Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội (Trang 25 - 33)

3. Hạch toán chi phí sản xuất

3.2Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

a. Đối tượng và phương pháp xác định chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí mà công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm bao gồm lương, phụ cấp, các khoản trích nộp theo lương…

Hiện nay, công ty xác định chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định và các khoản phụ cấp độc hại, phụ cấp ca ba, phụ cấp thu hút.

Chi phí nhân công trực tiếp trên bảng tính giá thành được chia thành hai khoản mục: chi phí lương và chi phí khác. Trong đó chi phí lương là khoản chi phí phải trả cho công nhân dựa trên số lượng sản phẩm sản xuất ra và định mức tiền lương cho mỗi sản phẩm còn chi phí khác là các chi phí còn lại.

Do công ty tính lương cho các phân xưởng theo hình thức khoán, nên chi phí lương của các cán bộ quản lý phân xưởng cũng được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Đây là một điểm khác biệt so với thông thường vì lương của nhân viên quản lý phân xưởng thường được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.

Các khoản mục trong chi phí nhân công trực tiếp được xác định và tính như sau:

+ Tiền lương sản phẩm: theo quy định của công ty lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính dưới hình thức lương khoán (được áp dụng từ ngày 01 tháng 08 năm 2005). Đây là bộ phận chính của chi phí nhân công trực tiếp được tính theo số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành và định mức tiền lương.

Lương sản

phẩm i =

Số lượng sản phẩm i hoàn thành trong kỳ x

Đơn giá tiền lương khoán

của sản phẩm i (5)

Để tính ra đơn giá lương khoán sản phẩm, phòng tổ chức hành chính cùng phòng kỹ thuật xem xét, đưa ra dựa trên cơ sở cấp bậc công việc, chi tiết theo từng công đoạn sản xuất, thời gian cần thiết để hoàn thành các công đoạn, hệ số sản phẩm, số công để hoàn thành… Sau những quá trình tính toán cần thiết, ta có được hệ số khoán, là cơ sở để tính được đơn giá khoán sản phẩm.

Stt Tên sản phẩm Đvt Đơn giá sản phẩm Hệ số

khoán Đơn giá khoán

1 2 3 4 5 6=4x5 1 Alverin Viên 1,035 1.367 1.415 2 Ankitamol Viên 2,036 1.367 2.783 3 Vitamin B1 Viên 0,442 1.367 0.604 … … … … 21 Cloramfenicol Lọ 21,275 1,304 27,743 22 Colydexa Hộp 35,150 1,304 45,836 … … … … (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

+ Lương khác: bao gồm lương trả cho công phát sinh trong việc nghiên cứu và sản xuất thử sản phẩm mới, lương tính theo chế độ, các khoản phụ cấp độc hại, ca ba, phụ cấp thu hút. Các khoản lương khác được tính như sau:

- Lương trả cho công phát sinh:

Trong quá trình sản xuất thường có những biến động và những phần việc phát sinh thêm ngoài định mức như công biến động pha chế, công biến động pha viên, công biến động ép vỉ,… thường xảy ra đối với những mặt hàng mới sản xuất hoặc trả cho công sản xuất thử các sản phẩm mới. Lương trả cho công phát sinh được tính cho từng phân xưởng. Khi đó:

Lương trả cho công phát sinh = Số công thực hiện x Đơn giá một công (6) - Lương chế độ: đây là khoản trả theo quy định của Nhà nước ví dụ như

lương cho nghỉ phép, nghỉ ốm… theo quy định, trả cho những ngày đi họp, được tính trên cơ sở hệ số lương và mức lương cơ bản theo quy định của Nhà nước. Cụ thể:

Lương chế độ = Số ngày nghỉ x Đơn giá một ngày công (7) - Các khoản phụ cấp ca ba: được chi trả cho những công nhân làm thêm ca ba, chi phí này được tính trên cơ sở 30% lương ngày của công nhân theo bậc lương tương ứng và số công thực hiện. Phụ cấp ca ba không phát sinh đều đặn mà có thể tháng có, tháng không tùy theo mức độ đòi hỏi của tiến độ công việc.

