0
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Một số quy định

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI (Trang 41 -44 )

Trong các văn bản trên thì quyết định 196 QĐ/NH14 về quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng và công văn số 39 của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam hớng dẫn thực hiện quy chế là hai văn bản quan trọng nhất tạo khung pháp lý cho hoạt động bảo lãnh chi nhánh. Sau đây là nội dung chính của các văn bản này:

2.1.Phạm vi bảo lãnh:

Ngân hàng Đầu t và Phát triển tổ chức các loại bảo lãnh sau: - Bảo lãnh dự thầu.

- Bảo lãnh htực hiện hợp đồng.

- Bảo lãnh đảm bảo chất lợng theo hợp đồng. - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trớc.

- Bảo lãnh bảo dảm thanh toán. - Bảo lãnh hoàn trả vốn vay.

Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam uỷ quyền cho giám đốc chi nhánh bảo lãnh trong phạm vi quỹ bảo lãnh của chi

nhánh cho 4 trong 6 loại bảo lãnh trên trừ bảo lãnh đảm bảo thanh toán và bảo lãnh hoàn trả vốn vay.

2.2.Điều kiện đợc bảo lãnh.

Doanh nghiệp đợc bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau:

- Có t cách pháp nhân, hoạt động theo luật pháp hiện hành của Việt Nam. - Có hợp đồng liên quan đến bảo lãnh.

- Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng thanh toán.

Có giấy phép xuất nhập khẩu nếu hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến bảo lãnh.

- Không có nợ quá hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Có đủ tài sản thế chấp hợp pháp cho bảo lãnh.

Điều kiện cụ thể đợc hớng dẫn nh sau:

2.2.1 Bảo lãnh để tham gia dự thầu xây lắp, thực hiện hợp đồng thi công, bảo lãnh chất lợng công trình: Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề xây dựng theo đúng nghề nghiệp và phạm vi hoạt động đợc cấp có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành của nhà n- ớc. Nếu là đơn vị trực thuộc tổ chức có giấy phép hành nghề thì phải có giấy uỷ quyền của tổ chức đó.

- Trờng hợp các đơn vị liên doanh dự thầu thì một đơn vị phải làm đại diện để xin bảo lãnh cho liên doanh. Ngời đại diện phải kê khai rõ, đầy đủ các doanh nghiệp xây lắp tham gia liên doanhvà các doanh nghiệp này phải có đủ điều kiện về đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề đã nêu ở trên.

2.2.2. Bảo lãnh để tham gia dự thầu, thực hiện các hợp đồng kinh tế (ngoài hợp đồng xây lắp), bảo lãnh chất lợng sản phẩm theo hợp đồng kinh tế liên quan đến các lĩnh vực sản xuất thì doanh nghiệp phải có giấy phép hành nghề và giấy phép kinh doanh theo quy định của nhà nớc nh: Đóng tàu, sản xuất rợu bia, thuốc lá, khai thác khoáng sản... phù hợp với nội dung xin bảo lãnh.

2.2.3. Bảo lãnh tiền ứng trớc:

Doanh nghiệp phải mở tài khoản tiền gửi sản xuất kinh doanh chính và tài khoản nhận tiền ứng trớc tại ngân hàng đâù t và phát triển, doanh nghiệp phải chịu sự quản lý giám sát của Ngân hàng Đầu t và Phát triển về việc sử dụng đungs mục đích của khoản ứng trớc này.

2.2.4. Bảo lãnh thanh toán, Ngân hàng Đầu t và Phát triển chỉ bảo lãnh việc bảo đảm thanh toánkhi ngân hàng nắm chắc về khả năng, nguồn vốn thanh toán của doanh nghiệp xin bảo lãnh.

Trớc mắt các chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển chỉ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn có tài khoản hoạt động sản xuất kinh doanh tại chính ngân hàng đầu t và phát triển. Trờng hợp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn có tài khoản hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại ngân hàng thơng mại và các tổ chức tín dụng khác thì chi nhánh phải báo cáo và gửi hồ sơ lên Ngân hàng Đầu t và Phát triển trung ơng xem xét cho ý kiến trớc khi thực hiện.

2.3. Phí bảo lãnh:

Trờng hợp doanh nghiệp xin bảo lãnh ký quỹ 100% hoặc số d trên tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu t và Phát triển luôn lớn hơn số tiền xin bảo lãnh, doanh nghiệp cam kết không rút số d đó thì phí bảo lãnh u đãi đợc áp dụng là 0.7% năm tính trên số d bảo lãnh và tính từ ngày phát sinh th bảo lãnh.

