Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường cao đẳng dạy nghề Việt- Đức tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 35 - 39)

I/ Khái quát về trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc

2. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường

2.1. Vị trí.

Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc, chịu sự quản lý của Nhà nước về giáo dục đào tạo của Sở lao động TB&XH, Sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc và Tổng cục dạy nghề- Bộ lao động TB&XH.

Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính sự nghiệp, có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

2.2 Chức năng.

Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật viên bậc cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc các lĩnh vực Cơ khí chế tạo; Cơ khí động lực; Điện; Điện tử; Công nghệ tin học và các nghề khác có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề.

Chương trình đào tạo theo chương trình khung của Bộ lao động TB&XH, hệ thống văn bằng, chứng chỉ theo qui định của Luật giáo dục.

Trường là cơ sở nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ mới phục vụ cho công tác đào tạo sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương khác.

2.3 Nhiệm vụ:

- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ thuật thực hành nghề nghiệp tương xứng với chuẩn trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với thị trườn lao động.

- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển Nhà trường đệ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở định hướng chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ UBND Tỉnh giao.

- Tổ chức tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng các ngành nghề được giao theo chỉ tiêu kế hoạch.

- Liên kết đào tạo Đại học, cao đẳng, trung cấp và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc các chuyên ngành Nhà trường đang đào tạo có cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện.

- Đào tạo định hướng, ngoại ngữ để xuất khẩu lao động trong và ngoài nước.

- Nghiên cứu khoa học, tổ chức sản xuất và dịch vụ sản phẩm của trường gắn với đào tạo nghề theo phương châm học đi đôi với hành.

- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật của Tỉnh và khu vực.

2.4 Quyền hạn:

- Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng nghề.

- Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.

- Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức hoạt động của trường; quyết định bổ nhiệm các chức vụ cấp trưởng phòng, khoa, xưởng, trung tâm và tương đương trở xuống.

- Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động dạy nghề về lập kế hoạch dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, tổ chức thực tập dạy nghề. Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.

- Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của trường.

- Được Nhà nước giao đất, cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo đơn đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.

2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác dạy nghề.

* Thuận lợi:

- Nhà trường thường xuyen được sự quan tâm của UBND Tỉnh, các Sở- Ban- Ngành và các cơ quan hữu quan, đặc biệt là được sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Lao động TB&XH trong mọi lĩnh vực hoạt động.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên đã được bổ sung cả về số lượng và chất lượng, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, tích cực, năng động, sáng tạo trong công việc.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành đã được bổ sung, nâng cấp, đã đảm bảo về cơ bản cho công tác đào tạo.

- Qua 9 năm đào tạo đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, đào tạo, tuyển sinh và giảng dạy.

- Công tác xây dựng cơ bản của trường dần hoàn chỉnh, đã có nhà nội trú, nhà ăn cho học sinh.

* Khó khăn:

- Trường mới thành lập, quy mô còn nhỏ, mặt khác lại có nhiều trường nghề của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh nên việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn.

- Kinh phí đào tạo còn hạn hẹp, trang thiết bị thực hành còn thiếu, đặc biệt là trang thiết bị hiện đại, hầu hết trang thiết bị nhà trường còn chưa cập với công nghệ sản xuất hiện đại.

- Đã có nhà nội trú cho học sinh xong chưa có nhà thể chất, số lượng phòng học so với quy mô hiện tại của Nhà trường còn thiếu.

- Đội ngũ giáo viên phần lớn còn trẻ, mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường cao đẳng dạy nghề Việt- Đức tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w