Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng của chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam hà thành (Trang 46 - 47)

Để có một khoản tín dụng có chất lượng tốt, yêu tố quan trọng trước tiên thuộc về người cán bộ tín dụng ngân hàng, hiểu biết về thực lực tài chính, khả năng thanh toán nợ của khách hàng kể cả ở hiện tại và tương lai, xác định được tiềm năng phát triển và dự báo được những biến động trong tương lai. Không những vậy, cán bộ tín dụng còn phải nắm rõ tư cách đạo đức của khách hàng vì tư cách đạo đức của người vay có ảnh hưởng đến ý muốn trả nợ của họ. Sự tác động của những chính sách kinh tế của Nhà nước hay ảnh hưởng của những biến động khách quan, chủ quan tác động đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp là rất phực tạp. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có một sự hiểu biết về thị trường và về lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh. tất cả những yếu tố đó đòi hỏi với một cán bộ tín dụng dường như quá lớn, một cán bộ tín dụng dường như có hiểu biết đến đâu, tài giỏi đến đâu cũng không thể có những hiểu biết sâu rộng tất cả những lĩnh vực. Để giải quyết vấn đề này, giải pháp đưa ra là cần chuyên môn hoá các cán bộ tín dụng, từng cán bộ sẽ đi sâu vào từng lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Hiện nay ở Chi nhánh Hà Thành và đa số ngân hàng thương mạiViệt Nam, việc phân công các cán bộ tín dụng chỉ dựa trên cơ chế khách hàng, mức dư nợ và thành phần kinh tế. Một cán bộ tín dụng khi đó phải chi vay trên nhiêù lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Như vậy các cán bộ tín dụng sẽ rất khó khăn trong việc thu thập và xử lý chính xác các thông tin tín dụng.

Phải chăng ngân hàng thực hiện chuyên môn hoá với từng cán bộ tín dụng bằng cách chia khách hàng theo từng nhóm, từng lĩnh vực kinh doanh. Trên cơ sở đó căn cứ vào năng lực sở trưòng và kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng để phần công thực hiện cho vay đối với từng loại khách hàng nhất định.Việc chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng như vậy sẽ khắc phục được mâu thuẫn giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá, làm tăng chất lượng độ tin cậy của thông tin tín dụng, tạo cơ sở xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dài. Đồng thời làm giảm chi phí trong công tác điều tra, tìm hiểu khách hàng, thẩm định và phân tích tín dụng, giám sát khách hàng sử dụng tiền vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam hà thành (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w