Thực trạng hiệu quả tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh NHPT Hưng Yên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng Đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPT Hưng Yên (Trang 40)

Yên

2.2.1 Các hoạt động cơ bản của Chi nhánh NHPT Hưng Yên

2.2.1.1 Tình hình huy động vốn và quản lý nguồn vốn

Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh được quản lý tập trung thống nhất và có sự điều chuyển, điều hoà trong toàn hệ thống.

Nguồn vốn huy động bao gồm:

- Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu NHPTVN và kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật. Các loại hình huy động này được thực hiện tại Hội sở chính

- Nguồn vốn từ Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật là nguồn vốn mang tính ổn định hàng năm theo kế hoạch Chính phủ giao. NHPTVN giao nhiệm vụ huy động vốn tới từng Chi nhánh trong cả nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư trên địa bàn với cơ chế huy động và lãi suất do NHPTVN quy định trên cơ sở chấp thuận của Bộ Tài Chính.

Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHPT Hưng Yên trong thời gian qua như sau:

Bảng 2.1 : Nguồn vốn cho vay ĐTPT của Chi nhánh NHPT Hưng Yên

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) 1.Tổng nguồn

cho vay trung và dài hạn 110 100 175 100 233 100 180 100 - Nguồn vốn từ Hội sở điều chuyển xuống 104 94,5 171 97,7 230 98,7 170 94,4 - Nguồn vốn trung & dài hạn tự huy động 6 5,5 4 2,3 3 1,3 10 5,6 2. Cho vay trung và dài hạn 103 - 175 - 217 - 160 - 3. Tỷ lệ cho vay/Tổng nguồn (%) 93 - 99 - 93 - 92 -

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của CN NHPT Hưng Yên các năm 2006, 2007, 2008, 2009)

Công tác huy động vốn của Chi nhánh chưa tốt, tỷ trọng nguồn vốn tự huy động so với tổng nguồn vốn cho vay của Chi nhánh là rất nhỏ. Điều này cũng xuất phát từ việc lãi suất huy động của NHPT thấp hơn so với lãi suất huy động của các NHTM, mặt khác đối tượng huy động chỉ hạn chế ở các tổ chức kinh tế, hình thức huy động chưa đa dạng, hướng dẫn về thủ tục và xử lý phí huy động rất khó trong thực hiện. Vì vậy dù đã nỗ lực trong việc tìm nguồn vốn huy động trên địa bàn nhưng trong những năm qua Chi nhánh chỉ huy động được nguồn vốn từ Bảo hiểm xã hội với thời hạn 5 năm. Nguồn vốn cho vay của Chi nhánh chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn của Hội sở chính chuyển về.

Đối với công tác quản lý nguồn vốn, Chi nhánh đã chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả các loại nguồn vốn như: nguồn NHPTVN điều chuyển xuống, nguồn thu nợ, nguồn huy động, nguồn khấu hao cơ bản. Chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn tháng, quý đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay theo tiến

độ các dự án đã cam kết. Trong những năm qua công tác quản lý nguồn vốn của Chi nhánh tốt, tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn ở các năm đều trên 90%.

2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn

Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh NHPT Hưng Yên được thể hiện thông qua các hoạt động nghiệp vụ sau:

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh NHPT Hưng Yên

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

KH T.tế KH% KH T.tế KH% KH T.tế KH% KH T.tế KH% 1.Cho vay T&DH - Giải ngân 103 103 100 182 175 96 235 217 92 148 160 108 - Thu nợ 105 71 68 159 99 62 133 93 70 169 164 97 - Dư nợ - 581 - - 674 - - 820 - - 839 - - Nợ quá hạn - 97 - - 116 - - 135 - - 94 - 3. Cho vay xuất khấu - Giải ngân 34 34 100 42 42 100 52 52 100 61 61 100 - Dư nợ - 5 - - 10 - - 15 - - 34 - 4. Hỗ trợ sau đầu tư

1,5 1,5 100 1,9 1,9 100 1,7 1,7 100 2 2 100

5. Cho vay lại vốn ODA

- Thu nợ gốc 5,4 5 92 13 10 76 8 8 100 10 18 180

- Dư nợ - 203 - - 198 - - 200 - - 325 -

* Hoạt động cho vay trung, dài hạn

Đây được xem là hoạt động chủ yếu của Chi nhánh NHPT Hưng Yên. Trước sự thay đổi liên tục của cơ chế chính sách, việc triển khai công tác cho vay đầu tư găp không ít khó khăn. Tuy nhiên, Chi nhánh đã quyết tâm bám sự chỉ đạo của NHPTVN, chủ động phối hợp với các ngành, các cấp nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả của chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước trên địa bàn hoạt động.

Nguồn vốn cho vay đầu tư đã tập trung vào các ngành, các lĩnh vực, các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, trong đó có thể kể đến một số dự án được đầu tư với mức vốn cho vay lớn như dự án Nhà máy sản xuất thuốc Tân dược vẽ có mức vốn cho vay theo Hợp đồng là 109 tỷ đồng, dự án đầu tư Trường cao đẳng nghề kỹ thuật Lod với số vốn vay là 186 tỷ đồng…..

