DƯ NỢ CHO VAY NGẮN HẠN

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHI NHÁNH VIETINBANK ĐỐNG ĐA (Trang 49 - 54)

1. Nội tệ 638.659 654.385 595.249

2.Ngoại tệ 71.304 5.614 9.251

II:Dư nợ cho vay trung và dài hạn DNVVN 340 300 149.5

1. Nội tệ 201.511 289.288 147.566

2. Ngoại tệ 19.654 10.712 1.934

Tổng dư nợ đối với DNVVN 1050 960 812.5

Tổng dư nợ tín dụng chi nhánh

2100 1600 1250

(Nguồn: Báo cáo thường niên Chi nhánh VietinBank Đống Đa năm 2006, 2007, 2008)

Biểu đồ 2.1: So sánh dư nợ bằng nội tệ và ngoại tệ với tổng dư nợ đối với các DNVVN

Biểu đồ một cho ta thấy mức dư nợ nội tệ rất cao so với tổng dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 80% trong năm 2006. Tỷ lệ này trong năm 2007 là 98,2% .Năm 2008 tỷ lệ này tiếp tục tăng đạt 91,4%.

Mức dư nợ ngoại tệ năm 2006 cao nhất chỉ đạt 19.98%, điều này cũng dễ hiểu bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Đống Đa và Hà nội chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ, hầu như không có hoạt động xuất nhập khẩu nên dẫn đến nhu cầu về ngoại tệ rất thấp.

Theo số liệu của biểu đồ 2.1 dưới đây ta thấy năm 2006 mức dư nợ ngắn hạn chiếm 67,61% tổng dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trung và dài hạn chiếm 32.38%. Theo định hướng của Ngân hàng công thương Việt Nam cũng như thực tế thực hiện của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa về việc tăng mức cho vay ngắn hạn và giảm bớt tỷ lệ cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, thì năm 2007 và năm 2008 tỷ lệ cho vay ngắn hạn lần lượt đạt 68.75% và 74.4%; cho vay trung dài hạn đạt 31.25% và 25.6%. Đây là thành tích rất cao của chi nhánh bởi không những đã thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân hàng công thương Việt Nam mà còn từ những đồng

vốn đó đem cho vay ngắn hạn để tăng vòng quay của vốn tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.

Ngoài ra nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn nên việc tăng cho vay ngắn hạn cũng phù hợp với hướng kinh doanh của ngân hàng. Giải thích cho sự tăng trưởng của tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN trong những năm qua và đặc biệt là sự nỗ lực trong năm 2008, có thể nêu ra một vài lý do sau:

Thứ nhất, sau khi nghị định NĐ 106/2004/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành cơ chế tín dụng đối với DNVVN trở nên thông thoáng hơn. Theo đó, các DN được cấp tín dụng ưu đãi khi đủ điều kiện nằm trong số 15 danh mục ngành nghề đầu tư. Do đó, đây là một điều kiện thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội vay vốn ngân hàng mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, các DNVVN đã có những cải tổ hết sức rõ rệt như đã được tăng cường sức mạnh, xuất hiện thêm nhiều nhu cầu về vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh, đầu tư ngắn hạn…nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm gia tăng nhu cầu về vốn tín dụng ngắn hạn. Ngoài ra, sự kém phát triển của thị trường tiền tệ ở nước ta cũng hạn chế rất nhiều đến khả năng huy động vốn ngắn hạn trong quá trình hoạt động của các DNVVN thông qua các kênh phát hành khác. Và như vậy mô hình chung đây cũng là một trong số các lý do làm tăng nhu cầu vốn tín dụng ngắn hạn ngân hàng.

Thứ ba, ngoài hai nguyên nhân khách quan kể trên cũng cần phải kể đến sự nỗ lực, cố gắng của bản thân NHCT Đống Đa trong việc thực hiện các chính sách khách hàng, sản phẩm, lãi suất, tín dụng một cách mềm dẻo, khôn khéo. Với uy tín sẵn có trên thị trường cộng với sự tác động của các hoạt động thuộc Marketing ngân hàng, NHCT Đống Đa đã chủ động thu hút được khá nhiều khách hàng là các DNVVN đến giao dịch và có quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Nhờ đó mà doanh số cho vay nói chung, doanh số cho vay

DNVVN nói riêng mà trong đó có doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNVVN không ngừng tăng lên theo thời gian, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007. Một lý do khá căn bản làm tăng nhanh doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh đó là, trong năm 2007, lãi suất cho vay ngắn hạn của Chi nhánh NHCT Đống Đa tương đối thấp so với mặt bằng lãi suất cho vay nói chung, giao động từ 0.99%-1.03% trên tháng và có thời điểm mức lãi cho vay chỉ có 0,65%-0,7% trên tháng. Nếu so sánh với các ngân hàng khác mức lãi xuất này khá thấp, do đó các DNVVN tiếp tục đến và vay vốn tại Chi nhánh, nâng doanh số cho vay ngắn hạn DNVVN lên đến 660 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay.

Biểu đồ 2.2: So sánh dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn với tổng dư nợ đối với DNVVN

Với xu hướng ngày nay sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là tất yếu, cũng theo xu hướng này Chi nhánh VietinBank Đống Đa đã nhanh chóng chuyển hướng cho vay đó là chú trọng vào cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, coi đây là thị trường tiềm năng và là các “mỏ” để ngân

hàng khai thác.

Chúng ta đã biết 2 năm 2007 và 2008 là 2 năm đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, dưới ảnh hưởng của những biến động của nền kinh tế thì mức dư nợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại bị sụt giảm trong 2 năm 2007 và 2008, năm 2006 đạt 1050 tỷ VNĐ (chiếm 50%), năm 2007 đạt 960 tỷ VNĐ (chiếm 60% ), năm 2008 đạt 812.5 (chiếm 65.5%). Nhưng nếu so sánh với tổng dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng thì tỷ trọng dư nợ với Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tăng đều trong các năm. Điều này chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt tới những khách hàng tiềm năng Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh VietinBank Đống Đa.

Biểu đồ 2.3: So sánh dư nợ DNVVN với tổng tín dụng của ngân hàng

Qua 3 biểu đồ trên ta có thể thấy toàn cảnh tình hình cho vay, thời hạn cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và để có được góc nhìn chi tiết hơn về thực trạng tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa theo từng loại hình doanh nghiệp, ta xem xét số liệu của bảng phân tích:

Bảng 2.9: Tình hình dư nợ đối với từng thành phần kinh tế doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Đơn vị: tỷ VNĐ

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm2007 Năm 2008

I: DƯ NỢ CHO VAY NGẮN HẠN 710 660 604.5

1.DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 465.463 527.831 435.634

NỢ QUÁ HẠN 7.051 1.607 0.748

2.CTCP VÀ TNHH 135.547 65.983 61.759

NỢ QUÁ HẠN 0.465 0.659 0.062

3.CÔNG TY TƯ NHÂN 108.988 66.185 107.105

NỢ QUÁ HẠN 0.418 0.119 0.151

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHI NHÁNH VIETINBANK ĐỐNG ĐA (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w