Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn (Trang 32 - 33)

phát triển nông thôn Lạng Sơn :

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Nguyên liệu chính là tiền tệ và sản phẩm cũng là tiền tệ. Trong các hoạt động thì công tác tín dụng là một mảng lớn của Ngân hàng. Muốn thực thi công tác tín dụng thì Ngân hàng phải huy động được vốn và chiến lược huy động vốn được coi là hàng đầu.

Trong những năm qua cùng hệ thống Ngân hàng nói chung, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng sơn luôn đưa ra những biện pháp nhằm mở rộng khả năng huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cho nên công tác huy động nguồn vốn đã đạt được nhiều kết quả tốt, nguồn vốn luôn tăng trưởng, trong đó Chi nhánh đặc biệt chú trọng đối với nguồn vốn có kỳ hạn dài, lãi suất tương đối ổn định và phù hợp. Cụ thể :

Biểu số 2: Thực trạng huy động vốn tại NHNo & PTNT Tỉnh Lạng Sơn Đơn vị: Triệu Đồng Chỉ tiêu Số dư năm 2002 Số dư năm 2003 Số dư năm 2004 Năm 2003 so với năm 2002 Năm 2004 so với năm 2003 1-Tiền gửi tiết kiệm của

dân cư

235,681 230,619 418,300 -5,062 187,681

-Trong đó:

+Không kỳ hạn 9,628 10,558 117,860 930 107,302

+Có kỳ hạn 226,053 220,061 300,440 -5,992 80,379

2-Tiền gửi đơn vị tổ chức kinh tế

168,104 254,078 293,500 85,974 -52,935

-Trong đó:

+Không kỳ hạn 145,246 225,471 258,997 80,225 33,526

+Có kỳ hạn 22,858 28,607 34,503 5,749 5,896

3-Tiền gửi đảm bảo thanh toán

1,721 0 17,940 -1,721 17,940

4-Kỳ phiếu 68,813 163,164 7,987 67,351 -115,177 5-Ngoại tệ quy đổi 290 3,916 8,913 3,626 4,997

(Nguồn số liệu trên đây được lấy từ cân đối tài khoản năm 2002, 2003. 2004)

Nhìn vào bảng trên chúng tôi thấy tiền gửi tiết kiệm của dân cư giữ một vị trí quan trọng nhất trong cơ quan huy động vốn của NHNo&PTNT Lạng sơn với tỷ lệ khoảng 50%. Tiếp đó là nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu với thời hạn trên 1 năm, chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Bên cạnh 2 nguồn lớn trên là các nguồn tiền gửi đơn vị, tổ chức kinh tế, tiền gửi đảm bảo thanh toán, ngoại tệ đã giúp cho Ngân hàng No&PTNT Lạng sơn có một khả năng vốn lớn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn (Trang 32 - 33)