NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội
2.1.1 Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội
a) Một vài nét khái quát về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà nội Thành phố Hà nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Sau ngày 1/8/2008 thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/QH của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây và Huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc. Hà nội có dân số 6,32 triệu người, diện tích 3.344 km2 có 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện và tương đương với 577 xã, phường thị trấn. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, cải cách hành chính, xoá đói giảm nghèo, mở mang các khu công nghiệp, phát triển đô thị, cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước ... Thành phố Hà Nội luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung cao của Đảng và Nhà nước. Vì vậy nền kinh tế của Thành phố Hà Nội trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể, hàng năm đều đạt mức tăng trưởng cao.
Các mục tiêu phát triển văn hoá giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm và thực hiện tốt. Toàn Thành phố có 2.302 trường học với hơn 1.3 triệu học sinh và trên 72 ngàn giáo viên; số đơn vị ngành y tế có 86 đơn vị với 45 đơn vị tuyến Thành phố và 41 đơn vị tuyến quận, huyện; các xã phường đều có trạm y tế và có từ 01 đến 02 bác sỹ.
Tuy nhiên bên cạnh đó Thành phố cũng đang phải đối mặt và tập trung giải quyết các vấn đề về chính sách xã hội đó là: Nghèo nàn, thất nghiệp, tệ nạn xã hội ..vv.. Tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Hà Nội (cũ) còn 1,4%, Hà Tây còn 9,67%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị vẫn còn ở mức cao, nhất là các khu vực thu hồi đất nông nghiệp tiến hành đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ... Đây là vấn đề Đảng và Chính quyền thành phố rất quan tâm. Bên cạnh đó việc cổ phần hoá, sáp
nhập doanh nghiệp, sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp sẽ có một bộ phận lớn lao động tiếp tục dôi dư. Vì vậy chính quyền Thành phố đang xây dựng triển khai các đề án nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động để giảm tỷ lệ thất nghiệp …
Mặt khác, Hà Nội còn là nơi tập trung học sinh, sinh viên nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đây là một lực lượng lao động, trí thức trẻ cần phải được quan tâm đào tạo để cung ứng nhân tài, lao động có trình độ cho đất nước. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp gia đình học sinh - sinh viên rất khó khăn không đủ điều kiện để đáp ứng các chi phí cho con em họ học tập. Vấn đề này cũng là điều đáng quan tâm đòi hỏi cần phải có chính sách giải quyết đúng đắn của Đảng và nhà nước, cũng như Chính quyền Thành phố.
Trình độ dân trí trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá cao hơn mặt bằng chung của cả nước , tỷ lệ học sinh sinh viên trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp khá lớn nhưng thu nhập bình quân đầu người cao, do vậy tỷ lệ gia đình học sinh sinh viên có nhu cầu vay vốn không nhiều như các Tỉnh , Thành khác, dư nợ tín dụng chương trình này trên địa bàn Hà nội so với toàn quốc không lớn.
Đặc thù sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn Hà nội , đặc biệt tại các quận nội thành thường sống khép kín , ít tham gia các hoạt động cộng đồng , mật độ dân số Hà nội cao song tỷ lệ dân ngoại tỉnh về sinh sống chiếm tỷ lệ không nhỏ...., Chính quyền địa phương có nhiều vấn đề cần quan tâm , giải quyết về an sinh xã hội ... cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình cho vay học sinh sinh viên ( việc triển khai cho vay và quản lý đối tượng cho vay gặp khó khăn)
b) Quá trình thành lập và hoạt động của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội Ngày 14/01/2003 Hội đồng quản trị NHCSXH ra Quyết định số 18/QĐ- HĐQT về việc thành lập chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà nội. Chi nhánh NHCSXH TP Hà nội là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của NHCSXH .
Lúc có quyết định thành lập, Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà nội thực chất mới chỉ có một vài cán bộ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội chuyển sang. Sau một thời gian chuẩn bị về trụ sở, công cụ phương tiện làm việc, bộ máy nhân sự, cán bộ. Được sự quan tâm, giúp đỡ của Thành uỷ, UBND TP Hà nội, ngày 11/4/2003 Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội đã khai trương đi vào hoạt động. Trụ sở của Chi nhánh tại 31.Ngô Thì Nhậm- Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội.
Sau 5 năm hoạt động, đến nay toàn Chi nhánh Hà Nội đã có 162 cán bộ nhân viên công tác tại Trụ sở chính và 13 phòng giao dịch quận, huyện. Cơ sở vật chất dần được củng cố và nâng cấp.
Từ 1/8/2008 các cơ quan hành chính Hà nội (cũ) và Hà Tây đã thực hiện việc sát nhập theo Nghị quyết 15/NQ-QH, nhưng đối với Chi nhánh NHCSXH Hà Nội việc sát nhập đang chờ quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Trong tháng 11/2008 Hội đồng quản trị NHCSXH đã họp và thống nhất quyết định sát nhập hai Chi nhánh Hà Nội và Hà Tây (cũ) thành Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội. Như vậy về quy mô Chi nhánh sẽ có 29 đơn vị phòng giao dịch cấp quận, huyện trực thuộc với tổng số cán bộ nhân viên khoảng 320 người. Tổng nguồn vốn hoạt động dự kiến 1.800 tỷ đồng, số lượng chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ sẽ tăng thêm 2 đến 3 chương trình nữa, số đối tượng chính sách được vay vốn sẽ tăng gấp hơn 2 lần so với trước đây
c) Tổ chức bộ máy của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội
Theo điều 19, điều 20 về tổ chức và hoạt động của NHCSXH thì bộ máy tổ chức của NHCSXH Thành phố Hà Nội hiện tại được tổ chức như sau:
Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng CSXH TP Hà Nội Ban Đại diện Hội
đồng quản trị NHCSXH TP Giám đốc Các Phó Giám đốc Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Hành chính Tổ chức Phòng Tin học