Những hạn chế còn tồn tại Về quy trình thẩm định

Một phần của tài liệu Một số định hướng, giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng (Trang 41 - 44)

III. Dòng tiền từ hoạt động

1.3.2Những hạn chế còn tồn tại Về quy trình thẩm định

2. Các khoảng phải thu 3 Hàng tồn kho

1.3.2Những hạn chế còn tồn tại Về quy trình thẩm định

Về quy trình thẩm định

Hiện nay chi nhánh NHCT Hai bà Trưng đang áp dụng quy trình thẩm định dự án đầu tư thống nhất toàn hệ thống ngân hàng do Ngân Hàng Công thương Việt Nam ban hành, tuy nhiên quy trình này đang trong quá trình hoàn thiện nên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Quy trình được áp dụng chung cho tất cả các loại dự án xin vay vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên không phải dự án nào cũng tương tự nhau nên cần có những hướng dẫn cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thẩm định. Hướng dẫn cho hoạt động thẩm định còn chung chung chưa có những chuẩn mực cụ thể. Ngoài ra trong quy trình còn đưa ra quá nhiều tiêu thức trong thẩm định tài chính mà cán bộ tín dụng không thể đưa hết các tiêu thức này vào.

Ngân hàng chưa đưa ra được tiêu chí chung để so sánh các dự án trong cùng một ngành. Quy trình mới chỉ đưa ra các nội dung cần thẩm định, các chỉ tiêu cần so sánh tính toán mà chưa đưa ra các tính toán cụ thể các chỉ tiêu đó do vậy những đánh giá nhận định nhiều khi mang tính chủ quan.

Về nội dung thẩm định

Chi nhánh khi thẩm định dự án hầu như chỉ quan tâm đến khía cạnh kinh tế, các hiệu quả tài chính mà chưa quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật của dự án do hạn chế về nhân lực trong khi khía cạnh kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án. Ví dụ việc xác định khối lượng dự toán để dự tính chi phí, nếu xác định khối lượng không chính xác sẽ đưa ra mức chi phái không chính xác, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của dự án. Mà việc xác định khối lượng dự toán này liên quan trực tiếp đến khía cạnh kỹ thuật của dự án.

Hoạt động dự báo trong công tác thẩm định của ngân hàng còn hạn chế, đặc biệt là những dự báo trong dài hạn, những dự báo về biến động cung cầu, giá cả của thị trường , các chính sách kinh tế của nhà nước mà những biến động này có ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả hoạt động của dự án.

Trong nội dung thẩm định, mặc dù các phương pháp áp dụng trong thẩm định hầu hết đã được áp dụng nhưng việc áp dụng vẫn còn sơ sài hạn chế. Phương pháp phân tích viễn cảnh là phương pháp đưa ra các viễn cảnh mà dự án có thể thực hiện được, đây là phương pháp rất hay để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong quy trình thẩm định của Ngân hàng Công thương có đề cập đến phương pháp này nhưng hết sức sơ sài, không có hướng dẫn cụ thể cách tính toán hay xác định. Thực tế hoạt động thẩm định tài chính tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng thì phương pháp này hầu như không được sử dụng.

Hiện tại, Ngân hàng Công thương sử dụng hệ thống chỉ tiêu như NPV, IRR, lợi nhuận bình quân, điểm hoà vốn, thời gian hoàn vốn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những chỉ tiêu cơ bản khi xem xét hiệu quả tài chính dự án, và khi đánh giá ngân hàng cũng mới dừng lại ở phân tích riêng rẽ cho từng dự án chứ chưa đưa ra được những sự so sánh, liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau và giữa các dự án với nhau.

Việc phân tích rủi ro mới chỉ dừng ở phân tích độ nhạy với các chỉ tiêu NPV, IRR, việc xác định yếu tố dao động, mức độ dao động còn mang nhiều tính chủ quan.

Về chất lượng cán bộ thẩm định

Mặc dù trình độ năng lực của cán bộ thẩm định đã được nâng cao đáng kể nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Tại chi nhánh chưa có phòng thẩm định riêng mà cán bộ tín dụng kiêm luôn cả việc thẩm định, điều này ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng thẩm định. Cán bộ tín dụng vừa thẩm định các dự án, vừa quản lý quá tình sử dụng vốn, theo dõi dư nợ, tìm kiếm khách hàng mới ...trong điều kiện giới hạn về thời gian, quy tình thẩm định không quá 15 ngày làm cho việc tập trung chuyên môn bị phân tán. Cán bộ tín dụng đa số còn trẻ thiếu kinh nghiệm về thẩm định, thiếu cán bộ nhạy bén chuyên sâu về một lĩnh vực đặc biệt về lĩnh vực kỹ thuật

Về nguồn thông tin cho hoạt động thẩm định

Nguồn thông tin thu thập được về dự án còn chưa đầy đủ và thiếu chính xác. Mặc dù nguồn thông tin đã được đa dạng hóa tuy nhiên chủ yếu vẫn lấy từ doanh nghiệp, ko đảm bảo độ chính xác, hệ thống thông tin cung cấp cho các ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin thẩm định của các ngân hàng. Thông tin phục vụ cho công tác thẩm định chủ yếu được lấy từ hồ sơ vay vốn của khách hàng, một số ít lấy từ các nguồn khác nhau nhưng mang tính chắp vá chưa cập nhật. Khi thẩm định tài chính dự án, cán bộ tín dụng gặp khó khăn khi điều tra thông tin thực tế, đặc biệt là với các dự án hầu như ko có dự án tương tự để so sánh. Ví dụ dự án nâng cao năng lực đóng tàu 12500T ở trên, việc tìm dự án tương tự hoặc công ty có nghiệp vụ kinh doanh tương tự gặp nhiều khó khăn, việc thu thập thông tin để đối chiếu vì thế cũng bị ảnh hưởng.

Trong quy trình hướng dẫn thẩm định của Ngân hàng công thương có đưa ra yếu tố dòng tiền của dự án, tuy nhiên chưa đưa ra công thức cụ thể thống nhất, nên

cách tính dòng tiền trong các báo cáo có sự khác biệt. Việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế còn mang tính chủ quan.

Một phần của tài liệu Một số định hướng, giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng (Trang 41 - 44)