Đánh giá tình hình kinh doanh nghiệp vụ qua một số năm

Một phần của tài liệu bt505 (Trang 46)

Trong giai đoạn 2005 – 2009 Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện đã triển khai có hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Số lượng xe tham gia bảo hiểm tại công ty tăng lên rõ rệt làm cho doanh thu phí hàng năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Theo

thống kê của ngành bảo hiểm tổng doanh thu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới năm 2007 tăng 56,15% so với năm 2006, lên mức 940 tỷ đồng trong đó PTI chiếm vị trí thứ tư chỉ sau Bảo Việt, Bảo Minh và PJICO, thống kê của công ty cho thấy trong các sản phẩm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thì nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chiếm từ 19,5% đến 25,6% doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ xe cớ giới, góp phần lớn vào lợi nhuận của công ty. Năm 2008 là năm nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta, tốc độ tăng của doanh thu phí của năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006, tuy nhiên năm 2008 vẫn tăng một lượng doanh thu phí là 4,45 tỷ đồng tương đương với tăng 10% so với 2007, trong đó doanh thu phí do lượng ô tô tham gia bảo hiểm tăng là 3,33 tỷ đồng, của xe máy là 1,12 tỷ đồng. Năm 2009 doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ này lên tới con số 55.878.163.240 đồng.

Đạt được những thành tự đó là do sự cố gắng lỗ lực làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là sự cố gắng của nhân viên phòng bảo hiểm xe cơ giới. Nhân viên phòng bảo hiểm xe cơ giới của PTI là những người trẻ tuổi , nhiệt huyết với công việc, tích cực đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm thu hút người tham gia bảo hiểm, mọi người trong phòng đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống, có ý thức học hỏi, trau dồi và tiếp thu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó PTI còn cố gắng nâng cao chất lượng khai thác, mở rộng khu vực thị trường trong nước, giám sát chặt chẽ khâu giám định để xác định chính xác thiệt hại của bên thứ ba, chú ý khâu giải quyết bồi thường đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, chính xác để có thể kịp thời chia sẻ những rủi ro mất mát với người bị hại.

Đến nay công ty đã thành lập được hơn 10 năm , là công ty bảo hiểm ra đời sau nên đã bị các công ty bảo hiểm lớn, có tên tuổi như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO chiếm lĩnh thị trường những chỉ sau một thời gian ngắn PTI đã nhanh

chóng hòa vào bộ máy làm việc của ngành bảo hiểm. Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một trong những nghiệp vụ được các công ty bảo hiểm ưu tiên phát triển từ lâu. Đặc biệt ở các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng …. Đã được các công ty ra đời trước khai thác về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của công ty đã rất vất vả mới có thể có được vị trí ở những nới đó. Nhận thấy sự khó khăn khi tham gia vào khu vực thị trường ở các tỉnh, thành phố khác bằng cách mở chi nhanh hay tuyển dụng các đại lý, tổng đại lý từ đó mở rộn mạng lưới của công ty. Điều đặc biệt là ở các khu vực thị trường mới này thì nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới lại rất phát triển nhất là bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Sở dĩ có kết quả đó là vì trước kia các tỉnh đó còn nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên không có tiền mua xe vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm đi trước không thấy được hiệu quả khi khai thác khu vực đó sau khi có cơ chế đổi mới, lại được nhà nước quan tâm giúp đỡ, xóa đói giảm nghèo nên đời sống được nâng cao mới có điều kiện mua sắm trang thiết bị cho mình, cùng với đó là trình độ dân trí được nâng lên và họ đã ý thức được phổ biến và giới thiệu về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba họ thấy được cái lợi cho mình và nhiệt tình tham gia.

Ngoài ra PTI đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền giới thiệu nội dung của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dấn sự này để các chủ phương tiện biết và tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên tỉ lệ người tham gia bảo hiểm còn thấp, ý thức chấp hành chưa cao, đặc biệt là chủ xe mô tô, doanh thu do xe máy đem lại vẫn còn rất ít năm 2005 là gần 6 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên đến hơn 14, 623 tỷ đồng. Năm 2007 tỷ lệ tham gia bảo hiểm của xe ô tô là 68,51% và xe mô tô khoảng 30,08% trên tổng số xe lưu hành. Vì vậy trọng thời gian tới ban giám đốc công ty phải có những chỉ đạo thiết thực để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh của công ty cũng như nội dung của doanh nghiệp vụ này. Nhân viên phòng xe cần tích cực đổi mới chính sách

