- Theo loại tiền
5. Theo dõi và thu hồi nợ vay:
2.3.4. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
2.3.4.1. Doanh thu
Tình hình thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng của hội sở Techcombank trong thời gian qua như sau:
Đơn vị: Tỷ VNĐ
2000 2001 2002
Doanh thu từ cho vay tiêu dùng
1.44 3.28 6.5
Doanh thu từ cho vay 28.516 52.65 73.175
Tỷ trọng (%) 5.05 6.23 8.88
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Hội sở Techcombank, 2002)
Năm 2000, doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng của hội sở
Techcombank là 1.44 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5.05% so với tổng doanh thu từ hoạt động cho vay của đơn vị. Năm 2001, doanh thu là 3.28 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6.32% so với tổng doanh thu cho vay và tăng 2.27 lần so với năm 2000. Đến năm 2002, doanh thu là 6.5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8.88% trong tổng doanh thu cho vay và tăng 1.98 lần so với năm 2001.
65Năm Năm
Tuy vậy, tương ứng với doanh số cho vay, thu nhập từ hoạt động này cũng chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng thu nhập từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Chỉ có điều, thông qua sự tăng trưởng này, chúng ta thấy được phần nào tiềm năng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong tương lai, hứa hẹn một thị trường với đông đảo khách hàng và tạo ra nguồn thu quan trọng cho ngân hàng.
2.3.4.2. Chi phí
Mặc dù, hoạt động cho vay tiêu dùng được xác định lãi suất khá cao song chi phí cho mỗi khoản vay này không nhỏ. Ngoài chi phí lớn nhất là chi phí trả lãi tiền gửi của khách hàng và tiền vay của các tổ chức tín dụng khác tương ứng với phần đã sử dụng để cho vay tiêu dùng, còn có các chi phí cho các cán bộ nhân viên, các chi phí thẩm định, đánh giá khoản vay, chi phí đi lại, chi phí quảng cáo, tiếp thị…Hiện nay, cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ kể từ sau quyết định cho phép áp dụng lãi suất thoả thuận của Ngân hàng Nhà Nước, do đó lãi suất cho vay có xu hướng tăng chậm, hoặc tăng không đáng kể. Đây là khó khăn cho ngân hàng trong việc tìm kiếm lợi nhuận. Tuy vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn luôn hấp dẫn các ngân hàng bởi lẽ thực tế lãi suất cho vay tiêu dùng trả góp vẫn rất cao và trong điều kiện hiện nay khả năng xảy ra rủi ro lãi suất là không nhiều.
2.3.4.3. Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Do lợi nhuận đem lại từ hoạt động cho vay tiêu dùng lớn nên nó cũng chứa đựng nguy cơ xảy ra rủi ro cao. So với hoạt động tài trợ cho sản xuất- kinh doanh, hoạt động cho vay tiêu dùng chứa đựng rủi ro cao hơn trên cả hai góc độ: rủi ro khách quan từ suy thoái kinh tế, mất mùa, thất nghiệp, bệnh tật…và rủi ro chủ quan như tình hình sức khoẻ, việc làm, khả năng tài chính hoặc do bản thân ý thức của khách hàng. Khi rủi ro phát sinh sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng do đó làm thu nhập của ngân hàng giảm.
Nắm bắt được hạn chế đó, trong thời gian qua Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng như theo dõi, dự đoán biến động về giá cả, lưu thông hàng hoá, những thay đổi trong chủ trương, đường lối của Nhà nước, đồng thời có các biện pháp xử lý hiệu quả đối với các khoản nợ khó đòi, nên hầu hết những khoản nợ quá hạn của ngân hàng trong những năm trước đã được thu hồi gần hết trong năm 2002, hiện nay chỉ còn một vài món nợ nhỏ mới bị chuyển sang nợ quá hạn do một số nguyên nhân khách quan tác động đến khách hàng, đang được các cán bộ tín dụng theo dõi, đốc thúc thường xuyên kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ các đối tượng này để họ vượt qua khó khăn, tạo ra nguồn trả nợ cho ngân hàng.