* Cho vay ngắn hạn xuất khẩu

Công tác cho vay ngắn hạn xuất khẩu cũng đã được chú trọng từ đó giúp các doanh nghiệp tăng được khả năng cạnh tranh của các mặt hàng trên thị trường nước ngoài, thu một lượng ngoại tệ đáng kể cho tỉnh nhà. Các mặt hàng chủ yếu cho vay là gỗ, nông sản, thủ công mỹ nghệ.., thị trường chủ yếu là Nhật, Nga,…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cho vay hàng năm của hoạt động này còn chưa cao do vẫn gặp khó khăn về cơ chế đảm bảo tiền vay, các sản phẩm dịch vụ đi kèm nghiệp vụ cho vay, thanh toán quốc tế chưa triển khai …

* Hỗ trợ sau đầu tư

Chi nhánh đã thực hiện cấp hỗ trợ sau đầu tư cho 14 dự án. Những dự án có mức hỗ trợ LSSĐT lớn như dự án Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu với số vốn cấp hỗ trợ SĐT trên 13 tỷ đồng đã thực sự góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giảm chi phí, có tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn. Năm 2009 Chi nhánh đã thực hiện cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 11 dự án với tổng số tiền là 2,196 tỷ đồng.

Ngoài ra Chi nhánh còn thực hiện cho vay lại nguồn vốn ODA, cho vay nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, cấp phát vốn uỷ thác…. những hoạt động này cũng đạt được kết quả tốt.

2.2.2 Thực trạng hiệu quả tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh NHPT Hưng Yên

Việc đánh giá một cách tổng quan về các hoạt động của Chi nhánh NHPT Hưng Yên đã cho thấy phần nào quy mô hoạt động cho vay đầu tư tại Chi nhánh. Tuy nhiên để đánh giá một cách chi tiết hơn về hoạt động cho vay đầu tư, chúng ta đánh giá sâu hơn dựa vào các tiêu chí ở Chương 1.

2.2.2.1 Hiệu quả về mặt kinh tế * Dư nợ và tăng trưởng dư nợ

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay đầu tư tại Chi nhánh NHPT Hưng Yên

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Số

dự vay theo Số vốn Giải ngân Thu nợ Dư nợ Kế hoạch Thực tế % thực hiện KH Kế hoạch Thực tế % thực hiện KH Tổng số 2006 121 872 103 103 100 105 71 68 581 2007 123 1.016 182 175 96 159 99 62 674 % so 2006 101 116 - 169 - - 139 - 116 2008 128 1.339 235 217 92 133 93 70 820 % so 2007 104 131 - 124 - - 93 - 121 2009 131 2.396 148 160 108 169 164 97 839 % so 2008 102 178 - 73 - - 182 - 102

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của CN NHPT Hưng Yên các năm 2006, 2007 2008, 2009)

Dư nợ cho vay tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh trong những năm qua đã có sự tăng trưởng. Dư nợ cho vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh đã có sự tăng trưởng dẫn đến số lượng và quy mô các dự án hàng năm cũng có

sự gia tăng từ đó góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển các ngành trọng điểm.

Chi nhánh NHPT Hưng Yên đã ký hợp đồng tín dụng cho vay dự án đầu tư Trường cao đẳng nghề kỹ thuật Lod với mức vốn vay 186 tỷ đồng, dự án nhà máy sản xuất thuốc tân dược với mức vốn vay 109 tỷ đổng, dự án đầu tư Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm vay 60 tỷ đồng, dự án Nhà máy sản xuất thuốc thú y với mức vốn vay 60 tỷ đồng...

Số lượng và quy mô của các dự án mới cũng như các dự án chuyển tiếp đã làm tăng thêm năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế, biểu hiện cụ thể ở Bảng sau:

Bảng 2.4: Năng lực sản xuất tăng thêm trong một số lĩnh vực TT Ngành sản xuất Số dự

án

Tổng công suất thiết kế Số lao động tăng Kim ngạch XK (triệu đơn vị tính Số lượng 1 Bệnh viện 1 Giường bệnh 500 350

2 Kiên cố hoá kênh

mương 6

Số km kênh

mương 7.000

3 Xã hội hóa giáo dục 5 Số phòng học tăng thêm 100 150

4 Chế biến nông lâm, thủy sản 6 Triệu tấn/năm 30.000 865 9,65 5 May mặc 4 sản phẩn/năm sp/năm5 triệu 1.600

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của CN NHPT Hưng Yên các năm 2006, 2007 2008, 2009)

Tuy nhiên, xét về số lượng dự án, hàng năm chỉ có khoảng 2-5 dự án mới. Do đó sự tăng trưởng dư nợ trong những năm qua chủ yếu là do một số dự án chuyển tiếp có tổng số vốn vay cao, đang trong giai đoạn giải ngân như dự án đầu tư xây dựng trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Lod

Như vậy có thể thấy về thực chất, mặc dù đã có sự tăng trưởng ở dư nợ cho vay ĐTPT của Nhà nước nhưng sự tăng trưởng còn quá nhỏ so với nhu cầu và mục tiêu của chính sách tín dụng ĐTPT trên địa bàn.