- Phụ cấp thu hút: là khoản phụ cấp áp dụng đối với các dược sỹ đại học, các cử nhân hóa học, cử nhân kinh tế, kỹ sư nhằm thu hút dược sỹ, chuyên môn hóa dược…để tăng cường công tác kỹ thuật đảm bảo cho sản xuất kinh doanh và được áp dụng cụ thể như sau:

Stt Chủng loại cán bộ Lương

chính Phụ cấp thu hút

1 – 3 năm 4 – 10 năm Trên 10 năm

1 Dược sỹ đại học 1.400.000 300.000 400.000 500.000

2 Cử nhân hóa học 1.400.000 200.000 300.000 400.000

3 Cử nhân kinh tế, kỹ sư 1.400.000 Phụ cấp trách nhiệm: 100.000

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

- Phụ cấp độc hại: là khoản mà công ty trả cho những công nhân thực hiện các công việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khoản bồi dưỡng độc hại có thể được tính theo hiện vật hoặc bằng tiền. Nếu trả bằng hiện vật thì tương đương với 2000 đồng/công. Nếu trả bằng tiền thì 1115 đồng/công.

Các khoản phụ cấp ca ba, phụ cấp thu hút, tiền bồi dưỡng độc hại tại phân xưởng được minh họa như sau:

TIỀN BỒI DƯỠNG CA 3

Tháng 03/2006

Stt Họ và tên Công Lương ngày Tiền Ký nhận

1 2 3 4 5 6

1 Công Văn Mai 14 50.692 214.038

2 Trịnh Công Tuyên 13 34.615 135.000

… …. … … … …

15 Nguyễn Huy Minh 10 34.615 103.846

Cộng 186 2.000.192

Ngày… tháng… năm 2006

Giám đốc Kế toán PHÒNG TCHC NGƯỜI LẬP

PHỤ CẤP THU HÚT NGHỀ NGHIỆP

Tháng 03 năm 2006

Stt Họ và tên Đơn vị Số tiền Ký nhận

1 Trần Thị Ký PX Viên 200.000

2 Nguyễn Thị Thư PX Viên 200.000

… … … … …

10 Bùi Công Thiện PX Mắt 200.000

16 Nguyễn Thị Bích Phượng PX Đông dược 100.000

… … … … …

Cộng 2.100.000

Ngày… tháng… năm 2006

TIỀN BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI

Tháng 03 năm 2006

Stt Họ và tên Công

Tiền bồi dưỡng độc hại nhậnKý Hiện vật (2000đ/công) hại(1115đ/công)Phụ cấp độc Tổng 1 Vũ T Hồi 18 36.000 20.070 56.070 2 Đỗ Vân Anh 19 38.000 21.185 29.185 … .. … … … … … 26 Nguyễn Hà 15 30.000 16.725 46.725 Tổng 424.5 849.000 473.318 1.322.318 Ngày… tháng… năm 2006

Giám đốc Kế toán PHÒNG TCHC NGƯỜI LẬP

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

- Lương nghiên cứu: là khoản lương trả cho công sản xuất thử các loại sản phẩm mới. Khoản lương này được tính bằng số công thực hiện (cụ thể cho các giai đoạn hoàn thành sản phẩm) nhân (x) với đơn giá tiền lương.

Ví dụ:

Trong tháng 03, tại phân xưởng Viên có sản xuất một số sản phẩm mới, tiền lương nghiên cứu được tính như sau:

Sản phẩm Công Đơn giá Thành tiền

Hanphytol (KS 01050106) + Tổ pha chế 3 30.000 90.000 + Dập viên 2 30.000 60.000 + Bao Phim 2 30.000 60.000 Hankgo sophin + Bao đường 8 30.000 240.000 + Ép vỉ, kiểm tra 1.5 30.000 45.000 + Thành phẩm 3.5 25.000 87.500 … … … … Cộng 3.843.400 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

- Các khoản trích nộp: ngoài tiền lương, công ty phải chịu tính vào chi phí sản xuất trong kỳ các khoản đóng góp cho các quỹ của BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định như sau:

BHXH được trích 20% tổng quỹ lương theo chế độ (tiền lương tính theo quy định của Nhà nước bằng hệ số lương nhân (x) với mức lương tối thiểu) trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 5% trừ vào lương của người lao động.