Trờng hợp số tièn xin bảo lãnh quá thấp (nhỏ hơn 80 triệu) các chi nhánh đợc áp dụng mức phí bảo lãnh tối thiểu là 300000 đồng cho một món bảo lãnh để đảm bảo bù d chi phí của ngân hàng và phí này thu ngay một lần trớc khi phát hành th bảo lãnh.

Những trờng hợp khác áp dụng phí bảo lãnh do chi nhánh quyết định nhng tối đa không quá 1% năm.

Đối với những trờng hợp thu phí theo tỷ lệ, phí bảo lãnh thu ba tháng một lần, lần đầu thu ngay khi phát hành thủ tục bảo lãnh.

2.4.Quỹ bảo lãnh và mức bảo lãnh:

Các ngân hàng căn cứ vào số vốn đợc phép sử dụng vào kinh doanh để dự kiến số tiền có thể đa vaò lập quỹ bảo lãnh của mình. Tổng mức bảo lãnh đợc xác định trên cơ sở quỹ bảo lãnh dự kiến và khả năng an toàn vốn trong bảo lãnh của từng ngân hàng, nhng tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh.

Số tiền để lập quỹ bảo lãnh đợc hạch toán vào một tiểu khoản riêng tại ngân hàng bảo lãnh theo từng lần bảo lãnh với tỷ lệ tối thiểu 5% so với doanh số bảo lãnh và đợc sử dụng để trả cho bên yêu cầu bảo lãnh khi doanh nghiệp đợc bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.

Tổng số tiền bảo lãnh cho một doanh nghiệp không quá 30% tổng mức bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh.

2.5. Tài sản thế chấp:

Tài sản thế chấp bảo lãnh là bất động sản: nhà đất; động sản: vàng, bạc, đá quý...; hoặc các chứng từ có giá: trái phiếu, tín phiếu...

Trong trờng hợp đặc biệt doanh nghiệp có tín nhiệm bảo đảm có nguồn vốn thanh toán đúng hạn số tiền bảo lãnh có sử dụng kết hợp cả

hình thức ký quỹ, thế chấp, tín nhiệm và khả năng tài chính để lập hồ sơ bảo lãnh báo cáo ngân hàng đầu t phát triển trung ơng xem xét uỷ nhiệm.

Trờng hợp số tiền bảo lãnh không lớn, doanh nghiệp có thể ký quỹ số tiền tơng ứng với số tiền xin bảo lãnh hoặc kết hợp cả hai hình thức ký quỹ và thế chấp tài sản. Tiền ký quỹ phải đợc gửi tại chi nhánh thực hiện việc bảo lãnh. Tiền ký quỹ đợc hởng lãi suất phù hợp với tính chất thời hạn của việc bảo lãnh.

Trong suốt thời gian bảo lãnh, chi nhánh có trách nhiệm quản lý theo dõi số tiền d tài khoản ký quỹ và tài sản thế chấp của doanh nghiệp đảm bảo số d tài khoản này và giá trị tài sản thế chấp luôn tơng ứng với số tiền còn đang đợc bảo lãnh.

2.6. Thẩm quyền của chi nhánh:

Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam uỷ nhiệm cho giám đốc chi nhánh ngân hàng đầu t và phát triển bảo lãnh trong phạm vi quỹ bảo lãnh của chi nhánh cho các loại sau:

- Bảo lãnh dự thầu.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Bảo lãnh tiền ứng trớc.

- Bảo lãnh bảo hành chất lợng sản phẩm.

Trong trờng hợp vợt quỹ bảo lãnh của doanh nghiệp, chi nhánh lập hồ sơ, báo cáo Ngân hàng Đầu t và Phát triển trung ơng để xem xét bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho chi nhánh bảo lãnh.

Trên đây là một số nội dung trong quy định đã nêu. Vì bảo lãnh là một loại hình mới đợc áp dụng ở Ngân hàng Đầu t và Phát triển và ở Việt Nam nói chung nên cần nắm đợc các nội dung này trong thực thi bảo lãnh. Những nội dung này tuy một số đã đợc sửa đổi nhng nó là cơ sở áp dụng và cơ sở cho việc đánh giá hoạt động của bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Nội.

III. Thực trạng hoạt động bảo l nh tại ngân hàngã đầu t phát triển Hà Nội.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI (Trang 41 -44 )

×