Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ ôtô của công ty Ford Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ôtô lắp ráp ở công ty Ford Việt Nam pdf (Trang 25 - 33)

a Đào tạo nhân lực:

Căn cứ vào tình hình những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Ford Việt Nam, ta thấy rằng đào tạo cán bộ, nhân viên là vô cùng quan trọng, nhân tố con người quyết định đến thành bại của Công ty

Công ty Ford Việt Nam phải nên chú trọng đào tạo các kỹ sư, công nhân có trình độ, tay nghề vững vàng, phải nhận thấy rằng nhân tố con người là quan trọng hàng đầu trong việc quyết định sự sống còn của Công ty trong tương lai, chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ nhanh nhậy nắm bắt được các bí quyết công nghệ hiện đại, có khả năng sáng tạo và có kiến thức kinh doanh.

Đào tạo thêm, đào tạo mới về kiến thức kinh tế, nghiệp vụ Marketing nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ công ty

b- Mở rộng chính sách sản phẩm

Mục tiêu của việc mở rộng chính sách của công ty Ford Việt Nam là

mục tiêu này Công ty Ford Việt Nam phải có những chính sách thoả đáng để quảng cao, khuyến mại, tham gia các hội chợ triển lãm không những ở trong nước mà cả thế giới, giữa các nước trong khu vực giới thiệu sản phẩm

2- Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường trên cơ sở áp dụng các chính sách khuyến khích thoả đáng với cán bộ Công ty, các đại lý của Công ty

3- Xác lập hạn mức dự trữ ôtô thương phẩm: Không có tiêu thức chung cho Công ty nên dự trữ bao nhiêu là đủ. Lượng dự trữ này phụ thuộc vào khả năng bán ở Công ty, vào thống kê kinh nghiệm qua các năm hoạt động và dự báo những nhu cầu lớn

4- Mở rộng chủng loại sản phẩm: Xem xét danh mục sản phẩm lắp của Công ty Ford Việt Nam dễ dàng nhận thấy rằng: Xe thương mại ngày càng được chú ý nhiều hơn, xe con được lắp ráp theo hướng đẹp hơn, hiện đại hơn, giá vừa phải hơn. Như vậy, còn một số đoạn thị trường có thể khai thác nữa. Vài năm nữa nhu cầu mua xe của tư nhân tăng lên, theo cách nhìn của họ xe đủ tiện nghi với giá thấp, không nhất thiết phải đẹp mà cần phải phù hợp với tính chất gia đình. Thêm vào đó là loại xe vừa chở hàng vừa chở người, loại xe tải dưới 1 tấn thích hợp với kinh doanh tư nhân.

c. Tăng cường các biên pháp Marketing

Tăng cường các biện pháp Marketing nhằm tăng nhanh khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong điều kiện hiện tại cho phép.

Vấn đề mang tính cấp bách vvà là mục tiêu hàng đầu của công ty hiện nay là tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng. Công ty cần chú ý đối với những mặt sau:

* Tăng cường công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm.

Quảng cáo được coi như là một loại thông tin thị trường về hàng hoá dịch vụ. Lúc đầu cho quảng cáo, Công ty giới thiệu được một cách rộng rãi cho khách hàng biết về sản phẩm của mình và các ưu điểm tiện lợi của nó , cũng như uy tín, thế lực của Công ty Ford Việt Nam

Nhờ nghệ thuật quảng cáo mà Công ty sẽ tạo sự hấp dẫn, sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của mình, tạo ra ý thích và lôi kéo khách hàng mua sản phẩm. Hiện nay Công ty đã tổ chức, nghiên cứu các chương trình quảng cáo trên các phương tiện.

* Hoàn thiện bộ phận tiếp thị.

Bộ phận tiếp thị của Công ty là tiền đề cần thiết khách quan để thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ.

có hiệu quả và phải đảm bảo sự phù hợp giữa cơ cấu bộ máy quản lý với những chức năng quản lý. Có như vậy thì Công ty mới đưa ra những giải pháp thâm nhập thị trường hiệu quả cao. Phân chia bộ phận Marketing thành từng nhóm chuyên biệt phụ trách tùng loại xe.

* Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường .

Như đã phân tích ở trên, nhu cầu của thị trường về sản phẩm ô tô ngày càng tăng nhanh, đó là thuận lợi của Công ty Ford Việt Nam nói riêng và của nghành sản xuất ô tô nói chung. Nhưng muốn đẩy nhanh tốc độ, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, Công ty cần phải tìm hiểu và phân tích kỹ thị trường để phân đoạn thị trường ra từng đoạn, từng loại trên cơ sở đó chọn cho mình những thị trường thích hợp với từng giai đoạn phát triển của Công ty. Trong thời gian qua công tác nghiên cứu và dự báo thị trường trên toàn lãnh thổ Việt Nam của Công ty Ford Việt Nam là chưa có sự chú ý đứng đắn để làm cơ sở cho việc đặt hàng, nhập linh kiện CKD cũng như hoá chất, sơn. Từ khi đặt đơn hàng đến khi hàng về thường mất 3 tháng. Nếu dự báo không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng linh kiện về quá nhiều, bán không kịp, tồn kho đọng vốn, phải trả lãi xuất ngân hàng, hoặc về quá ít làm không đủ bán, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này , phục vụ cho mục tiêu tăng nhanh khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong thời gian tới . Công ty cần tiến hành đánh giá khách hàng về những mặt sau:

+ Khả năng tài chính của họ có sáng sủa hay không.

+ Nhu cầu của họ hàng năm là bao nhiêu, chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc ra sao.

+ Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của họ là gì.

Như vậy, trước hết cần loại trừ tất cả những khu vực không có nhu cầu hoặc không có sức mua những sản phẩm của Công ty. Sau đó loại trừ trực tiếp những địa phương trong thời gian trước mắt rất khó lập các mối quan hệ mua bán, hoặc nếu thâm nhập thì mức độ rủi ro rất lớn.

* Thúc đẩy hoạt động sửa chữa, bán phụ tùng .

Chính sách hỗ trợ dịch vụ sau bán hàng được tiến hành đối với các trung tâm dịch vụ sửa chữa của Công ty, mục tiêu cần đạt là:

- Tạo sự tin tưởng của khách hàng với sản phẩm của Công ty.

- Xây dựng hệ thống bán phụ tùng thay thế vững mạnh, phát triển từ đại lý tới hình thức mua buôn sản phẩm của Công ty để bán lại cho khách hàng. Hiện nay Công ty Ford

Việt Nam chưa có chính sách này. Chính sách sơ bộ được thể hiện:

+ Bán phụ tùng cho đại lý , trả trước 50% số còn lại phải trả trong vòng 6 tháng. + Kiểm tra xe miễn phí trong một thời gian nhất định trong năm, có thể tiến hành thành các đợt tập trung.

+ Tất cả các xe mua của Công ty đều được kiểm tra nếu có yêu cầu tại các trung tâm sửa chữa của Công ty, khách hàng không phải trả tiền sửa chữa, mà chỉ trả tiền phụ tùng thay thế. Đây là biện pháp hữu hiệu, làm tăng uy tín, trách nhiệm của Công ty.

Công ty nên chuyên môn hoá các nhóm bán hàng theo chủng loại xe. Mỗi loại xe có khách hàng riêng, yêu cầu về quảng cáo, tiếp thị khác nhau. Khi Công ty phát triển, chuyên môn hoá nhóm bán hàng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, sự tập trung trong công việc tốt hơn.

* Mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế với các tổ chức trong nước và nước.

Theo phân tích ở trên tới năm 2010 thị trường Việt Nam sẽ trở nên rất nhỏ hẹp do số lượng Công ty sản xuất lắp ráp ô tô tăng nhanh, cơ sở hạ tầng không theo kịp, vì vậy cần mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế với các tổ chức,cụ thể là:

Nghiên cứu khả năng hợp tác đầu tư với các hãng sản xuất ôtô nước ngoài để giới thiệu sản phẩm của công ty, học tập kinh nghiệm của các nước đi trước chúng ta trong lĩnh vực sản xuất ô tô, cử cán bộ đi đào tạo và gọi vốn đầu tư .

Phát triển hoạt động sản xuất của Công ty hướng ra thị trường nước ngoài, nghiên cứu các cơ hội khả thi để xuất khẩu, cố gắng thực hiện chiến lược xuất khẩu ô tô ra thị trường nước ngoài trong tương lai.

