2.3.1 Những kết quả đã đạt được
Trong những năm qua hoạt động nhập khẩu thép của Công ty đã góp phần vào cung cấp lượng nguyên liệu thép đầu vào cho nhu cầu tiêu thụ thép trong nước. Mặc dù ngành kinh doanh thép trong năm vừa qua có nhiều biến động, giá thép liên tục tăng, làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thép nói chung và của các Công ty kinh doanh thương mại nói riêng. Tuy nhiên Công ty tổ chức hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép một cách có hiệu quả. Hàng năm Công ty nhập khẩu hàng nghìn tấn thép với các chủng loại khác nhau phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Trong những năm gần đây Công ty luôn chủ động mở rộng tìm kiếm đối tác mới nhằm tạo ra nguồn cung cấp thép có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, giảm thiểu được chi phí vận chuyển từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Về hình thức nhập khẩu thép, Công ty thường nhập khẩu trực tiếp, tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty.
Công ty đã áp dụng các phương thức thanh toán bảo đảm an toàn, ít rủi ro trong hoạt động nhập khẩu như mở thư tín dụng L/C, Chuyển tiền,....
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động nhập khẩu thép của Công ty Công ty
Những tồn tại
Một là, trong những qua kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty tăng
lên hàng năm. Tuy nhiên quy mô nhập khẩu thép của Công ty chưa lớn, chưa tương xứng với thế mạnh của Công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Hai là, thị trường nhập khẩu thép của Công ty mới chỉ dừng lại ở
một số thị trường truyền thống có quan hệ đối tác lâu dài như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, chưa tận dụng khai thác được nhiều thị trường mới. Do Công ty chưa đầu tư nhiều cho công tác xúc tiến nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm kiếm đối tác mới.
Ba là, chủng loại thép nhập khẩu của Công ty còn hạn chế, chưa đa
dạng chủng loại, chủ yếu là nhập khẩu thép cuộn, thép tấm và thép lá. Công ty mới mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép được mấy năm, hơn nữa Công ty chưa mở rộng đa dạng khách hàng tiêu thụ sản phẩm thép nhập khẩu trong nước.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Một là, do Công ty mớí chuyển đổi sang hình thức hoạt theo hình
Thức Công ty cổ phần, bước đầu phải tổ chức lại mạng lưới kinh doanh, bố trí nhân sự, sắp xếp lại lao động. Tuy đã có sự chuẩn bị trước, chủ động triển khai nhưng cũng gặp những khó khăn và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty và ở các đơn vị trực thuộc.
Hai là, nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn hạn chế chưa đáp ứng
được yêu cầu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép với quy mô lớn.
Mặt khác do Công ty phân bổ nguồn lực kinh doanh nhiều mặt hàng
nhập khẩu khác cũng như đầu tư kinh doanh nội địa cho nên nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép còn hạn chế.
Ba là, do Công ty chưa chú trọng đến công tác tìm hiểu, nghiên cứu
phát triển thị trường nước ngoài, nhằm phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Công tác xúc tiến thương mại chưa được chú trọng nhiều. Hơn nữa do Công ty mới được thành lập nên chưa có nhiều mối quan hệ cũng như kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Mới chỉ tận dụng được các mối quan hệ từ trước.
Một là, tình hình thế giới và trong nước biến động thất thường đã gây
ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả các mặt mà Công ty đang kinh doanh. Giá vàng tăng mức cao nhất trong vòng nhiều năm qua lên tới 850.000 đ/ chỉ vào thời điểm những tháng cuối năm 2004 và tăng vọt lên 1.050.000 đ/chỉ vào mấy tháng cuối năm 2005. Giá dầu mỏ và sắt thép cũng tăng kỉ lục và biến động thất thường.
Hai là, chính sách thuế của Nhà nước thay đổi nhiều dẫn đến việc
kinh doanh hàng hóa của Công ty gặp nhiều khó khăn, rủi ro, mạo hiểm. Ba là, các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính lớn, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong nước và quốc tế , có uy tín trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép.
Bốn là, giá cả thép nhập khẩu trong thời gian qua liên tục biến động không ổn định, giá thép tăng liên tục. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY
3.1 Dự báo tình hình sản xuất và nhập khẩu thép của Việt Nam trong thời gian tới thời gian tới
Trong thời gian tới chủ trương của ngành thép là đưa vào hoạt động mới dự án cải tạo các nhà máy, đặc biệt các nhà máy sản xuất phôi thép.
Quy hoạch cụ thể, ban hành quy chế quản lý chặt chẽ các vùng nguyên liệu. Tập chung đầu tư vào một số dự án trọng điểm như: cải tạo mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy thép Phú Mỹ sẽ nâng công suất của Tổng Công ty thép lên 1,6 triệu tấn thép/ năm, đưa năng lực sản xuất phôi lên 1,2 triệu tấn/ năm.
