Nhóm kiến nghị liên quan đến kiên định chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Bản tin kinh tế vi mô số 4 pdf (Trang 25 - 26)

Thứ ba, về chính sách tài khóa: Chính sách tài khóa cần hỗ trợ tích cực và

mạnh mẽ cho chính sách tiền tệ đang được thực hiện theo hướng thắt chặt. Theo đó, chi tiêu và đầu tư công cần giảm quyết liệt theo đúng lộ trình và kế hoạch. Cần phải coi việc giảm đầu tư công là giải pháp then chốt để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, nếu không, hiệu quả chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ không được như mong đợi. Thông tin về cắt giảm đầu tư và chi tiêu công cần được công bố một cách chính xác, công khai, minh bạch và thường xuyên trên các phương tiện truyền thông và trên các kênh hội thảo, diễn đàn, hội nghị. Nghĩa là cách thức phát thông điệp của chính sách tài khóa cần theo cách thức phát thông điệp của chính sách tiền tệ. Đồng thời, chính sách tài khóa cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể là sự phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tài chính. Các mục tiêu chính sách có thể xuất hiện sự mâu thuẫn nên việc phối hợp chặt chẽ sẽ giúp lựa chọn các mục tiêu ưu tiên chủ yếu cho từng giai đoạn phát triển và tập trung sức mạnh của các chính sách một cách đồng bộ để thực hiện mục tiêu đó.

Thứ tư, về điều hành giá các mặt hàng đầu vào chiến lược, mà cụ thể là giá

điện và giá xăng dầu: Cương quyết không tăng giá điện trong thời điểm hiện nay. Điều chỉnh giá điện theo giá thị trường cần phải chọn thời điểm thích hợp cùng với tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường phân phối điện. Giá xăng dầu cần điều chỉnh hệ thống theo giá thị trường thế giới.

Thứ năm, về hạn chế nhập siêu: Bộ Công thương có thể tăng thuế tiêu thụ

đặc biệt đối với các mặt hàng ô tô, điện thoại, rượu, bia và mỹ phẩm, đồng thời cân nhắc đưa ra các biện pháp phi thuế quan mới nhằm hỗ trợ cho cán cân thanh toán tổng thể. Cần kiểm soát chặt chẽ quy định hạn chế cho vay và bán USD cho các doanh nghiệp nhập khẩu, chỉ đảm bảo nguồn USD cho những đầu vào và mặt hàng mà trong nước không thể sản xuất. Các quy định trong Luật Đấu thầu cũng cần được xem xét lại để tránh trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu chỉ nhập khẩu máy móc thiết bị, đầu vào và hàng hóa từ nước mình, khiến nhập siêu gia tăng và khó phát triển được các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, căn nguyên gốc rễ của thâm hụt thương mại là sự chênh lệch tiết kiệm - đầu tư trong nước lại chưa được giải quyết triệt để. Chừng nào chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư còn chưa được thu hẹp thì vấn đề nhập siêu chắc chắn sẽ tiếp tục kéo dài. Vì vậy, mặc dù các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu vẫn là một lựa chọn hữu hiệu trong giai đoạn tới do đặc điểm thương mại Việt Nam trong mối quan hệ thương mại toàn cầu thì các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chênh lệch tiết kiệm - đầu tư phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt để giải quyết triệt để thâm hụt thương mại.

Liên quan đến khu vực ngân hàng: cần phát triển hệ thống ngân hàng lành

mạnh thông qua cơ chế thanh lọc những ngân hàng yếu kém. Thậm chí, những giải pháp mạnh như sát nhập ngân hàng, đặt các ngân hàng trong kiểm soát đặc biệt để các ngân hàng tái cơ cấu v.v… có thể cần được xem xét

Một phần của tài liệu Bản tin kinh tế vi mô số 4 pdf (Trang 25 - 26)