Những mặt đạt được:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội (Trang 54 - 58)

II NHCSXH trực tiếp quản lý

2.3.1 Những mặt đạt được:

Thông qua bảng số liệu cho ta thấy ngày càng nhiều học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn được tiếp cận với nguồn vốn vay này. Chi nhánh đã đạt được mục tiêu đề ra đối với chương trình tín dụng này.Việc đề ra chỉ tiêu và hoàn thành tốt chỉ tiêu cho ta thấy được đóng góp của chi nhánh trong mục tiêu chung của chương trình

- Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên đã cụ thể hoá sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về dầu tư cho giáo dục , nhằm đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ về chuyên môn , có tay nghề đáp ứng nhu cầu , đòi hỏi của xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

- Việc tạo điều kiện cho học sinh sinh viên theo học tại các trường trên cả nước vay vốn, nhất là những trường dạy nghề đã góp phần ổn định tình hình an ninh ,

chính trị của địa phương giảm thiểu các tệ nạn xã hội cũng như mở ra một cơ hội việc làm cho học sinh sinh viên là con em gia đình nghèo , có hoàn cảnh khó khăn

- Nhiều hộ gia đình vay vốn chương trình học sinh sinh viên đã có thể yên tâm tạo điều kiện cho con em theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng , Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề trên cả nước , ngay cả trong trường hợp phải trang trải chi phí cho 02 hay 03 người con cùng theo học. Một số gia đình nghèo được tạo điều kiện vay vốn cho nhiều người con cùng đi học tiêu biểu như:

+ Hộ gia đình Ông Nguyễn Hồng Bình là hộ nghèo ở xã Nam sơn , huyện Sóc Sơn đang vay vốn số tiền 8 triệu đồng một kỳ (dư nợ sau khi giải ngân lần1) để cho 02 con theo học tại trường Đại học Nông nghiệp và Đại học Mỏ địa chất.

+ Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Tính là hộ nghèo ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn vay đợt 1 số tiền 7 triệu đồng cho hai con theo học tại trường Đại học Công nghiệp và Đại học Khoa học Tự nhiên

+ Tại Đông Anh , có trên 50 triệu đồng dư nợ cho vay các hộ gia đình có từ 02 con theo học , trong đó có trường hợp vay vốn cho 03 con theo học như gia đình hộ vay Nguyễn Thị Mức là hộ nghèo xã Mai Lâm, vay đợt số tiền 24 triệu đồng cho 03 con theo học Đại học Bách Khoa , Đại học Ngoại Thương và Học viện Quan Hệ Quốc Tế.

- Trong công tác tuyên truyền: Chi nhánh đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương , Ban, Ngành,Hội đoàn thể các cấp cũng như các phương tiện thông tin đại chúng: Truyền hình, báo, đài, đặc biệt tận dụng thế mạnh của hệ thống phát thanh trên loa. đài phường , chức năng tuyên truyền của các Hội đoàn thể để đảy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển tải các nội dung thông tin về chương trình cho vay HSSV , nhất là nội dung quyết định 157 cuả Thủ tướng Chính phủ tới mọi người dân trên địa bàn thành phố Hà nội

- Trong công tác thực hiện cho vay tại chi nhánh, theo các văn bản pháp lý hiện hành của nhà nước. Mức cho vay được đièu chỉnh tăng lên phù hợp với diễn biến kinh tế, đối tượng cho vay cũng được mở rộng. Tuy nguồn vốn của ngân hàng bị động nhưng ngân hàng vẫn bố trí cho vay kịp thời tới các đối tượng vay vốn.

Ngoài ra để phục vụ tốt cho công tác cho vay tại chi nhánh, chi nhánh đã thực hiện hiệu quả một số giải pháp cụ thể sau:

- Tập trung công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ Hội đoàn thể, Tổ trưởng tổ TK&VV, Chủ dự án , cán bộ làm công tác chính sách cấp xã... và cán bộ NHCSXH về nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo các văn bản hiện hành:

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn gắn với nhu cầu, mục tiêu của công việc theo từng thời kỳ hoạt động cụ thể

+ Tranh thủ sự tạo điều kiện của UBND , Hội đoàn thể các cấp trong việc bố trí địa điểm , hỗ trợ kinh phí để triển khai tập huấn

+ Kết thúc mỗi đợt đào tạo , tập huấn đều có đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm thông qua công tác kiểm tra , giám sát.