Vừa qua Chính phủ đã yêu cầu ngành thép trong thời gian tới phải tập chung mọi nguồn lực phát triển công nghệ sản xuất thép đi từ khai thác quặng, từng bước chủ động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt là triển khai hai dự án khai thác mỏ Quý Xa – Thép Lào Cai và dự án khai thác mỏ quặng sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh công suất 5 triệu tấn/ năm, đưa dự án Nhà máy Thép Phú Mỹ đi vào hoạt động trong quý II năm 2006, triển khai dự án Nhà máy cán thép 25 vạn tấn/ năm thuộc Công ty Thép Đà Nẵng.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2006 thị trường thép trong nước dự báo sẽ không có biến động lớn do sản xuất thép dư thừa so với nhu cầu,
thị trường bất động sản đang đóng băng và nhu cầu tăng trưởng trong xây dựng không cao.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong năm 2006 Trung Quốc giảm sản lượng 5% nhưng sản lượng thép vẫn dư thừa, giá thép trong nước hạ nên Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xuất khẩu và sẽ ảnh hưởng đến giá thị trường thế giới. Vì vậy, giá thép năm 2006 khó tăng đột biến đối với phôi thép.
Để khai thông những bế tắc mà ngành thép đang gặp phải theo Tổng Công ty Thép Việt Nam cần phải tập chung giải quyết các vấn đề đó là: phải có chính sách kích cầu hợp lý để tăng tiêu thụ thép và phải thay thế những dây chuyền sản xuất nhỏ cũ, lạc hậu bằng những dây chuyền sản xuất mới và lớn hơn để tiết kiệm chi phí năng lượng.
Về nhập khẩu thép, do trong nước vẫn chưa sản xuất được lượng phôi thép để đáp ứng nhu cầu sản xuất cho nên trong thời gian tới Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phôi thép với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Tiếp tục nhập khẩu các loại thép thành phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
3.2 Kế hoạch nhập khẩu thép của Công ty trong thời gian tới
Do thị trường thép hiện nay có nhiều biến động, Công ty sẽ căn cứ vào sự biến động thực tế của thị trường thép trong nước và thế giới để có những kế hoạch ngắn hạn cụ thể.
Tuy nhiên Công ty cũng chủ động trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép trong thời gian tới là đầu tư nghiên cứu thị trường, duy trì các đối tác khách hàng truyền thống như Đức, Nhật Bản, Trung quốc. Đồng thời tìm kiếm khách hàng mới và đa dạng hoá thị trường, khách hàng nhập khẩu.
Trong thời gian tới Công ty sẽ tăng kim ngạch nhập khẩu thép, nhập khẩu thêm một số loại thép mới. Dự tính năm 2006 kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty khoảng 9 triệu USD.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đặt ra trong tời gian tới.
Chỉ tiêu Đ.v tính 2006 2007 2008
Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 5,28 5,735 6,28
Nộp ngân sách nhà nước Tỷ đồng 11,5 12 12,5 Kim ngạch
Xuất - nhập - khẩu
1000 USD 10.060 11.080 12.100
Xuất khẩu 1000 USD 60 80 100
Nhập khẩu 1000 USD 10.000 11.000 12.000
Nguồn: Báo cáo Đại hội cổ đông năm 2005
3.3 Những giải pháp từ phía Công ty
3.3.1 Thứ nhất, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu nói chung và phục vụ hoạt động nhập khẩu thép nói riêng.
Sự tồn tại và phát triển của bất cứ Công ty nào cũng cũng bắt nguồn từ yếu tố con người. Các phòng kinh doanh của Công ty hiện nay có độ ngũ cán bộ kinh doanh tương đối hoàn chỉnh, hầu hết đã qua đào tạo đại học chính quy hoặc tại chức về nghiệp vụ kinh doanh và ngoại ngữ. Tuy nhiên kinh doanh xuất nhập khẩu không những yêu cầu về trình độ nghiệp vụ cao mà còn các yếu tố khác như kinh nghiệm, khả năng giao tiếp, sự phản ứng nhạy bén trước những biến động của thị trường. Thực tế là một số các cán bộ có kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh nhưng lại hạn chế về trình độ ngoại ngữ, còn các bộ trẻ lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Do yêu cầu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu cần phải nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh nhập khẩu là rất cần thiết.
Xây dựng một cơ cấu nhân sự hợp lý phát huy được tính năng động sáng tạo của mỗi các nhân cũng như khai thác được nguồn lực chất xám của đội ngũ kinh doanh nhập khẩu.
3.3.2 Thứ hai, duy trì các mối quan hệ với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm đối tác mới.
Thiết lập được mối quan hệ bạn hàng cung cấp rộng khắp là rất quan trọng tạo nguồn hàng ổn định và chất lượng cho Công ty. Hiện nay Công ty
mới chỉ có quan hệ với một số bạn hàng truyền thống như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo, trước sự biến động phức tạp của thị trường thép Công ty cần phải tìm kiếm các đối tác mới. Công ty phải có chính sách và giải pháp để mở rộng mối quan hệ với bạn hàng, khai thác tốt các bạn hàng hiện nay. Các giải pháp cụ thể mà Công ty cần phải tiến hành với bạn hàng là nghiên cứu tìm hiểu kỹ các thông tin về môi trường kinh tế - chính trị - luật pháp của các nước bạn hàng nhằm tạo cơ sở cho việc đàm phám ký kết hợp đồng, dự đoán được xu hướng biến động của thị trường cung cấp thép, thiết lập mối quan hệ rộng khắp đối với các nhà cung cấp ở mỗi nước bạn hàng, thường xuyên cập nhật thông tin về năng lực sản xuất, quy mô và khả năng cung ứng của mỗi nhà cung cấp.
