Các hệ thống đo dịch chuyển cơ khí sử dụng trên máy vạn năng

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng thiết bị đo cơ điện tử cho máy công cụ vạn năng nhằm nâng cao độ chính xác dịch chuyển potx (Trang 47 - 50)

a. Dụng cụđo chuyển vị thẳng

2.2.Các hệ thống đo dịch chuyển cơ khí sử dụng trên máy vạn năng

Dựa trên cơ sở đo của các dụng cụ đo cơ khí, các hệ thống đo dịch chuyển cơ khí sử dụng trên các máy vạn năng có một phần kết cấu tương tự như vậy. Dưới đây trình bầy các hệ thống đo điển hình trên các máy vạn năng. Trên các máy van năng hiện nay đang dùng hai loại hệ thống đo, đo dịch chuyển thẳng và đo dịch chuyển góc.

2.2.1 Đo dịch chuyển thẳng

Trên các máy công cụ vạn năng hiện nay chủ yếu sử dụng các hệ thống đo chuyển vị theo nguyên tắc đo gián tiếp. Các dịch chuyển thẳng của bàn dao máy tiện, hoặc bàn máy phay … được đo chuyển đổi qua chuyển động quay của thước đo vòng (du xích vòng) nhờ các bộ truyền cơ khí. Các dịch chuyển thẳng cần đo trên máy tiện bao gồm: dịch chuyển dọc và ngang của bàn dao máy tiện, dịch chuyển nhỏ dọc và ngang của bàn dao trên máy tiện.

Ví dụ trong hình dưới đây là mặt cắt bàn dao máy tiện 1K62điều chỉnh chạy dao ngang. Trên đầu trục vít dẫn 6 được lắp du xích vòng 5. Khi quay du xích vòng đi một lượng làm trục vít me 6 quay, trục vít me này được cố định trên bàn máy cố định 1 đo đó làm đai ốc 7 di chuyển dọc trục vít, đai ốc 7 được cố định với bàn dao trên 2 đo đó làm dao tịnh tiến ra vào theo phương ngang (phương x). Như vậy có sự đo dán tiếp thông qua một bộ truyền vít me - đai ốc.

Nếu gọi tx là bước của vít me 6 (với máy tiện 1K62: tx= 5 mm), và số vạch chia trên du xích vòng là n, thì có lượng dịch chuyển ngang nhỏ nhất của bàn dao là:

c = tx nì

1

Hay nói cách khác đây là độ chia đạt được của du xích vòng. Từ phương trình này ta thấy nếu ta càng tăng số vạch chia thì cho lượng dịch chuyển bàn dao càng nhỏkhi với cùng bước vít me tx.

2.2.2 Đo dịch chuyển góc

Đo dịch chuyển góc trên máy vạn năng thường sử dụng phương pháp đo trực tiếp

Trên hình 2.17 là sơ đồ động của bàn dao máy tiện 16K20. Dich chuyển chạy đao dọc của bàn dao cũng được đo thông qua du xích vòng D. Trong trường hợp này cũng sử dụng phương pháp đo gián tiếp bằng cách biến chuyển động quay vòng của du xích thành chuyển động tịnh tiến của thanh răng (94 -95). Tương tự cách phân tích đối với đo dịch chuyển chạy dao ngang trên máy tiện 1K62, lượng dịch chuyển nhỏ nhất đo được phụ thuộc vào số lượng vạch chia n trên du xích vòng. Cụ thể:

n1 1 ì 18 35 ì 17 36 ì 66 17 ìπìZìm =c c: Độ chính xác cần đo

Từ phương trình này thấy rằng nếu số vạch chia của du xích vòng n càng lớn thì lượng dịch chuyển thẳng nhỏ nhất đo được càng nhỏ nghĩa là độ chính xác du

5

6 7

8

Hình 2.17 Mặt cắt bàn dao ngang máy tiện 1K62

1 – Má cố định với thân máy, 2 – Má di động, 3 – 4 – Bàn dao trên, 5 – Du xích vòng, 6 – Trục vít, 7 - đai ốc, 8 – Tay quay

xích vòng đo được càng nhỏ. Cách đo này cho phép có thể tự chọn độ chính xác dịch chuyển cần đo thông qua việc thay đổi số vạch chia n.

Tuy nhiên số vạch chia của du xích vòng không thể chia quá nhỏ vì càng nhỏ càng khó đọc các vạch chia một cách chính xác bằng mắt thường, do đó độ chính xác đạt được khi đo dịch chuyển trên các máy vạn năng hiện nay thường là 0.01 mm

D

đến 0.025 mm. Để nâng cao độ chính xác của phương pháp đo này ta có thể khuyếch đại vạch chia trên du xích bằng cách đọc qua hệ kính hiểm vi đọc số.

Trên đây là một số ví dụ về phương pháp đo dịch chuyển trên máy tiện vạn năng. Nguyên tắc đo dịch chuyển theo phương pháp đo gián tiếp thông qua các truyền dẫn cơ khí trung gian cũng được áp dụng các máy loại máy vạn năng khác.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng thiết bị đo cơ điện tử cho máy công cụ vạn năng nhằm nâng cao độ chính xác dịch chuyển potx (Trang 47 - 50)