Nếu như chỉ tiêu dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ phản ánh sự tăng trưởng về mặt quy mô cũng như khả năng triển khai có hiệu quả của chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước thì chỉ tiêu nợ xấu và việc hạn chế nợ xấu là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước, cụ thể hơn là phản ánh được kết quả của các dự án đã được sử dụng nguồn vốn vay tín dụng ĐTPT như thế nào?

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn và lãi treo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % so 2004 Số tiền % so 2004 Số tiền 2004% so

1. Tổng dư nợ 581 674 116 820 121 839 102

2. Nợ quá hạn 97 115 119 135 116 69 51

3. % NQH/Dư nợ 16 17 - 16 - 8 -

4. Tổng lãi phải thu 95 106 112 122 115 76 62

5. Lãi treo 78 88 113 96 108 45 47

6. % Lãi treo/Tổng lãi phải

thu 85 83 - 78 - 59 -

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của CN NHPT Hưng Yên các năm 2006, 2007 2008, 2009)

Trước hết cần khẳng định rằng, đối với hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước rất khó tránh khỏi tình trạng nợ quá hạn bởi vì đối tượng cho vay là các dự án, chương trình kinh tế lớn có thời gian hoàn vốn dài, mức độ hoàn vốn thấp, do đó không đủ điều kiện để vay vốn của các NHTM, nhưng cần thiết phải đầu tư do có hiệu quả về mặt xã hội.

Hiệu quả tín dụng ĐTPT sẽ được nâng cao khi tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ ở mức thấp và tỷ lệ nợ quá hạn năm sau giảm so với năm trước sẽ thể hiện được tính tích cực của các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu. Số liệu trên lại cho thấy điều ngược lại, nợ quá hạn và lãi treo chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng gia tăng.

2.2.2.2 Hiệu quả về mặt xã hội

Số liệu thống kê ở Bảng 2.4 cho thấy thông qua việc cho vay đầu tư vào các dự án đã tạo công ăn việc làm hàng ngàn người lao động địa phương. Điển hình như các dự án may mặc tạo thêm 1.600 việc làm, dự án bệnh viện tạo thêm 350 việc làm và các dự án chế biến nông lâm thuỷ sản cũng tạo việc làm thêm cho 865 lao động, hầu hết là những lao động ở vùng nông thôn

Các dự án kiên cố hoá kênh mương và thuỷ lợi nội đông đã điều kiện để phát triển nông thông, thuỷ lợi với 7.000 km kênh mương với tổng số vốn vay trên 150 tỷ đồng.

Các dự án về bệnh viện, giáo dục góp phần giảm quá tải về bệnh nhân cho các bệnh viện lớn ở Hà Nội.

Một số dự án chế biến nông, lâm, thuỷ sản đã góp phần vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh mặc dù còn bé.

2.3 Đánh giá hiệu quả tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh NHPT Hưng Yên Yên

2.3.1 Những kết quả đạt được

2.3.1.1 Hiệu quả tín dụng ĐTPT trên phương diện đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Thực tế triển khai chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong các năm vừa qua, Chi nhánh NHPT Hưng Yên đã tập trung vốn đầu tư hỗ trợ cho các chương trình kinh tế, các dự án trên địa bàn tỉnh góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Việc thực thi chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có những kết quả và đóp góp cho nền kinh tế biểu hiện trong các mặt chủ yếu sau đây:

Một là, Góp phần phát triển một số lĩnh vực, chương trình dự án, sản phẩm trọng điểm của nền kinh tế.

Hàng năm Chính phủ đã dành một lượng vốn tín dụng ĐTPT cho Ngân sách tỉnh vay với lãi suất 0% để thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương. Đến nay đã đầu tư hơn 150 tỷ đồng số vốn vay vào chương trình này trên địa bàn tỉnh tạo ra cơ sở để phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi….

- Góp phần thực hiện chính sách xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục

Nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh đã tham gia đầu tư xây dựng trên 5 trường học trên các địa bàn của Tỉnh, 01 dự án về lĩnh vực y tế. Đến nay một số dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung đầu tư vào một số dự án lớn ở 2 lĩnh vực này.

Hai là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Lượng vốn cho vay đầu tư chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành Công nghiệp, dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Nhờ đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

Ba là, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội

Các dự án vay vốn của NHPTVN đều phải được thẩm định không chỉ về phương diện kinh tế-kỹ thuật, hiệu quả tài chính mà còn phải đảm bảo có hiệu quả về kinh tế xã hội, đặc biệt là nhữn dự án cấp thoát nước, bệnh viện, trường học... có ý nghĩa về KT-XH rất lớn; các dự án này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp mà còn là động lực cho phát triển các ngành có liên quan và các vùng lân cận, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, nâng cao mức sống cho người dân... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1.2 Hiệu quả trên phương diện hoạt động của Chi nhánh NHPT Hưng Yên

Mặc dù hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, trong trường hợp thu không đủ bù chi thì Ngân sách Nhà nước sẽ cấp bù phần còn thiếu. Tuy nhiên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng Đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPT Hưng Yên (Trang 40)