2002 So sánh 2002/ Số tiềnSố tiềnSố tiền Tỷ lệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam pptx (Trang 38 - 42)

II. Tình hình sử dụng vốn cốđịnh tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định

20012002 So sánh 2002/ Số tiềnSố tiềnSố tiền Tỷ lệ

1 Số đầu kỳ 3.670.777.803 3.547.859.438 (122.918.320) 96,7

2 Số tăng trong kỳ 398.536.190 768.227.872 387.691.763 197,2

3 Số giảm trong kỳ 43.450.889 898.132.682 854.681.793 2067

Từ kết quả phân tích ta thấy nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ năm 2001 là 3.670.777.803 nghìn đồng, năm 2002 là 3.547.859.483 nghìn đồng. Như vậy, nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ năm 2003 giảm hơn so với năm 2001 là 3,3% (= 100% - 96,7%), hay thực tế giảm 122.918.320 nghìn đồng.

Trong kỳ năm 2002 doanh nghịe chú ý mua dắm, trang bị thêm tài sản cố định như Hãng đã mua sắm mới thêm đất, máy bay, nhà, vật kiến trúc, máy móc thiết bị phương tiện vận tải mặt đất, thiết bị quản lý và một số tài sản khác. Ngoài ra Hãng cũng tiến hành xây dựng thêm nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị cho nên số tài sản cố định tăng trong kỳ đạt 197,2%. Điều này rất có lợi cho một doanh nghiệp kinh doanh vận tải lớn như Vietnam Airlines, bởi tài sản cố định có vị trí hết sức quan trọng trong kinh doanh cảu hãng đặc biệt là máy bay. Việc nâng cấp, mua sắm thêm tài sản làm cho Hãng tăng hiệu quả kinh doanh và tăng doanh thu, làm cho lợi nhuận cũng tăng lên, góp thêm phần lớn mạnh vào sự tăng trưởng của kinh tế đất nước.

Bên cạnh việc trang bị, mua sắm thêm tài sản cố định, Hãng đã tiến hành thanh lý và nhượng bán một số lớn tài sản cố định cũng không dùng đến trong hoạt động kinh daonh của mình như là thanh lý và chuyển công cụ, dụng cụ: đất, máy bay, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị … đồng thời giảm do lưu chuyển nội bộ máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mặt đất và thiết bị quản lý. Số tài sản giảm trong kỳ năm 2002 lớn hơn 2001 là 854.681.793 nghìn đồng, tức là số giảm trong kỳ năm 2002 đạt 2067%. Sự tăng lên khá lớn của số giảm tài sản cố định trong kỳ cũng có ảnh hưởng đến số tài sản cố định cuói kỳ. Kết quả là số cuối kỳ giảm 684.913.250 nghìn đồng, tương ứng đã giảm là 17%.

Để hiểu rõ thêm về sự tăng giảm tài sản cố định trong Hãng cần đi sâu phân tích về cơ cấu tài sản cố định trong Hãng. Từ đó biết được chính xác, cụ thể hơn, nguyên nhân tăng giảm tài sản cố định của Hãng.

Từ biểu trên ta thấy, tài sản cố định trong doanh nghiệp chủ yếu là tài sản cố định hữu hình, chiếm tới 98,6% tổng tài sản cố định trong đó máy bay chiếm tỷ trọng cao nhất, 63,2%, tiếp đến là phương tiện vận tải mặt đất, nhà cửa vật kiến trúc, cuối cùng là thiết bị quản lý và máy móc thiết bị.

So sánh tình hình tài sản cố định năm 2002 so với năm 2001 tổng nguyên giá giảm 17%, tương ứng với số tiền là: 684.913.250 nghìn đồng. Nguyên nhân chính của việc giảm này là do hầu hết các chỉ tiêu trong năm 2002 đều giảm hơn so với năm 2001. Máy bay giảm 16,9%, tương ứng là 429.854.545 nghìn đồng, phương tiện vận tải mặt đất giảm 32,3% tương ứng 234.663.284 nghìn đồng, tài sản khác cũng giảm khá nhiều với tỷ lệ giảm là 58,3%, số tiền giảm tương ứng là: 28.749.387 nghìn đồng.

