0
Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANHTẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY (Trang 70 -72 )

33 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm

3.2.2.7. Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Các món vay trung và dài hạn đối với DNNQD tiềm ẩn nhiều rủi ro trước mắt và cả trong lâu dài. Rủi ro trước mắt là rủi ro về thanh khoản khi ngân hàng dùng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Rủi ro lâu dài là rủi ro về lãi suất và rủi ro tín dụng với khoản vay. Như vậy, ngân hàng cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát của mình. Một số giải pháp có thể được xem xét là:

Giám sát khách hàng vay, theo dõi rủi ro có thể xảy ra: thường xuyên nắm tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm, thời gian doanh nghiệp có nguồn thu để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

Xem xét lại kỹ lưỡng và toàn diện việc tuân thủ chính sách, tuân thủ cho vay, những nhược điểm trong quy trình cho vay; năng lực, trình độ cán bộ trong việc thự hiện các nghiệp vụ; đánh giá giá trị tài sản thế chấp, sự bảo đảm các yếu tố pháp lý của hồ sơ tín dụng; thực trạng nợ ngân hàng thông qua việc phân loại nợ; kịp thời pháp hiệnh những sai phạm để chấn chỉnh kịp thời.

Thông qua kiểm tra các khoản nợ có vấn đề cũng như kết quả kiểm tra cần được thông báo công khai, kịp thời cho các cấp lãnh đạo để có biện pháp

xử lý kịp thời theo chức năng nhiệm vụ được phân; thực hiện các hình thức giám sát phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra, chứng tỏ hiệu quả và vai trò của công tác kiểm soát.

Xây dựng hoàn chỉnh các quy chế, quy trình kiểm tra. Củng cố kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại chi nhánh.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc (chứ không trực thuộc các phòng/ ban) về việc kiểm tra giám sát, đảm bảo an toàn và đúng luật pháp mọi hoạt động của chi nhánh.

KẾT LUẬN

Nguồn vốn trung và dài hạn đóng vai trò ngày càng quan trọng vào sự phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển chung của đất nước trong quá trình CNH – HĐH và hội nhập quốc tế. Đặc biệt là khu vực DNNQD có đóng góp ngày càng lớn vào kinh tế nước nhà xong lại chưa được quan tâm ưu đãi đúng mức nên luôn ở trong tình trạng thiếu vốn cho các dự án đầu tư. Như vậy phát triển cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD không chỉ là định hướng ở tầm vĩ mô của Nhà nước mà còn được CN NHCTCG đã, đang và sẽ tích cực thực hiện.

Từ những đánh giá, phân tích và nhận định trên, có thể thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM với DNNQD, cụ thể là hoạt động này của CN NHCTCG có những đặc điểm nổi bật như sau: tỷ

trọng vốn tín dụng trung và dài hạn mà NH cho nền kinh tế vay ngày càng tăng. Doanh số thu nợ với cho vay trung và dài hạn của DNNQD tăng vững qua các năm. Thêm vào đó là tỷ trọng nợ quá hạn của khối DNNQD có xu hướng giảm rõ rệt cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNQD có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày càng hiệu quả.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì CN NHCTCG vẫn phải đối mặt với những khó khăn từ nhiều phía như các chính sách hạn chế tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát của Nhà nước, nguồn huy động vốn dành cho vay trung và dài hạn còn chưa tương xứng với nhu cầu của khách hàng, sự giảm sút dư nợ trung và dài hạn với khối DNNQD, năng lực hạn chế của đội ngũ cán bộ tín dụng, sự phát triển chưa thực sự bền vững và lành mạnh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Điều này đòi hỏi CN NHCTCG phải cố gắng nhiều hơn nữa để trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANHTẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY (Trang 70 -72 )

×