- Củng cố chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, vì đây được xác định là mắc xích quan trọng trong hệ thống NHCSXH

2.3.2 Một số mặt còn hạn chế :

2.3.2.1 Chương trình tín dụng có khối lượng tín dụng lớn có thời hạn vay vốn dài, bình quân là 5 năm học chưa có thu nợ quay vòng, sau khi ra trường một năm và bắt đầu từ năm thứ 7 trở đi mới thu món cho vay ( trừ học sinh học nghề có thời gian học ngắn hạn). Vì vậy cần thiết phải bố trí nguồn vốn dài hạn, ổn định để đầu tư cho chương trình này. Tuy nhiên việc triển khai kế hoạch cho vay vừa qua cho thấy việc bố trí nguồn vốn rất bị động nên thời hạn nguồn vốn không ổn định và không rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình triển khai.

2.3.2.2 Việc cấp giấy xác nhận cho học sinh sinh viên vay vốn:

+)Trong giấy xác nhận , sinh viên có thể tự điền vào phần xác nhận diện học sinh sinh viên vay vốn để vay tiền ở nhiều nơi ( Ví dụ sinh viên tự tích vào ô “mồ côi” để vay trực tiếp tại NHCSXH, đồng thời làm giấy xác nhận khác chuyển bố, mẹ làm thủ tục vay ở địa phương).

+) Giấy xác nhận của Nhà trường được dùng 01 lần để làm căn cứ giải ngân cho cả 02 kỳ học, HSSV có thể lợi dụng tiếp tục vay vốn kỳ 2 khi đã chuyển học trường khác ,bỏ học, bị đuổi học, .... giữa năm học.

2.3.2.3 Trong vấn đề quản lý: Mặc dù chương trình tín dụng cho HSSV được triển khai từ năm 1998 đền nay, nhưng NHCSXH chỉ xem khoảng thời gian này như quá trình thử nghiệm và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đối với chương trình này.Chi nhánh NHCSXH Hà nội cũng không ngoại lệ. Do việc triển khai chương trình theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được diễn ra trên phạm vi rộng, khối lượng tín dụng và số lượng HSSV vay vốn ngày một nhiều nên chi nhánh không tránh khỏi những lúng túng và khó khăn, nhất là khâu phối hợp giữa chi nhánh Hà nội với các trường Đại học, cao đẳng , trung học chuyên nghiệp và dạy nghề vì phải qua nhiều đầu mối , đơn vị chủ quản ( Một số trường do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý , một số khác lại do Bộ giáo dục và Đào tạo hoặc cán bộ chuyên ngành quản lý, một số lại do Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố quản lý...) thông tin hai chiều giữa nhà trường và ngân hàng bị hạn chế.

2.3.2.4 Tại nhiều nơi,Chính quyền và Hội đoàn thể xã, phường còn chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương , chính sách tín dụng của Nhà nước đối với học sinh sinh viên cũng như cơ chế cho vay của ngân hàng chính sách xã hội , vì thế đã nảy sinh tâm lý e ngại không muốn triển khai hoặc mở rộng đối tượng được vay vốn , nhất là triển khai cho các đối tượng đào tạo học nghề ( do thời gian cho vay chương trình học sinh sinh viên kéo dài , việc theo dõi , quản lý vốn vay phức tạp...)

2.3.2.5 Cơ cấu cho vay chưa đồng đều , dư nợ tập trung chủ yếu cho vay ở khối Đại học , cao đẳng ; Khối đào tạo học nghề tuy rất lớn song gần như chưa vay.

2.3..2.6 Hiện tại , công tác thu nợ quá hạn nhận bàn giao từ ngân hàng Công thương khó khăn, phức tạp do học sinh sinh viên không có ý thức trả nợ để nợ quá hạn chây ỳ từ nhiều năm nay, học sinh sinh viên sau khi ra trường không về địa phương sinh sống, gia đình không cung cấp thông tin ; có trường hợp khi vay vốn không khai rõ ràng địa chỉ gốc nên không tìm được địa chỉ ; sinh viên ra trường không làm cam kết trả nợ ngân hàng ... đến nay chưa có hướng giải quyết

2.3.2.7 Người vay chưa cần trả lãi trong suốt thời gian học tương đối dài. Việc quản lý và theo dõi nợ phải uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị – xã hội,Tổ TK& VV và bản thân ngân hàng chi phí cho việc giải ngân lớn và không có thu lãi để bù đắp một phần chi phí cũng gây khó khăn trong việc triển khai chương trình này. Dưới diễn biến đồng tiền Việt ngày một rớt giá , với tính chất cho vay đối với đối tượng học sinh sinh viên của chi nhánh là với lãi suất ưu đãi và thời gian cho vay thường kéo dài điều này dẫn tới chi phí trong việc cho vay thường ở mức cao

2.3.2.5 Về các văn bản pháp quy

Các quyết định của chương trình trước Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định phương thức cho vay , phương thức thu nợ thu lãi khác với quyết định 157/2007/QĐ- TTg gây nhiều hiểu lầm và khó khăn trong quá trình quản lý và theo dõi cho người vay và ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w