BHYT được tính bằng 3% tổng quỹ lương theo quy định của Nhà nước với 2% đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% trừ vào lương của người lao động. KPCĐ chiếm 2% tổng quỹ lương theo quy định, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty.

+ Tiền lương của người lao động còn có thêm khoản ăn ca cho một số phòng ban nhất định nhưng chi phí này được tính vào chi phí sản xuất chung.

Hai khoản mục tiền lương trên tương ứng với hai khoản mục: chi phí lương và chi phí khác trên bảng tính giá thành.

b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Để theo dõi và tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, công ty sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp và các loại sổ sách như sổ chi tiết TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp, sổ tổng hợp TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp. Về cơ bản, hai sổ chi tiết và tổng hợp TK 622 có kết cấu và tác dụng giống như sổ chi tiết và tổng hợp TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (đã được trình bày ở phần trên).

Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp vào bên Nợ TK 622 vào cuối kỳ, sau đó được kết chuyển hết về TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cụ thể:

Hàng ngày, người phụ trách nơi sử dụng lao động theo dõi số công thực hiện của từng người trên bảng chấm công và bảng chấm năng suất lao động. Cuối tháng các bảng chấm công này được gửi lên phòng Tổ chức hành chính làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm cho các phòng ban và phân xưởng.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào tài liệu như bảng tổng hợp tiền lương, các bảng tính tiền phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút do phòng Tổ chức hành chính cung cấp, căn cứ vào hệ số tiền lương của cán bộ công nhân viên để tính tiền lương sản phẩm và trích BHXH, BHYT, KPCĐ, phân bổ hợp lý tiền lương và các khoản trích theo lương vào các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.

Kết quả của quá trình trên được thể hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương” và “trích BHXH, BHYT, KPCĐ”. Trên cơ sở đó để hạch toán vào sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp.

PHÂN BỔ LƯƠNG THÁNG 03 NĂM 2006

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI

TT ĐƠN VỊ 622 627 641 642 TỔNG SỐ 1 PX Viên 63.067.895 63.067.895 2 PX Mắt ống 41.044.614 41.044.614 3 PX Đông dược 20.472.810 20.472.810 4 Tổ thực nghiệm 0 5 Tổ in phun 5.944.284 5.944.284 6 Lao công, hợp đồng 9.728.221 9.728.221 7 Lương quản lý PX 0

8 Lương kinh doanh 14.695.000 14.695.000

9 Lương văn phòng 99.342.238 99.342.238 10 Khác 2.600.000 5.390.000 1.504.077 9.494.077 Tổng cộng 127.185.319 21.062.505 14.695.000 100.846.315 263.789.139 TRÍCH BHXH, BHYT, KPCĐ THÁNG 03 NĂM 2006 TT KHOẢN MỤC 15% BHXH 2% BHYT 2% KPCĐ TỔNG SỐ 1 622 14.813.207 1.975.093 1.975.093 18.763.393 2 641 2.794.945 372.659 372.6259 3.540.263 3 642 10.341.294 1.378.841 1.378.841 13.098.976 Tổng cộng 27.949.446 3.726.593 3.726.593 35.402.632

Hiện nay tại công ty, chi phí nhân công trực tiếp được chia thành chi phí lương và chi phí khác trên bảng tính giá thành. Chi phí lương của mỗi sản phẩm được tính theo công thức:

Chi phí lương = Sl sản phẩm nhập kho x Đơn giá khoán sản phẩm (8)

Phần chi phí khác là phần còn lại sau khi lấy tổng chi phí nhân công trực tiếp trên TK 622 trừ đi chi phí lương. Chi phí khác bao gồm lương hệ số, các khoản phụ cấp…Chi phí này được phân bổ cho sản phẩm hoàn thành trên cơ sở phân xưởng và định mức tiền lương. Trước hết chi phí này được chia cho các phân xưởng theo tỷ lệ 1:2, đối với các sản phẩm thuộc phân xưởng Đông dược, phân xưởng Mắt chi phí khác chiếm 1/3 trong tổng chi phí khác, còn các sản phẩm thuộc phân xưởng Viên chiếm 2/3. Sau đó dựa trên tiền lương sản phẩm của các sản phẩm tính ra chi phí cho mỗi sản phẩm. Cụ thể:

