Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 39)

Tổ chức Hải quan thế giới (gọi tắt là World Customs Organization - WCO) mà tiền thân là Hội đồng hợp tác Hải quan (chính thức đổi tên từ 1994) là một tổ chức liên chính phủ độc lập, có vai trò tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực của các cơ quan Hải quan trên thế giới. Hiện nay WCO có 173 thành viên chính thức trên toàn thế giới và là tổ chức quốc tế duy nhất có năng lực về các vấn đề Hải quan và cơ quan ngôn luận của cộng đồng Hải quan quốc tế. Để tạo ra một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giữa các đoàn đại biểu của hải quan, WCO xây dựng và phát triển nhiều công ước và công cụ quốc, cũng như cung cấp các trợ giúp kỹ thuật và đào tạo cho các thành viên. Cùng với phát triển của thương mại quốc tế thì hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng gia tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi chính đáng của các nước tham gia hoạt động thương mại quốc tế, hơn nữa buôn lậu - gian lận thương mại không chỉ giới hạn trong từng quốc gia mà còn mang tính quốc tế với những phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, do đó cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hải quan các nước, vùng lãnh thổ. Xuất phát từ lý do này WCO đã thông qua một số Công ước quan trọng như: Công ước về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong ngăn chặn, trấn áp và điều tra các vi phạm Hải quan - Công ước Nairobi, có hiệu lực từ năm 1980 (đã nêu ở trên); Công ước về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong các vấn đề Hải quan - Công ước Johannesburg, thông qua tháng 7 năm 2003. Ngoài ra WCO còn tổ chức nhiều hội nghị quốc tế về chuyên đề về “chống gian lận thương mại” tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Đây là những điều kiện hết quan trọng giúp Hải quan

các nước, vùng lãnh thổ tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bên cạnh đó, hoạt động chia sẻ thông tin nói chung và thông tin tình báo (thông tin nghiệp vụ) nói riêng là một trong những trụ cột trong chiến lược kiểm soát của WCO, do đó WCO đã thiết lập một mạng lưới thu thập, thông tin tình báo thông qua 11 Văn phòng đầu mối liên lạc tình báo khu vực (gọi tắt là RILO) trên khắp thế giới.

Chức năng của các Văn phòng tình báo này là thu thập, phân tích các dữ liệu cũng như phổ biến các thông tin về xu hướng, phương thức thủ đoạn, tuyến đường trọng điểm và các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại điển hình. Cơ chế hoạt động của RILO được hỗ trợ bởi Mạng kiểm soát hải quan ( mạng CEN). Đây là một cơ sở dữ liệu toàn cầu về thu thập, phân tích thông tin với các mục tiêu trao đổi thông tin tình báo, mục đích của cơ chế hoạt động này là nhằm tăng cường tính hiệu quả trong trao đổi chia sẻ thông tin cũng như hợp tác giữa các cơ quan Hải quan nhằm chống lại các loại tội phạm xuyên quốc gia.

Trong xu thế hội nhập và hợp tác, Hải quan Việt Nam đã chính thức gia nhập WCO từ ngày 01/07/1993; đồng thời Hải quan Việt Nam là thành viên của Văn phòng tình báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương (gọi tắt là RILO A/P), đơn vị thực hiện nhiệm vụ đầu mối là Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan.

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w