GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY CẦM CỐ CỔ PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT HÀ NỘ
3.3.2 Kiến nghị với NHNN.
Về góc độ kiểm soát mà nói, nghiệp vụ cho vay cầm cố cổ phiếu là nghiệp vụ mới, có tính rủi ro cao nên cũng cần có những quy định để hướng dẫn về mặt quản lý Nhà nước, những hướng dẫn đó cũng đồng thời có giá trị kiểm soát, tránh việc các NHTM chạy theo giá thị trường để mở rộng cho vay. Tuy nhiên, kiểm soát ở dây không có nghĩa là ngăn chặn hay giới hạn việc cho vay. Hơn ai hế, chính các NHTM cần chủ động, tự mình quản trị rủi ro cho mình. Với thời gian triển khai chưa dài, các NHTM cần tự mình đánh giá lại để có biện pháp pháp gia tăng quản lý tín dụng cần thiết. Đối với cơ quan quản lý, việc điều chỉnh cần phải bằng quy chế chứ chứ không nên có những can thiệp mang tính hành chính ngắn hạn dựa trên cảm nhận rủi ro nhiều hay ít. Do đó, NHNN chỉ nên quy định khung quản lý phù hợp với Luật các TCTD và đưa ra cảnh báo chứ không can thiệp sâu vào nghiệp vụ cụ thể và hoạt động kinh doanh của các NHTM và phối hợp với các cơ quan có liên quan để quản lý vĩ mô.
NHNN Việt Nam cần phối hợp với các bộ, ngành hàon thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng cơ bản sau: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm nhạy cảm; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các doanh nghiệp; nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc lập dự phòng rủi ro.