Chi phí khác phân

bổ cho sp i = Tổng chiphí khác x

Số lượng sp i nhập kho x đơn giá khoán sp i ∑( Số lượng sp i nhập kho x đơn giá khoán sp i)

(10)

Như vậy, toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ hết cho sản phẩm hoàn thành, vì công ty tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Ví dụ: Theo cách tính như vậy thì đối với sản phẩm Vitamin B1 06 100v ta có chi phí lương và chi phí khác được phân bổ như sau:

+ Chi phí lương = 7.816.800 x 0.604 = 4.721.347

Trong đó: Số sản phẩm nhập kho là 7.816.800 lấy từ phiếu nhập Đơn giá khoán 0.604 từ bảng đơn giá khoán tiền lương + Chi phí khác:

- Từ bảng phân bổ lương và bảo hiểm ta có tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng là: 127.185.319 +18.763.393 = 145.948.712

- Từ các bảng tiền lương sản phẩm của các phân xưởng, tính ra được tổng tiền lương sản phẩm của tất cả các sản phẩm hoàn thành trong tháng 03/2006 là: 106.211.284 trong đó của phân xưởng Viên là: 57.595.477.

- Tổng chi phí khác = 145.948.712 – 106.211.284 = 39.737.428 - Chi phí khác được phân bổ cho phân xưởng Viên là:

39.737.428 x 2/3 = 26.491.619

- Theo công thức (10) chi phí khác được phân bổ cho Vitamin B1 06 100v là: 26.491.619 x 4.721.347 / 57.595.477 = 2.171.631

Qua bảng phân bổ, kế toán sử dụng phiếu kế toán để ghi sổ chi tiết TK 622, Nhật ký chung, Sổ cái TK 622 và kết chuyển vào TK 154. Dựa vào bảng tính giá thành ta có chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm hoàn thành là 143.611.863, cho sản phẩm sơ chế là 2.336.849. Cụ thể được minh họa như sau:

Qua bảng phân bổ tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, BHXH, BHYT, KPCĐ ta ghi được 4 dòng đầu trong sổ chi tiết TK 622, và Nhật ký chung, khi kết chuyển ghi hai dòng còn lại

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI

170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tài khoản: 622 – chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày: 01/03/2006 đến ngày 31/03/2006

Số dư đầu kỳ: 0

Chứng từ

Khách hàng Diễn giải TKđ/ư Số phát sinh

Ngày Số Nợ Có

31/03 PKT 3 Công ty CPDP HN PBL T3/06 334 127.185.319 31/03 PKT 4 Công ty CPDP HN BHXH T3/2006 3383 14.813.207 31/03 PKT 5 Công ty CPDP HN BHYT T3/06 3384 1.975.093 31/03 PKT 6 Công ty CPDP HN KPCĐ T3/06 3382 1.975.093

31/03 PKT Phân bổ CP tiền lương

622 ->1541 1541 143.611.863

31/03 PKT Phân bổ CP tiền lương

622 ->1549 1549 2.336.849 Tổng phát sinh Nợ: 145.948.712 Tổng phát sinh Nợ: 145.948.712 Số dư cuối kỳ: 0 Ngày … tháng… năm… KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên)

Cuối tháng, dựa vào sổ chi tiết TK 622 và sổ tổng hợp của các tài khoản liên quan lên sổ cái TK 622

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI

170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội

SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN

Tài khoản: 622 – chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày: 01/03/2006 đến ngày 31/03/2006

Số dư đầu kỳ: 0

TK đối ứng Tên tài khoản Số phát sinh

Nợ Có

Số phát sinh trong kỳ 145.948.712 145.948.712

154 Chi phí SXKD dở dang 145.948.712

1541 Chi phí SXKD dở dang sản phẩm 143.611.863

1549 Chi phí SXKD dở dang sơ chế 2.336.849

334 Phải trả công nhân viên 127.185.319

338 Phải trả, phải nộp khác 18.763.393

3382 Kinh phí công đoàn 1.975.093

3383 Bảo hiểm xã hội 14.813.207

3384 Bảo hiểm y tế 1.978.093 Tổng phát sinh nợ: 145.849.712 Tổng phát sinh có: 145.849.712 Số dư cuối kỳ: 0 Ngày …tháng…năm… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội (Trang 25 - 33)