khách hàng, tạo mối quan hệ, hợp tác chặt chẽ, đồng bộ với các ngành liên quan và các cộng tác viên. Để thu hút người tham gia đến với công ty mình vì bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc “ Số đông bù số ít” nên càng nhiều người tham gia thì tổn thất càng được chia nhở - thể hiện tính xã hội cao. Trong năm 2006, 2007 lợi nhuận của PTI trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới chưa cao vì số lượng người tham gia tăng ít, lại chủ yếu là xe máy, các khoản thu phí bảo hiểm gốc nên doanh thu tăng nhưng cũng tăng các khoản chi, ngoài khoản chi bồi thường gốc, chi hoa hồng bảo hiểm gốc, chi cho tuyên truyền và các khoản chi khác…..

Ngày 15/12/2008, Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện ( PTI ) ra mắt gói sản phẩm bảo hiểm mới dành cho chủ xe máy mang tên “ phúc lưu hành “ , gói sản phẩm này bao gồm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba và bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe. “Phúc Lưu Hành” được thiết kế trên quan điểm đứng về lợi ích của người tham gia bảo hiểm và là gói sản phẩm bảo hiểm xe máy có mức phí thấp nhất ( 67,500 đồng, đã bao gồm VAT ) so với các sản phẩm khác trên thị trường bảo hiểm hiện nay. Sản phẩm bảo hiểm “ Phúc Lưu Hành” được PTI cung cấp tại tất cả các điểm giao dịch của Bưu điện và các Đại lý của bảo hiểm Bưu điện trên toàn quốc. PTI tin rằng có thẻ mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho mọi tần lớp khách hàng trên toàn xã hội, đúng với phương châm “ Trao niềm tin đến tận tay khách . Trong thời gian tới phòng xe cơ giới cố gắng hoàn thiện các nghiệp vụ đã có và nâng cao các chất lượng phục vụ khách hàng, đồng thời cho ra mắt các sản phẩm mới phục vụ lợi ích của khách hàng trên thị trường bảo hiểm như “ Phúc Lưu Hành”.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI

NGƯỜI THỨ BA TẠI PTI 3.1 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của công ty. 3.1.1 Những thuận lợi

Có được sự thành công như trên là do nhiều yếu tố mang lại. Dịch vụ sau bán hàng luôn được PTI rất chú trọng, trong đó quan trọng nhất là phải đảm bảo việc giải quyết bồi thường cho khách hàng một cách nhanh chóng và thỏa đáng. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Công ty luôn coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình, coi đây không chỉ thuần tuý là vấn đề đền bù tài chính mà còn là sự quan tâm, chia sẻ tình cảnh khó khăn mỗi khi khách hàng không may gặp rủi ro. Lãnh đạo PTI đã đến thăm, động viên, hỗ trợ bằng tiền, hiện vật với tổng trị giá 150 triệu đồng kịp thời cho một số đơn vị và địa phương khu vực Miền Trung bị tổn thất lớn do bão số 9 và số 11 trong năm 2009.

Cùng với đó ngành bảo hiểm đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và kịp thời của Chính phủ và Bộ tài chính. Mục tiêu của chính phủ là xây dựng ngành bảo hiểm Việt Nam là phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập.

Quan hệ quốc tế của ngành bảo hiểm đã sâu rộng hơn trên tất cả các mặt. Ngành đã nhận được nhiều sự giúp đỡ hỗ trợ của các cơ quan giám sát bảo hiểm và các tổ chức quốc tế.

Nhận thức của người dân về bảo hiểm đã được nâng lên rõ rệt. Đối với khách hàng, đóng phí bảo hiểm là để mua lấy sự yên tâm trong công việc, chia sẻ lo ngại về những mầm mống rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống. Đối với cộng đồng, bảo hiểm góp phần to lớn trong việc điều hòa cán cân thu nhập, điều tiết lợi ích và ổn định xã hội….

3.1.2 Những khó khăn

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây suy giảm kinh tế tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam; thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh vẫn xảy ra liên tiếp, thị trường chứng khoán suy giảm sâu và mạnh; thị trường bất động sản đóng băng…. Đã ảnh hưởng trực tiếp đến bồi thường bảo hiểm và kết quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.

