Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổphần Ngoại thương Thăng Long (Trang 29 - 32)

Việc áp dụng quy trình tín dụng mới còn nhiều bất cập

Quy trình tín dụng mới đưa vào áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực do quy trình mới mang lại, còn một số hạn chế như sau:

Theo quy trình tín dụng mới thì khối lượng công việc phát sinh nhiều, luân chuyển qua nhiều bước trung gian ảnh hưởng đến chất lượng công tác tín dụng. Trong quá trình cho vay, hồ sơ giấy tờ phát sinh nhiều hơn, trải qua nhiều

bước trung gian hơn khiến cho thời gian xét duyệt một khoản vay bị kéo dài, ảnh hưởng đến quỹ thời gian của cán bộ tín dụng. Khi đó, thời gian dành cho việc thẩm định hồ sơ khách hàng, kiểm tra sau khi cho vay... bị ảnh hưởng.

Trước đây khi chưa áp dụng quy trình mới thì cán bộ tín dụng đảm nhận tất cả mọi khâu của quy trình tín dụng. Từ khi thực hiện quy trình mới thì mỗi một khâu có sự tham gia đồng thời bộ phận Quan hệ khách hàng, bộ phận Quản lý rủi ro và bộ phận Quản lý nợ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai quy trình mới, cán bộ giữa các bộ phận có sự hợp tác chưa chặt chẽ. Cán bộ quan hệ khách hàng có tâm lý ỷ lại vào cán bộ quản lý rủi ro trong khâu thẩm định hồ sơ vay vốn. Do đó, nảy sinh trường hợp cán bộ chưa làm việc hết trách nhiệm, ảnh hưởng xấu đến chất lượng của khoản vay.

Chưa chú trọng đúng mức đến chất lượng tín dụng: Mục tiêu của ngân hàng là mở rộng tín dụng, chỉ tiêu đặt ra là tổng dư nợ tín dụng tăng 22- 23%/năm. Để đạt được điều này, đôi khi Ngân hàng đã xem nhẹ những tiêu chuẩn cấp tín dụng, chấp nhận rủi ro cao hơn và cho vay đối với khoản vay không đủ tiêu chuẩn an toàn.

Đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long phần lớn là còn rất trẻ, vì vậy kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Mặt khác, họ cũng chưa được đào tạo và trang bị một cách đầy đủ các kiến thức mới về mô hình quản trị rủi ro ở các nước phát triển.

Trình độ của cán bộ nhân viên là vô cùng quan trọng, nhận thức được điều này, ngân hàng đã hết sức quan tâm tới công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nhân viên ở trong và ngoài nước. Tuy vậy, hoạt động này gặp cũng nhiều khó khăn do kinh phí dành cho đào tạo là có hạn và điều quan trọng hơn là tình trạng thiếu chuyên gia giỏi để giảng dạy.

Hiện nay hoạt động cho vay bảo lãnh, ký quỹ mở L/C của chi nhánh chiếm tỷ trọng khá lớn trong hoạt động tín dụng, đối tượng khách hàng

thường là các doanh nghiệp XNK trong nước tham gia các hoạt động thương mại với đối tác nước ngoài vì vậy nếu xảy ra tranh chấp quốc tế thì ta thường bị thiệt do chưa nắm vững điều luật quốc tế.

Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo thấp.

Trong cơ cấu cho vay của chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo chỉ chiếm lớn nhất là 39% (Năm 2007), tỷ trọng cho vay đối với DNNN chiếm tỷ lệ lớn (trên 50% tổng dư nợ). Các đối tượng khách hàng này vay vốn hầu hết đều không có tài sản đảm bảo, nếu có là tài sản hình thành từ vốn vay. Sau khi cổ phần hóa, chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long đã yêu cầu các DN này bổ sung tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, việc bổ sung tài sản diễn ra rất chậm trễ. Bên cạnh đó, rất nhiều DNNN hiện nay đang lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, liên tục bị lỗ qua nhiều năm, mà không có phương án khắc phục. Vì vậy làm cho tình trạng nợ quá hạn tại Chi nhánh tăng cao, nhiều khoản nợ có khả năng mất vốn, không thu hồi được.

Trang thiết bị công nghệ, thông tin không đầy đủ:

Mặc dù trung tâm thông tin tín dụng CIC ra đời nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, Ngân hàng chưa có được nguồn thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ. Điều này dẫn đến việc ngân hàng có thể ra những quyết định sai lầm như: khách hàng vay tiền bằng tài sản thế chấp mà tài sản này đã được khách hàng thế chấp tại nhiều ngân hàng khác, khách hàng vay tiền và dùng vào mục đích để đảo nợ, trả nợ ngân hàng khác. Đây là tiền đề phát sinh những rủi ro tín dụng.

Kiểm tra, giám sát khoản vay đạt hiệu quả chưa cao, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý rủi ro tín dụng

Thực tế cho vay tại chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long hiện nay là các cán bộ tín dụng hầu như rất ít đi kiểm tra, giám sát sau khi cho vay. Các cán bộ tín dụng, nhất là cán bộ mới chưa ý thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra,

giám sát khoản vay. Khi đi kiểm tra thực tế tại đơn vị, do thiếu kinh nghiệm và phưong pháp nên việc kiểm tra đạt hiệu quả chưa cao. Cán bộ tín dụng chưa kiểm tra chặt chẽ tài sản đảm bảo, không nắm bắt được thực tế hàng hóa trong kho, chưa đánh giá đúng thực tế sử dụng vốn vay của doanh nghiệp...

Hoạt động kiểm tra nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng là hoạt động cần thiết, nhằm phát hiện do những sai phạm, rủi ro, đồng thời phát hiện những khiếm khuyết trong quy trình tín dụng, từ đó đề ra những giải pháp. Do đó, hoạt động này phải liên tục theo từng đối tượng khách hàng và từng khoản vay. Tuy nhiên, hiện nay, Phòng Kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh với số lượng cán bộ hạn chế (chỉ gồm 1 trưởng phòng và 2 cán bộ), không thể bao quát hết toàn bộ hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Vì vậy, chưa phát huy hết vai trò của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Khâu thẩm định dự án đầu tư còn nhiều hạn chế, các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đều ở trạng thái tĩnh, chưa tính đến các biến số động, nên việc xét duyệt các dự án không lường trước được các biến động của thị trường. Hơn nữa việc thẩm định chủ yếu dựa vào yếu tố định lượng, yếu tố định tính chưa được đánh giá cao và sử dụng không nhiều.

Chưa có phòng quản lý rủi ro: Hiện tại Phòng tín dụng của Chi nhánh chung cho cả ba bộ phận Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản lý nợ mà chưa thành lập phòng chuyên trách Quản lý rủi ro riêng vì vậy công tác quản lý rủi ro chưa được thực sự được chuyên môn hoá

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổphần Ngoại thương Thăng Long (Trang 29 - 32)