Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam hà thànhx (Trang 39 - 42)

a. Dư nợ tín dụng:

Bảng 8: Dư nợ tín dụng các năm 2005- 2007

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn Dư nợ TDH 1,133,814 823,416 310,398 72.62% 27.38% 1,228,704 1,096,075 132,629 89.20% 10.80% 1,997,000 1,688,308 310,000 84.54% 15.46%

Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay, dư nợ tín dụng nói chung đã có được những bứoc phát triển. Trong Vòng 3 năm 2005- 2007 tổng dư nợ tăng 863,186 triệu đồng ( từ 1,133,814 triệu đồng lên 1,997,000 triệu đồng), nhưng tỷ trọng dư nợ phân theo thời hạn lại có sự thay đổi như: Năm 2006 tỷ trọng dư nợ

ngắn hạn có tăng và tỷ trọng dư nợ dài hạn lại giảm, nhưng năm 2007 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm còn tỷ trọng dư nợ trung và hạn co tăng.

Cụ thể năm 2005 dư nợ ngắn hạn đạt 823,416 triệu đồng tỷ chiếm 72.62% trong tổng dư nợ, đến năm 2006 dư nợ ngắn hạn tăng thêm 272,659 triêu đồng tỷ chiếm 89.20%, đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 1.688,308 triệu đồng tăng 592,233 triệu đồng so với năm 2006 , chiếm 84.54%. Và dư nợ trung dài hạn năm 2007 đạt 310,000 triệu đồng chiếm 15.46% tổng dư nợ.

Mặc dù tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm song vẫn chiếm đa số trong tổng dư nợ vì vậy mà lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm đa số. Tuy nhiên ngân hàng cũng đang dần đần tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn lên, vì lợi nhuận từ cho vay trung dài hạn là rất lớn nhưng rủi ro cao hơn so với cho ngắn hạn.

b. Tình hình cho vay trung dài hạn theo thành phần kinh tế:

Bảng 9: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền2006/2005(%) Số tiền2007/2006(%) DNNN DNNQD 88,495 1,045,319 81,396 1,147,60 3 60,045 1,871,88 7 -7,099 102,28 4 -8.2 9.78 -21,351 724,284 -26.23 63.11 Tổng dư nợ 1,133,814 1,228,99 9 1,931,932 95,185 8.39 702,933 57.19

Thực hiện chính sách đa năng tổng hợp trong kinh doanh, không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là hình thức cho vay trung và dài hạn.Chi nhánh đã mở rộng đối tượng phục vụ của mình gồm cả doanh nghiêp Nhà nước, ngoài quốc doanh. Trong tổng dư nợ cho vay, chi nhánh tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Dến 31/12/2007, tỷ trọng cho vay với doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 3%, tương ứng với 60,045 triệu đồng.Khách hàng vay vốn trung dài hạn là các DNNN đã giảm đi.

Như vậy, quy mô cho vay KTNQD là tăng lên chiếm 97% tổng cho vay trung và dài hạn đạt 1,871,887 triệu đồng, điều này thể hiện đặc trung riêng của NHĐT và PTVN cũng như đặc trưng của Chi nhánh. Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh với số lượng ngày càng tăng.

Nguyên nhân sự vượt trội của khách hàng là DNNQD có thể nêu ở một vài điểm như sau:

- Do truyền thống của NHĐT và PTVN noi chung và Chi nhánh nói riêng có những lợi thế về nguồn vốn, kinh nghiệm, khách hàng, ưu đãi của ngân hàng về các khoản cho vay trung dài hạn với DNNQD nên Chi nhánh không ngừng phát huy những lợi thế này, tăng cường mối quan hệ tín dụng với những khách hàng ưu tín và mở rông thêm nhiều khách hàng mới. Chi nhánh đã có những chính sách ưu đãi với các DNNQD về lãi suất, thời gian trả nợ, thể chấp…

- Các DNNQD ngày càng phát triển do được mở rộng quyền và thích nghi về nền kinh tế mới. Các DNNQD lớn thường nhận được nguồn vốn ưu đãi từ nước ngoài, có điều kiện cải tiến công nghệ, tạo nên ưu thế cạnh tranh, như vậy có nhu cầu và điều kiện vay vốn ngân hàng.

- Nghị quyết Trung ương Đảng đã khẳng định nền kinh tế nước Việt Nam hiện nay, là đi theo nền kinh tế mở, định hướng XHCN có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nên thành phần kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã định hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh.

- khi bước sang nền kinh tế mở, các DNNQD tuy có gặp một số những khó khăn nhưng dần dần từng bước đã đi vào ổn định và làm ăn có hiệu quả và mở

rộng sản xuất. Ngoài ra Chính phủ cũng có một số chính sách ưu đãi với thành phần KTQD nên các DNNQD có ưu thế hơn trong vay vốn của Chi nhánh.

Như vây, cũng như tình hình chung của toàn ngành và tình hình chung của các ngân hàng thường mại quốc doanh, cơ cấu cho vay trung dài hạn của chi nhánh lệch hẳn về các DNNQD. Chi nhánh ngày càng phát huy lợi thế riêng của mình, có những chính sách cho vay ưu đãi, chính sách khách hàng phù hợp tăng cường mối quan hệ tín dụng tốt đẹp với các DNNQD. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng không xem nhẹ các thành phần kinh tế nhà nước và coi đó là thị trường tiềm năng, an toàn nhằm đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay của Chi nhánh. Điều này thế hiện ở doanh số cho vay trung và dài hạn với các DNNQD vẫn tăng khá quan trọng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam hà thànhx (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w