Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT

Một phần của tài liệu v1101 (Trang 45 - 48)

- trong đó: CF Lãi vay 1161408 1029124 367

2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT

đoàn HiPT

2.2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu thanh toán

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tài sản ngăn hạn 41955759 74217938 326189093

Nợ ngăn hạn 81580947 101545875 135211613

Hệ số thanh toán hiện hành 0,51 0,73 2,41

Hệ số thanh toán nhanh 0,18 0,55 1,93

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007 của công ty)

Qua bảng 2.3 cho thấy hệ số thanh toán hiện hành của công ty trong năm 2005 và năm 2006 nhỏ hơn 1, có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn của công ty không đủ để đảm bảo tài trợ cho nợ ngắn hạn. Năm 2005 tỷ lệ này là 0,51 tức là chi tài trợ được hơn một nửa số nợ ngắn hạn, năm 2006 tỷ lệ này tăng thêm 0,23 đạt mức 0,73 nhưng vẫn còn rất thấp và không đủ để tài trợ cho nợ ngắn hạn. Năm 2007 do mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô công ty nên tỷ trọng tài sản tăng lên đáng kể, hệ số thanh toán hiện hành của năm 2007 là 2,41 tức là giá trị tài sản ngắn hạn gấp hơn 2 lần các khoản nợ ngắn hạn, điều đó có nghĩa là công ty sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, hay nói cách khác việc quản lý tài sản lưu động của công ty không hiệu quả. Hệ số này được coi là tốt nếu lớn hơn hoặc bằng 1, đối với công ty cổ phần tập đoàn HiPT hệ số này thấp hơn 1 trong 2 năm 2005,2006 nhưng sang năm 2007 lại quá cao 2,41 điều này có thể dẫn đến ứ đọng vốn trong tồn kho hoặc bị chiếm dụng vốn trong khâu thu hồi nợ.

Cũng qua bảng 2.7 cho thấy trong năm 2005 công ty có 18% tài sản có tính thanh khoản để tài trợ cho mỗi một đồng nợ đến hạn trả. Tỷ lệ này tăng nhanh chóng qua các năm, năm 2006 là 55 % tăng 37% , sang năm 2007 tỷ lệ này là 192,61% gấp khoảng 10 lần năm 2005 và 4 lần so với năm 2006. Hệ số thanh toán nhanh cho biết nếu hàng tồn kho của công ty bị ứ đọng, không đáng giá thì công ty sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính hay nói cách khác là không có khả năng chi trả, điều này xảy ra một khi công ty không có đủ tiền để chi trả cho các khoản nợ khi chúng đến hạn.

2.2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu hoạt động

Bảng 2.4 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay 3327668 10656337 45164437

Lãi vay 1161408 1029124 3672897

Khả năng thanh toán lãi

vay (lần) 2,87 10,35 12,30

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007 của công ty)

Khả năng thanh toán lãi vay của công ty khá cao và tăng dần qua từng năm. Nếu năm 2005 hệ số này chỉ là 2,87 lần thì sang năm 2008 tăng lên mức 10,35 lần tăng 7,48 lần. Năm 2007 chỉ số này tăng thêm 1,95 lần đạt mức 12,30 lần, một tỷ lệ khá cao. Mặc dù năm 2007 số lãi vay khá cao ở mức hơn 3,6 tỷ gấp gần 3 lần năm 2005 và năm 2006 bù lại lợi nhuận trước thuế ở mức cao vượt trội so với 2 năm trước, trên 45 tỷ trong khi năm 2006 là trên 10tỷ và năm 2005 chỉ là hơn 3 tỷ. Nhìn chung lợi nhuân trước thuế và lãi vay tăng dần qua từng năm và với tốc độ tăng cao hơn cả tốc độ tăng của lãi vay do đó hệ số thanh toán lãi vay tăng dần qua từng năm và giữ ở mức cao.

Bảng 2.5 Hệ số hoạt động của tài sản ngắn hạn

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần 104165983 125326593 329702161

TSNH bình quân 61788288,5 58086848,5 200203515,5

Vòng quay TSNH

( vòng ) 1,68 2,16 1,65

Kỳ luân chuyển

Qua bảng 2.5 cho thấy vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2005 là 1,68 vòng, tương ứng với kỳ luân chuyển là 214 ngày; sang năm 2006 vòng quay của TSNH là 2,16 vòng tăng 0,48 vòng so với năm 2005 kỳ luân chuyển giảm 48 ngày; năm 2007 vòng quay TSNH giảm xuống còn 1,65 vòng giảm 0,51 vòng so với năm 2006, giảm 0,03 vòng so với năm 2005, kỳ luân chuyển tăng lên mức 218 ngày tăng 52 ngày so với năm 2006 và tăng 4 ngày so với năm 2005. Năm 2007 vòng quay TSNH là thấp nhất điều đó cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty được sử dụng trong năm 2007 là kém nhất.

2.2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Bảng 2.6 Hệ số sinh lời của tài sản ngắn hạn

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận sau thuế 1971668 9081913 37645587

TSNH bình quân 61788289,5 58086848,5 200203515,5

Hệ số sinh lời của TSNH 3,19% 15,63% 18,8%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007 của công ty)

Qua bảng 2.6 cho thấy, hệ số sinh lời của TSNH trong năm 2005 là 3,19% ở mức thấp so với năm 2006 và 2007. Hệ số này tăng thêm 12,44% so với năm 2005 đạt mức 15,63% . Năm 2007 là 18,8% tăng 3,17% so với năm 2006, tăng 15,61% so với năm 2005. Hệ số này tăng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt là năm 2006 mức tăng gấp hơn 3 lần năm 2005.

Một phần của tài liệu v1101 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w