Khủng hoảng kinh tế khiến khả năng thích ứng với thực tiễn của các doanh nghiệp bảo hiểm được bộc lộ rõ nét, các công ty thích ứng tốt đã có lãi và cũng có các công ty chưa thích ứng được nên đã bị thua lỗ.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm còn khá nhiều hạn chế. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm đang ở tình trạnh báo động. Do cạnh tranh gay gắt, các DN bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện tốt, chưa đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trước, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư, dịch vụ kế toán, kiểm toán… Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chưa thực sự được đẩy mạnh trong khi hàng năm, ở nước ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động. Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các công ty, có thể thấy sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm.

Việc mở cửa thị trường sẽ vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước nói riêng. Bắt đầu từ ngày 1/1/2008, theo cam kết WTO, thị trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ thực sự mở cửa hoàn toàn, với việc cho

phép công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc. Lúc đó, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong nước nói chung , PTI nói riêng phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn, khi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bảo hiểm Việt Nam nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI

3.2.1 Mục tiêu và phương hướng trong thời gian tới

Đất nước ta đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới bằng sự kiện nước ta đã gia nhập WTO ngày 7/11/2006 mở ra những cơ hội và thách thức đối với bất kỳ doanh nghiệp nào . Ngoài ra theo cam kết trong WTO, khi đã thành thành viên chính thức, Việt Nam phải cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thế nước ngoài thành lập 100% vốn nước ngoài và 5 năm sau các doanh nghiệp này sẽ được cung cấp dịc vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Các giới hạn đối với hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ở Việt Nam sẽ ở mức thấp nhất, làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tăng cao. Để hòa nhập với nền kinh tế năng động đòi hỏi Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện phải có những bước chuẩn bị kỹ càng để không bị thua trận ngay trên sân nhà. Định hướng của công ty trong thời gian tới:

Mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chi phí

Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, tăng doanh thu thực chất là tăng lượng tiền về cho doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp sản xuất thì điều đó đồng nghĩa với việc thu hút được đông đảo khách hàng đến tham gia bảo hiểm tại công ty mình do đó công ty xác định mục tiêu trong những năm tiếp theo là phục vụ khách hàng chu đáo nhất, tận tình nhất theo đúng với các phương châm của công ty bấy lâu này “ Trao niềm tin tận tay khách hàng ”. Từ đó xác định doanh thu cho những năm tiếp theo năm sau cao hơn năm trước đó. Mục

tiêu kinh doanh năm 2010 của PTI với tổng doanh thu phấn đấu đạt từ 745 - 815 tỷ đồng (tăng trưởng từ 29 - 41% so với 2009), trong đó doanh thu qua đại lý VNPost đạt tối thiểu 95 tỷ đồng; lợi nhuận kế toán đạt từ 84-81 tỷ đồng (tăng trưởng từ 27 – 39A%); cổ tức trả cổ đông dự kiến thấp nhất 12%/năm; hoàn thành thủ tục tăng vốn điều lệ lên 450 tỷ đồng, đưa cổ phiếu của PTI lên sàn giao dịch chứng khoán vào năm 2010. Để đạt được mục tiêu đã định, PTI đề ra 6 nhóm giải pháp cơ bản: Tăng trưởng doanh thu; Nâng cao hiệu quả kinh doanh; Tập trung phát triển kênh khai thác qua VNPost; Tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp; Tin học hóa công tác quản lý; Đẩy mạnh công tác phát triển thương hiệu.

Lợi nhuận : Sự sống còn đối với bất kỳ công ty nào cũng là lợi nhuận, lợi nhuận được coi là một tiêu chí quan trọng, là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp hướng tới. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh người ta đều phải tính đến lợi nhuận mà mình thu được hoạt động đó. Cũng như bao công ty khác, Tổng công ty Cổ phần Bưu điện đã đề ra cho bản than mình là phải phát huy tối đa khả năng hiện có và tinh thần tự chủ của mình để tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Chi phí: Doanh nghiệp đề ta các giải pháp nhằm giảm thiểu những chi phí không cần thiết.

3.2.2 Chiến lược kinh doanh

Bước vào năm 2010, trên tinh thần quyết tâm giữ vững vị trí thứ 5 và rút dần khoảng cách so với đơn vị thứ 4 trên thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, PTI đã xây dựng nhiều chỉ tiêu quan trọng định hướng cho sự phát triển của Công ty trong thời gian tới, đưa ra mục tiêu, biện pháp và chương trình hành động cụ thể của từng đơn vị.

Giai đoạn 2010 - 2015, với định hướng kinh doanh: “Tăng trưởng - Hiệu

Một phần của tài liệu bt505 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w