trong thời gian qua chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Ngân hàng đã loại bỏ được các loại rủi do tín dụng xảy ra do thông tin không cân xứng và “ sự lựa chọn đối nghịch”.

Bảng 2.3: Nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền Số tiền 05/04(±%) số tiền 06/05(±%)

Tổng dư nợ (triệu đồng) 1.105.113 1.381.431 25.00 1.726.789 25.00 Nợ quá hạn (triệu đồng) 8.156 4.078 -50.00 3.059 -24.99

NQH/tổng dư nợ 0.74% 0.30% 0.18%

(Báo cáo tổn kết hoạt động kinh doanh của NASB Thái Hà năm 2004,2005,2006)

Qua báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NASB Thái Hà cho thấy, chất lượng tín dụng của ngân hàng tương đối tốt. Nợ quá hạn được duy trì ở mức thấp, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ và có tốc độ giảm dần qua các năm: Năm 2004 tổng nợ quá hạn là 8.156 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 0.74% trong tổng dư nợ. Đến năm 2005 tổng nợ quá hạn giảm 50% ( chỉ còn chiếm 0.3% so với tổng dư nợ), năm 2006 lại giảm chỉ còn chiếm 0.18% tổng dư nợ. Đây quả thật là một tín hiệu tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó khẳng định những cố gắng, nỗ lực của ngân hàng nói chung và của bộ phận tín dụng nói riêng trong việc xử lý và thu hồi nợ.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có những bước tăng trưởng mạnh mẽ mà vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Đây là một thành công lớn của ngân hàng và còn hứa hẹn những kết quả khả quan hơn nữa trong thời gian tới.

2.2.Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà

2.2.1. Các loại hình bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà

Hiện nay, NASB Thái Hà thực hiện tất cả các loại hình bảo lãnh được ngân hàng Nhà nước cho phép. Cụ thể bao gồm những loại hình sau:

- Bảo lãnh dự thầu

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm - Bảo lãnh hoàn thanh toán

- Bảo lãnh vay vốn

- Bảo lãnh mở L/C trả chậm - Bảo lãnh đối ứng

Trong đó, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một trong những nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu ở NASB Thái Hà.

2.2.2.Các quy định của NASB về hoạt động bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w