Một mặt chúng ta đa phương hoá các mối quan hệ để tìm kiếm sự giúp đỡ, học tập kinh nghiệm và tiếp thu các bí quyết mới về công nghệ của các nước tiên tiến, mặt khác chúng ta phải kiểm xoát hoạt động của Công ty mẹ thông qua đối tác để có những phản ứng thích hợp khi bên nước ngoài đòi hỏi phải có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh.Tận dụng sự giúp đỡ ủng hộ của các tổ chức tài chính và chuyên gia quốc tế để mở rộng quyền lực của Công ty về mọi mặt

Kết luận

Tóm lại, Công ty Ford Việt Nam là một trong những công ty đầu tiên của ngành công nghiệp sản xuất ô tô, Ford Việt Nam luôn khẳng định vị trí đứng đầu trong ngành chế tạo ô tô. Hiện nay Ford Việt Nam đang là một liên doanh sáng giá trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam. Qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty đã thu được kết quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực lắp ráp và tiêu thụ xe ô tô trên thị trường Việt Nam,giải quyết công ăn việc làm cho lượng lao động khá lớn, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quí báu trong thực tiễn điều hành hoạt động của một Công ty liên doanh với nước ngoài và giúp phần rút ngắn khoảng cách tụt hậu của Việt Nam về kiến thức và trình độ công nghệ so với các nước trong khu vực và trên Thế giới.

Tuy nhiên, trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm Công ty Ford Việt Nam không thể tránh khỏi một số chủ quan và khách quan. Vì vậy Công ty phải có một cách nhìn đúng đắn cùng phương hướng cụ thể, rõ ràng. Qua những kiến thức đã học đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo tổng kết năm của Công ty

2. Global Industrial Competition - Michael porter -1994 3. Giáo trình Kinh Tế Thương Mại 2003

4. Giáo trình Marketing căn bản 2002

5. Giáo Trình Quản trị doanh nghiệp thương mại 2006 6. Giáo trình Thương Mại doanh nghiệp 2002

7. Lịch sử phát triển công ty Ford Việt Nam 8. Tạp chí ôtô 9. www.dantri.com.vn 10. www.ford.com.vn 11. www.thoibaokinhte.com.vn 12. www.vnexpress.net mục lục

Lời nói đầu ... 0 Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt độngtiêu thụ sản phẩm ... 2

1. Khái niệm và ý nghía của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ... 2

1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm ... 2

1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm ... 2

2. Những nội dung chủ yếu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. ... 3

2.1 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ - Nội dung quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. ... 3

2.1.1 Khái niệm và vai trò của thị trường ... 3

2.1.2 Nghiên cứu nhu cầu thị trường... 4

2.2 Chính sách sản phẩm ... 5

2.2.1 Vai trò của chính sách sản phẩm ... 5

2.2.2 Nội dung chủ yếu của chính sách sản phẩm ... 5

2.5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho công tác bán hàng ... 9

2.5.1 Các hoạt động xúc tiến bán hàng và quảng cáo ... 9

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm ...10

3.1 Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô ...11

3.2 Các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp. ...11

3.3 Các nhân tố thuộc bản thân Doanh Nghiệp ...13

chương 2: thực trạng hoạt động và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ ôtô Lắp ráp của công ty Ford Việt Nam ...14

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Ford Việt Nam ...14

1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty Ford Việt Nam ...14

1.2. Đặc điểm quá trình hình thành, phát triển của Công ty Ford Việt Nam ...15

2. Thực trạng công tác tiêu thụ ôtô lắp ráp của Công ty Ford Việt Nam ...17

2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm ôtô lắp ráp của Công ty Ford Việt Nam ...17 2.2 Khả năng cạnh tranh về sản phẩm Công ty Ford Việt Nam trên thị trường

... 17

3. Kết quả tiêu thụ ôtô của công ty Ford Việt Nam ... 21

4. Đánh giá cơ bản về hoạt đông tiêu thụ sản phẩm của Công ty Ford Việt Nam trong thời gian qua. ... 23

4.1 Những ưu điểm của công ty Ford Việt Nam trong việc tiêu thụ sản phẩm ... 23

4.2 Những tồn tại trong tiêu thụ sản phẩm của công ty Ford Việt Nam ... 24

5. Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ ôtô của công ty Ford Việt Nam ... 24

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ôtô lắp ráp ở công ty Ford Việt Nam pdf (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)