Cơ cấu tài sản cố định trong hãng nói chung là hợp lý bởi là một doanh nghiệp Nhà nước được hình thành từ lâu nên khoản chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí sử đất,.. trong tổng chi phí vô hình gần như không có. Trong tài sản cố định hữu hình máy bay, phương tiện vận tải mặt đất chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị quản lý máy móc thiết bị là một điều hết sức hợp lý. Bởi ngành nghề kinh doanh của Hãng là vận tải bằng đường hàng không, một ngành nghề kinh doanh đặc biệt và cũng hết sức quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Cơ cấu tài sản cố định của Hãng như trên chứng tỏ Hãng đã đi rất đúng hướng, đúng ngành nghề kinh doanh của mình. Hãng cũng đã và ngày càng phát huy khả năng đó. Điều này không những mang lại lợi ích lớn cho Hãng, cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam và mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước.

Biểu 6. Phân tích tình hình hao mòn TSCĐ tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam 2001 - 2002

Đơn vị: 1.000 đồng

STT Chỉ tiêu 2001 2002

1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình 4.025.863.023 3.340.949.773

2 Giá trị hao mòn 1.834.239.812 2.813.363.023

3 Giá trị còn lại 1.506.709.953 1.212.500.021

Máy bay 946.554.778 595.997.581

Nhà cửa, vật kiến trúc 228.817.674 158.511.014

Máy móc thiết bị 85.872.341 111.848.375

Phương tiện vận tải 165.680.461 256.267.690

Thiết bị quản lý 73.779.172 71.794.905

Tài sản khác 6.005.527 18.080.429

4 Hệ số hao mòn 0,46 0,84

Từ kết quả của biểu trên ta thấy nguyên giá tài sản cố định năm 2002 so với năm 2001 giảm 17%, tương đương với số tiền là 684.913.250 nghìn đồng. Nguyên nhân của việc giảm này là do hãng đã thanh lý, chuyển công cụ dụng cụ trong năm 2002. Cụ thể máy bay giảm 16,9%, hay số tuyệt đối là 429.854.545 nghìn đồng, máy móc thiết bị giảm 19,8%, tương ứng là 45.855.114 nghìn đồng, phương tiện vận tải mặt đất giảm 32,3%, tương ứng với số tiền là 234.663.284, tài sản khác cũng giảm 28.749.387 nghìn đồng, xấp xỉ 58,3%.

Trong khi đó, giá trị hao mòn tăng lên trong năm 2002 so với năm 2001. Cụ thể tổng giá trị hao mòn tăng 970.103.211 nghìn đồng, hay tăng 53,4%, trong đó hầu hết mọi chi tiêu đều tăng, đặc biệt là giá trị hao mòn của máy bay tăng 66,9%, tức là 780.411.752 nghìn đồng. Đây cũng là yếu tố chính của việc tăng giá trị hao mòn. Ngoài ra các chỉ tiêu nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mặt đất cũng tăng, nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn.

Điều này cho thấy Hãng khá quan tâm đến vấn đề khấu hao tài sản cố định trong Hãng mình. Do đó sẽ giúp Hãng khấu hao nhanh tài sản cố định trong Hãng, hạn chế được khấu hao vô hình xảy ra đối với tài sản cố định, điều này cũng giúp Hãng quan tâm đến vấn đề mua sắm, trang thiết bị, nâng cấp thêm tài sản cố định mới, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Cũng qua bảng ta thấy riêng hệ số hao mòn TSCĐ của năm 2002 lớn hơn 2001. Cụ thể năm 2002 hệ số hao mòn là 0,84 và năm 2001 là 0,46. Điều đó chứng tỏ mức độ hao mòn TSCĐ của Hãng năm 2002 lớn hơn so với năm 2001.

Tóm lại, việc quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Hãng hàng không quốc gia

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở hãng hàng không quốc gia Việt Nam pptx (Trang 38 - 42)