Từng bước mở rộng danh mục nhà cung cấp thép trong thời gian tới. Xúc tiến thăm dò thị trường, tìm hiểu tập hợp thông tin về thị trường thép của các nhà cung cấp lớn như Trung Quốc, Đức, Nhật Bản,...
Tìm kiếm các đói tác trong khu vực để tận dụng chi phí về vận chuyến.
3.3.3 Thứ ba, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường bằng cách duy trì, củng cố thị trường cũ, mở rộng thị trường mới.
3.3.4 Thứ tư, tăng cường bổ sung, huy động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu bằng cách huy động vốn từ các Cán bộ công nhân viên trong công ty, huy đông nguồn vốn từ bên ngoài, tham gia thị trường chứng khoán.
3.3.5 Thứ năm, xây dựng mạng lưới phân phối đa dạng và ổn định
3.3.6 Thứ sáu, tăng cường công tác liên doanh, liên kết với các công ty khác trong hoạt động nhập khẩu thép.
3.4 Những kiến nghị đối với Nhà nước và Tổng Công ty Thép
Một là, cần hoàn thiện các văn bản pháp quy, biểu thuế nhập khẩu
Hai là, hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường thép trên thế giới và
trong nước về tình hình sản xuất, nhu cầu, sự biến động của thị trường thép,....
Ba là, hỗ trợ đào tạo cán bộ nghiên cứu thị trường, có trình độ am
hiểu luật pháp, nghiệp vụ, ngoại ngữ.
Bốn là, tổ chức các cuộc hội thảo, hỗ trợ vốn, tăng cường liên doanh
liên kết giữa các thành viên trong hoạt động nhập khẩu thép.
KẾT LUẬN
Xu thế toàn cầu hoá hiện nay đã và đang diễn ra mạnh mẽ, phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc, không một quốc gia nào có thể phát triển mà không hoà nhập với xu thế hiện nay. Thương mại quốc tế là tất yếu khách quan, sự giao lưu trao đổi buôn bán giữa các quốc gia, các thành phần kinh tế ngày càng sâu rộng.
Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá là một Công ty kinh doanh thương mại có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, cũng tham gia vào hoạt động buôn bán trao đổi thương mại quốc tế. Trong xu thế hội nhập, tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế Công ty luôn tự hoàn thiện mình.
Trong thời gian qua Công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép và đã đạt được những thành công nhất định góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thép trong nước. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty không tránh khỏi những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài do những biến động về môi trường kinh tế, chính trị nói chung và sự biến động của thị trường thép nói riêng, sự cạnh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, để khai thác tiềm năng và lợi thế nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép không
những cần có sự nỗ lực hoàn thiện của Công ty mà còn cần có sự hỗ trợ từ phía Hiệp hội, Nhà Nước.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ...2
...
...
1.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động nhập khẩu...3
1.1.1 Khái niệm...3
1.1.2 Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu...3
1.1.3 Vai trò của hoạt động nhập khẩu...4
1.2 Các hình thức nhập khẩu...5
1.2.1 Nhập khẩu trực tiếp...5
1.2.2 Nhập khẩu uỷ thác...5 1.2.3 Gia công quốc tế
1.2.4 Nhập khẩu đổi hàng
1.3 Nội dung chủ yếu của hoạt động nhập khẩu hàng hoá
1.3.1 Nghiên cứu thị trường 1.3.2 Lập phương án kinh doanh
1.3.3 Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng 1.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu...5
1.4.1 Các nhân tố bên trong Công ty...5
1.4.1.1 Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính...5
1.4.1.2 Nhân tố con người...6
1.4.1.3 Nhân tố vốn và công nghệ...6
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài Công ty...6
1.4.2.1 Nhân tố chính trị, luật pháp...6
1.4.2.2 Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng nhập khẩu...6
1.4.2.3 Yếu tố thị trường trong và ngoài nước...7
1.4.2.4 Yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế...7
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH ...13
2.1 Tình hình sản xuất và chính sách nhập khẩu thép của Việt Nam...13
2.1.1 Tình hình sản xuất thép của Việt Nam...13
2.1.2 Chính sách nhập khẩu thép của Việt Nam...14
2.1.2.1 Biểu thuế nhập khẩu mặt hàng thép 2.1.2.2 Những quy định về nhập khẩu sắt thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam 2.1.3 Tình hình nhập khẩu thép của Việt Nam 2. 2 Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá...23
2.2.1 Khái quát chung về Công ty Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá...23
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá...23
2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy...25